Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý
Nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ nhỏ, dấu hiệu nhận biết tình trạng đột quỵ ở trẻ, sơ cứu và xử trí khi trẻ bị đột quỵ
Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý
Đột quỵ ở trẻ nhỏ được coi là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nhỏ, thường chỉ xuất hiện ở một nhóm nguy cơ cao. Nhưng thời gian gần đây có một số trường bệnh nhi bị đột quy, nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. Để sớm nhận biết trẻ bị đột quỵ các bậc cha mẹ hãy ghi nhớ một số dấu hiệu dưới đây.
Đột quỵ hay còn được biết đến tên gọi khác là tai biến mạch máu não xuất phát từ tình trạng tắc nghẽn mạch máu trong não bị gây ra bởi các cục máu đông hay do mạch máu trong não bị vỡ ra. Khá nhiều các bậc cha mẹ không nhận thức được các triệu chứng đột quỵ ở trẻ nhỏ, nên khi trẻ bị đột quỵ nhiều người cho rằng đó là tình trạng trúng gió, động kinh nên thường sơ cứu bằng cách cạo gió, vắt chanh, lấy kim châm đầu ngón tay dẫn đến chậm trễ trong việc cấp cứu từ đó khiên cho khả năng hồi phục của trẻ nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn.
Thời gian gần đây, tại các bệnh viện đã ghi nhận những trường hợp bệnh nhi bị đột quỵ. Mặc dù số lượng không nhiều nhưng nếu phát hiện muộn sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm như liệt nửa người, hôn mê, suy giảm nhận thức khá nhiều, chưa tiếp xúc được ngôn ngữ,.... , rất khó để có thể trở lại trạng thái bình thường như trước kia.
Nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ nhỏ
TS-BS Nguyễn Hồng Quân – Phó chủ nhiệm khoa Nội Thần kinh – BV Trung ương Quân đội 108, nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em hơi khác so với người lớn. Đối với người lớn nguyên nhân đột quỵ chủ yếu liên quan đến xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, tăng huyết áp, tiểu đường. Ngược lại với trẻ em, nguyên nhân đột quỵ thường liên quan đến các bệnh lý về tim mạch, bệnh lý về mạch máu, hay gặp như bệnh lý bóc tách động mạch, dị dạng động mạch, viêm động mạch.
Bên cạnh đó, nguyên nhân đột quỵ ở trẻ nhỏ còn có các bệnh lý về máu, có thể dẫn đến tình trạng tăng đông hoặc tình trạng giảm đông máu. Tình trạng tăng đông hay gây ra huyết khối, tắc mạch, còn tình trạng giảm đông máu sẽ gây ra đột quỵ chảy máu ở trẻ em. Một số có thể có liên quan đến gien làm gia tăng tình trạng đột quỵ ở trẻ em”.
Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ cho trẻ
Khi trẻ bị đột quỵ, nhiều các bậc cha mẹ phát hiện muộn khiến cho trẻ bị đột quỵ không được chữa trị kịp thời từ đó gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sau này.
Do đó cần cấp cứu kịp thời, khoảng thời gian vàng đối với một số loại đột quỵ như nhồi máu chẳng hạn, nếu đến bệnh viện trong khoảng 4,5 giờ, có thể dùng thuốc tiêu sợi huyết. Nếu đến trong khoảng từ 6-24 giờ vẫn có thể xem xét để thực hiện can thiệp lấy huyết khối đối với những bệnh nhân nhồi máu. Tuy nhiên, đến viện cấp cứu càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ tử vong và tàn phế
Các dấu hiệu nhận biết tình trạng đột quỵ ở trẻ
Khi trẻ bị đột quỵ thường có dấu hiệu mờ nhạt nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như động kinh, co giật, mất ý thức. Do đó, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây cần sơ cứu, đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay lập tức.
+ Trẻ xuất hiện triệu chứng tê liệt, yếu, mất phối hợp các chi hay bị tê liệt ở một bên cơ thể
+ Trẻ gặp khó khăn khi việc nói, đọc, hiểu, viết hoặc tập trung
+ Xuất hiện tình trạng lơ mơ mờ hoặc mất hẳn thị lực ở hai bên hoặc một bên mắt
+ Co giật
+ Mất ý thức trong thời gian ngắn
+ Chóng mặt
+ Mất thăng bằng hoặc cơ thể không vận động theo ý muốn
+ Khó nuốt, chảy nước dãi
+ Đau đầu dữ dội hoặc đừ người
+ Nôn mửa nhiều
Cách sơ cứu và xử trí khi trẻ bị đột quỵ
Khi nhận thấy trẻ có một trong các triệu chứng đột quỵ ở trên các cha mẹ, cần phải lập tức gọi người trợ giúp và gọi ngay xe cấp cứu đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Nhẹ nhàng đặt trẻ vào một vị trí thoải mái, đặt trẻ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng an toàn với đầu và vai hơi nâng cao và được hỗ trợ bằng gối hoặc quần tránh hít sặc chất nôn vào đường hô hấp. Nên chú ý đến đường thở bởi khi trẻ bị đột quỵ có thể bị nôn, co giật gây ngừng thở, chúng ta phải giúp đường thở thông, nếu không trẻ sẽ bị tử vong trước khi đến bệnh viện.
Nới rộng quần áo, tránh gây chấn thương do co giật gây nên, đồng thời giữ thông thoáng môi trường xung quanh để trẻ có thể dễ dàng hô hấp. Bên cạnh đó, các cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị đột quỵ có thể mất ý thức gây ảnh hưởng đến hô hấp và tim mạch thì chúng ta cũng cần lưu tâm, nếu trẻ có dấu hiệu ngưng thở, hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo (hồi sức tim phổi).
Tuyệt đối không tự ý điều trị cho trẻ bị đột quỵ dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió hay chích lể máu đầu ngón tay, sau gáy hay sau tai vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị đột quỵ, không cho trẻ ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, trẻ hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cách phòng, xử lý cơn đột quỵ mùa nắng nóng
Đột quỵ: dấu hiệu cảnh báo, cách sơ cứu ban đầu
Bổ sung 10 loại thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim rất tốt
Ngừa nguy cơ đột quỵ những ngày giá rét
Suckhoecuocsong.vn