Du lịch Huế khám phá lăng Minh Mạng, khu lăng tẩm nổi tiếng tại Huế

02/02/2021 10:14

Vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng), khám phá lăng Minh Mạng khi du lịch Huế

Du lịch Huế không chỉ tham quan chùa Thiên Mụ, khám phá lăng Khải Định du khách đừng quên đến một địa điểm du lịch nổi tiếng khác chính là lăng Minh Mạng. Lăng Minh Mạng là một trong ba ngôi lăng tẩm nổi tiếng nhất nằm trong quần thể cố đố Huế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu, khám phá kiến trúc độc đáo khu lăng Minh Mạng.

Lăng Minh Mạng hay còn được biết đến với tên gọi khác là Hiếu Lăng là nơi chôn cất vị vua Nguyễn Phúc Đảm, lấy niên hiệu là Minh Mạng, ông cũng chính là vị vua đóng góp nhiều nhất đối với việc mở mang đất nước, đưa đất nước ta gia nhập vào hàng ngũ các quốc gia mạnh nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Lăng Minh Mạng tọa lạc ở trên Quốc Lộ 49, Hương Thọ, TP. Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 14km. Lăng được xây dựng trên núi Cẩm Khê, đây là nơi giao nhau của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương.

Hướng dẫn cách di chuyển đến lăng Minh Mạng

Từ trung tâm thành phố Huế du khách có thể lựa chọn các phương tiện di chuyển như thuê xe máy, taxi hoặc ô tô di chuyển theo hướng hai dòng Tả Trạch và Hữu Trạch.

Hoặc du khách có thể chạy thẳng theo đường QL49, đi dọc sông Hương đến cầu Tuần là đã đến lăng Minh Mạng. Đường đi cũng khá dễ dàng nên du khách có thể dễ dàng di chuyển đến lăng và khám phá lăng Minh Mạng.

Giá vé tham quan lăng Minh Mạng

Cũng giống như một số địa điểm tham quan du khách phải mua vé vào cửa, giá vé được niêm yết như sau:

Giá vé tham quan lăng Minh Mạng với người lớn: 150.000đ/người

Giá vé tham quan lăng Minh Mạng trẻ em (Từ 7 - 12 tuổi hoặc có chiều cao từ 0,8 - 1,3m): 40.000đ/người.

Thời gian mở cửa lăng Minh Mạng chào đón du khách vào tham quan

Lăng Minh Mạng mở của chào đón du khách vào tất cả các ngày trong tuần. Thời gian mở cửa từ 7h sáng đến 17h30 chiều.

Lịch sử hình thành lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng hay Hiếu Lăng là nơi an nghỉ của vua Minh Mạng, vị vua thứ 2 của triều Nguyễn. Tên thật của vua Minh Mạng là Nguyễn Phúc Đảm - con thứ của vua Gia Long. Từ khi lên ngôi trị vì đất nước đến khi ông qua đời, vua Minh Mạng đã có nhiều đóng góp cho đất nước, được giới sử gia đánh giá là vị vua kiệt xuất nhất trong số các vị vua chúa thời Nguyễn, dù vẫn có một số sai lầm và hạn chế trong đối ngoại.

Sau khi vua Minh Mạng lên ngôi và tại vị được 7 năm ông bắt đầu lên kế hoạch xây dựng lăng tẩm cho mình. Nơi đây không chỉ là nơi hương hỏa thờ phụng khi vua băng hà còn đóng vai trò là chốn nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ chiều căng thẳng lúc vua Minh Mạng còn sống. Trải qua 14 năm tìm kiếm chọn lựa thì cuối cùng núi Cẩm Khê được chọn để làm nơi xây dựng lặng. Núi Cẩm Khê nằm gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hợp lưu của hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành dòng sông Hương thơ mộng của cố đô. Vua Minh Mạng đã đổi tên ngọn núi thành Hiếu Sơn và đặt tên cho lăng tẩm của mình là Hiếu Lăng.

Lăng Minh Mạng được khởi công xây dựng từ năm 1840, mất 3 năm để hoàn thành. Khi xây dựng lăng đã phải huy động tới 13.000 thợ và lính để xây dựng lăng thành công trình uy nghi, tráng lệ này. Nhưng vào năm 1841 công trình lắng chưa kịp xây xong thì vua Minh Mạng qua đời. Sau khi vua Thiệu Trị lên ngôi, ông đã tiếp tục hoàn thành công trình của vua cha. Đến năm 1841, hài cốt của vua Minh Mạng được đưa vào chôn trong Bửu Thành nhưng hai năm sau đó, nghĩa là đến năm 1843 lăng mới chính thức được hoàn thiện.

Vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng)

Lăng Minh Mạng được xây dựng công phu với gần 40 công trình lớn nhỏ khác nhau. Lăng Minh Mạng tọa lạc trên khu đồi có núi, sông và hồ nước thoát mát bao quanh nên không khí ở đây vô cùng dễ chịu. Dù mang dáng vẻ đường bệ, uy nghiêm nhưng lăng vẫn giữ được sự hài hòa giữa công trình kiến trúc với phong cảnh thiên nhiên, non nước. Khi nhìn từ trên cao du khách sẽ thấy lăng tựa như một dáng người đang nằm nghỉ ngơi. Đầu hướng về phía núi Kim Phụng, hai bên hông là hai bên hồ Trừng Minh, chân đặt lên ngã ba sông một cách thoải mái. Bên trong lăng rất nhiều công trình kiến trúc được sắp xếp đối xứng, song song theo ba trục.

Đại Hồng Môn được xem là cổng chính của lăng, cổng gồm 3 lối đi và được trang trí tỉ mỉ khá đẹp. Cổng chính được thiết kế khá đơn giản giống cổng tam quan ở các chùa truyền thống Việt Nam. Xưa kia cổng chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào. Nếu muốn đi lại phải đi bằng 2 lối ở hai bên cổng nhỏ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn

Khi đi qua cổng chính bạn sẽ đi qua Bái Đình nằm ngay sau Đại Hồng Môn. Bái Đình được lát gạch Bát Tràng bằng phẳng, hai bên là những bức tượng quan văn, quan võ được sắp xếp đối xứng với nhau và voi ngựa bằng đá đứng chầu.

Tiếp đó là Bi Đình với tấm bia đá ghi lại những chiến công của vua Minh Mạng. Ở bên trong còn có bia “Thánh Đức Thần Công” được vua Thiệu Trị viết từ thời xưa. Trên bia viết về lịch sử và những công đức mà cha của mình là vua Minh Mạng đã cống hiến cho đất nước.

Khi di chuyển vào bên trong du khách sẽ thấy tẩm điện với công trình Hiển Đức Môn. Công trình được xây dựng mang ý nghĩa tượng trưng cho thần đất được xây dựng trên một mảnh đất hình vuông. Đây là nơi có Điện Sùng Ân, được đặt bài vị của nhà vua Minh Mạng và hoàng hậu.

Đi qua ba chiếc cầu bắc qua hồ Trừng Minh du khách sẽ đến với Minh Lâu. Minh Lâu là một tòa nhà có thiết kế hình vuông nằm trên đồi Tam Đài Sơn. Minh Lâu là nơi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng của nhà vua sau khi bãi triều. Thiết kế của Minh Lâu có mang đậm chất Phương Đông vừa cổ kính nhưng không kém phần tươi sáng, thơ mộng, hài hòa.

Trong quần thể lăng Minh Mạng còn có một địa điểm nổi bật khác chính là hồ Bửu Thành nằm giữa hồ Tân Nguyệt. Khi đi qua cầu Thông Minh Trực du khách sẽ thấy nơi yên nghỉ của nhà vua nằm giữa đồi mang tên Khai Trạch Sơn. Mỗi năm người ta chỉ mở cửa một lần vào dịp tết để sửa sang lại.

Bên cạnh đó, lăng Minh Mạng còn có nhiều công trình kiến trúc độc đáo khác như Tả Tùng Phòng trên Tịnh Sơn, Hữu Tùng Phòng trên Ý Sơn hay Tuần Lộc Hiên trên Đức Hóa Sơn, Linh Phượng Các trên Đạo Thống Sơn và Truy Tư Trai trên Phúc Ấm Sơn, Hư Hoài Tạ trên đảo Trấn...

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Khám phá rừng thông Bản Áng: những điều cần biết

Ghé thăm thung lũng mận Nà Ka, thiên đường hoa mận trắng

Kinh nghiệm khám phá bản Thung Cuông

Top những đặc sản nên mua về khi đi du lịch Sơn La

Du lịch Ngọc Chiến, Sơn La nên ăn món gì?

Top homestay Ngọc Chiến Sơn La đẹp mê hồn

Pomu Homestay Ngọc Chiến, Sơn La: giá phòng, điện thoại, chất lượng dịch vụ

Pearl Homestay Ngọc Chiến, Sơn La: giá phòng, điện thoại, chất lượng dịch vụ

Kinh nghiệm trải nghiệm suối khoáng nóng Ngọc Chiến - Sơn La

Ghé thăm bản Sông Moóc: Sapa thu nhỏ của Bình Liêu