Du lịch Tiền Giang: Ghé thăm ngôi chùa Vĩnh Tràng nổi tiếng

30/08/2019 09:04

Khám phá kiến trúc độc đáo tại ngôi chùa Vĩnh Tràng, tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như cù lao Thới Sơn, chợ nổi Cái Bè, trại rắn Đồng Tâm,…. Nhưng có một địa điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng tại đây chính là ngôi chùa Vĩnh Tràng, một công trình Phật giáo nổi tiếng.

Hướng dẫn cách di chuyển đến chủa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng nằm tại đường Nguyễn Trung Trực, Phường 8, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.

Sài Gòn: Nếu từ Sài Gòn di chuyển xuống chùa Vĩnh Hàng bạn đi theo hướng quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố Mỹ Tho. Sau đó đi theo hướng tỉnh lộ 879 khoảng 3km, đến công viên Vĩnh Tràng, sau đó rẽ trái khoảng 300 m là đến chùa Vĩnh Tràng.

Hà Nội: Nếu từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bạn muốn tham chùa Vĩnh Tràng và một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại Tiền Giang bạn đặt vé máy bay từ sân bay Nội Bài vào sân bay Tân Sơn Nhất. Tiếp đó từ Sài Gòn đi theo cung đường như phía trên là đến.

Vài nét về chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh tràng hay còn được gọi với cái tên khác là chùa Vĩnh Trường. Ngôi chùa này cùng với Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, chùa Dơi, chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây, có phong cách kiến trúc, nghệ thuật độc đáo.

Theo sử sách ghi chép lại rằng: “Chùa Vĩnh Tràng thời vua Minh Mạng chỉ là một cái am nhỏ được ông bà tri huyện Bùi Công Đạt xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX để tu tập tại gia.

Vào năm 1849, hòa thượng Đệ Đăng về đây chủ trì chùa và cho khởi công xây dựng nên chùa Vĩnh Tràng. Trải qua nhiều đời truyền thừa, hơn 100 năm mưa nắng, thường xuyên mở rộng, trùng tù ngôi chùa ngày càng rộng lớn, uy nghiêm.

Năm 1894, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Trường với ngụ ý ước cho chùa được “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”. Cũng chính vì ý nghĩa cao quý đó, ngôi chùa được người dân yêu mến gọi là chùa Vĩnh Tràng.

Năm 1907, Hòa thượng Trà Chánh Hậu cho sửa chữa phần chánh điện, pha trộn cả nét kiến trúc Á – Âu.

Năm 1930, Hòa thượng Minh Đằng cho trùng tu toàn diện, tạo nên bộ mặt mới khác lạ của chùa.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ ngôi chùa Vĩnh Tràng là nơi che giấu, nuôi dưỡng các chiến sĩ cách mạng. Dù bị bom đạn tàn phá nhưng vẫn không thể làm hư hỏng được ngôi cổ tự.

Năm 1984, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận ngôi chùa Tiền Giang này là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Kiến trúc độ đáo của chùa Vĩnh Tràng

Ngôi chùa Vĩnh Tràng tọa lạc trên diện tích rộng 14.000m², dài 70m, rộng 20m. Trải qua nhiều lần tu bổ, sửa chữa ngôi chùa được xây dựng bằng xi măng, gỗ quý, nền đúc cao 1m, xung quanh được xây dựng tường bao quanh vững chắc.

Khi bước từ cổng tam quan bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp bởi kiến trúc độc đáo. Những mảnh sành, sứ qua bàn tay khéo léo của của các nghệ nhân xưa đã sắp xếp một cách tài tình những mảnh sứ thành nhiều bức tranh minh họa sự tích nhà Phật, truyện tích dân gian, đề tài tứ linh, tứ quý, hoa lá, mây trời…

Bước qua cổng tam quan bạn sẽ thấy tiền đường được xây dưng uy nghiêm, cổ kính. Những hàng cột thanh mảnh, vòm cong và hoa văn nhiều màu sắc. Ngoài ra, bạn sẽ thấy những kiến trúc độc đáo, tinh xảo như: bộ phù điêu bát tiên cưỡi thú, vòm cửa kiểu La Mã, bông sắt của Pháp, gạch men của Nhật,…

Tiến vào bên trong ngôi chùa bạn sẽ cảm nhận rõ hơn kiến trúc độc đáo, những câu hoành phi, tượng gỗ được chạm trổ khéo léo, tinh xảo của các nghệ nhân xưa càng làm ngôi chùa thêm nổi bật. Bên cạnh đó bạn sẽ thấy bốn cột cái của chùa đều treo long trụ. Long trụ được trạm khắc và sắp xếp độc đáo: chạm chim phượng đứng trên đầu rồng.

Không gian bên trong ngôi chùa còn là nơi trưng bày nhiều tác phẩm mỹ thuật độc đáo từ khắp các vùng miền trên cả nước.  Tại chùa còn có 60 tượng Phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng.  Các phong tượng đều được thếp vàng óng ánh. đặc biệt là ba pho tượng Bồ tát đứng cao hơn 24m, Phật thích ca niết bàn dài gần 20m và tượng Di Lặc ngồi cao gần 20m. Hiện vật chùa còn có Đại Hồng Chung mang tên Pháp Bảo. Chuông cao 1,2 mét, nặng khoảng 150 kg và hơn 20 bức tranh sơn thủy rất giá trị.

Trong khuôn viên chùa có tượng Phật Di Lặc trong tư thế ngồi giữa công viên, có chiều dài 27m, chiều rộng 18 m, cao 20m và nặng khoảng 250.000kg bằng chất liệu bê tông, cốt thép. Bên trong pho tượng phật A di đà chùa Vĩnh Tràng được tận dụng thiết kế cơ quan làm việc của Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Tiền Giang, có giảng đường, nơi nghỉ phục vụ cho 200 người. Đài Quan Âm với pho tượng Phật Quan Âm trong tư thế nằm.

Hiện nay chùa Vĩnh Tràng vẫn đang được đầu tư, xây dựng một số công tình kiến trúc để đáp ứng phục vụ cho công tác Phật sự và nhu cầu tham quan, nghiên cứu của du khách như: Giảng đường, Bảo Tháp, hàng rào,…

Khi đến Tiền Giang bạn đừng quên ghé thăm ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất miền Tây nhé. Cùng chiêm ngưỡng phong cách kiến trúc Đông – Tây kết hợp gồm Pháp, Mã Lai, Thái, Miên và Chàm.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Khám phá rừng thông Bản Áng: những điều cần biết

Ghé thăm thung lũng mận Nà Ka, thiên đường hoa mận trắng

Kinh nghiệm khám phá bản Thung Cuông

Top những đặc sản nên mua về khi đi du lịch Sơn La

Du lịch Ngọc Chiến, Sơn La nên ăn món gì?

Top homestay Ngọc Chiến Sơn La đẹp mê hồn

Pomu Homestay Ngọc Chiến, Sơn La: giá phòng, điện thoại, chất lượng dịch vụ

Pearl Homestay Ngọc Chiến, Sơn La: giá phòng, điện thoại, chất lượng dịch vụ

Kinh nghiệm trải nghiệm suối khoáng nóng Ngọc Chiến - Sơn La

Ghé thăm bản Sông Moóc: Sapa thu nhỏ của Bình Liêu