Chó bị tắc sữa nguyên nhân do đâu, cách xử lý chó bị tắc sữa

23/06/2021 16:28

Nguyên nhân gây tình trạng tắc sữa ở chó, hướng dẫn cách điều trị chó bị tắc sữa (căng sữa, tức sữa)

Chó bị tắc sữa nguyên nhân do đâu, cách xử lý chó bị tắc sữa

Chó bị tắc tia sữa khiến chó mẹ cảm thấy đau đớn, không muốn cho chó con bú hay tránh cho con bú điều này khiến chó con không được cung cấp đủ nguồn sữa bị còi cọc, chậm phát triển. Nếu tình trạng tắc sữa chuyển biến nặng, không được điều trị kịp thời chó có thể bị bệnh viêm tuyến sữa.

Tình trạng tắc sữa (căng sữa, tức sữa) ở chó là gì?

Tình trạng tắc sữa ở chó xảy ra do do quá trình ứ đọng sữa trong tuyến vú gây ra hiện tượng tích tụ sữa. Khi lượng sữa chó mẹ sản xuất ra nhiều nhưng không được chó con hút đi sẽ khiến tuyến sữa của chó mẹ bị tắc. Tắc tuyến sữa lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm vú ở chó, áp xe gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chó mẹ, có thể ảnh hưởng tới các lần nuôi con sau này.

Nguyên nhân gây tình trạng tắc sữa ở chó

Nguyên nhân chính gây tình trạng tắc sữa (căng sữa, tức sữa) ở chó do chó con chết sớm, số lượng chó con không đủ để hấp thu hết số lượng sữa sản sinh ra hoặc do sữa được chó mẹ tiết nhiều, nhưng không được chó con hút đi sẽ khiến tuyến sữa bị tắc. Bên cạnh, đó tình trạng này có thể do một trong các nguyên nhân khác gây ra như:

+ Nơi đặt ổ chó quá bẩn, ẩm thấp, bụi bẩn, ô nhiễm khiến vi khuẩn từ bên ngoài thâm nhập vào tuyến sữa làm chó mẹ bị viêm vú, tắc sữa.

+ Chó mẹ bị căng thẳng, stress trong quá trình mang thai, nuôi con

+ Chó con cai sữa sớm khiến tuyến vú của chó mẹ bị căng, tức sữa.

Dấu hiệu nhận biết chó mẹ bị tắc sữa (căng sữa, tức sữa)

+ Khu vực da vùng vú của chó mẹ bị đỏ ửng lên, tuyến vú sưng tấy

+ Chó mẹ không để bạn hoặc chó con động vào vùng vú bị tắc

+ Khu vực vú chó bị căng sữa nhiệt độ nóng hơn so với khu vực khác trên cơ thể của chó

+ Dùng tay nặn vú bị căng sữa thì sữa sẽ không tiết ra hoặc chảy ra với lượng rất nhỏ, màu trắng ngà

+ Nếu sữa chó khi nặn ra có lẫn màu xanh hay đỏ thì có khả năng chó bị viêm tuyến vú.

+ Chó chán nản, mệt mỏi thậm chí bỏ ăn hoặc ăn rất ít, không ủ ấm cho đàn con nằm ra một góc riêng.

Hướng dẫn cách điều trị chó bị tắc sữa (căng sữa, tức sữa)

Khi phát hiện chó bị căng sữa, tắc sữa bạn có thể tự xử lý ngay tại nhà ở giai đoạn đầu. Để giảm cảm giác khó chịu do tình trạng tắc sữa gây ra bạn hãy thực hiện theo quy trình sau:

+ Dùng tay nhẹ nhàng massage vùng bầu vú, kích thích để những tia sữa chảy ra nhẹ nhàng. Đồng thời giảm đau đớn cho chó mẹ hàng ngày thường xuyên massage vú cho chó mẹ, theo chiều kim đồng hồ, cộng thêm việc sử dụng đá lạnh bọc trong khăn mềm rồi chườm lên vùng vú bị tắc sữa để giảm đau, bớt sưng.

+ Tách chó con ra khỏi chó mẹ và bổ sung sữa công thức dành cho chó con để khác thay thế cho nguồn sữa từ chó mẹ. Lưu ý tuyệt đối không sử dụng sữa bò, sữa ông thọ, sữa đậu nành hay sữa dành cho con người để cho chó con uống.

+ Cho chó mẹ uống thuốc tiêu sữa hoặc thuốc Choay để giúp tiêu sữa khi bị căng và tức, giảm cảm giác đau đớn ở vùng vú bị tắc.

Chó mẹ cân nặng hơn 2 kg:

Đối với chó mẹ có cân nặng hơn 2 kg nên cho uống 1 viên/ngày, chia đôi sáng nửa viên, tối nửa viên sau khi chó mẹ ăn xong.

Sau khi uống thuốc khoảng nửa tiếng hãy massage vú chó bằng đá lạnh. Vú nào cứng hơn hãy massage nhiều hơn, lâu hơn.

Duy trì 3 ngày liên tiếp để giảm tình trạng căng sữa, đến ngày thứ 4 cho mèo uống nửa viên vào buổi sáng rồi dừng hẳn.

Bên cạnh đó vẫn tiếp tục massage vú sau khoảng 1 tuần vú sẽ tiêu hết sữa, không gây ứ đọng, không bị áp xe, xơ cứng,…

Chó mẹ cân nặng dưới 2kg:

Nên cho chó mẹ uống 1 viên Alpha Choay, chia thành 2 nửa cho uống vào sáng và tối.

Sau nửa tiếng uống thuốc hãy massage với đá lạnh. Vú nào cứng hơn hãy massage nhiều hơn, lâu hơn. Duy trì 2-3 ngày liên tiếp để giảm tình trạng căng sữa, đến ngày thứ 4 cho chó uống nửa viên vào buổi sáng rồi dừng hẳn. Sau 1 tuần các vú sẽ tiêu sữa hết và không có dấu hiệu bị xơ cứng hay áp xe.

Nếu tình trạng căng sữa vẫn không được cải thiện thì bạn cần cho chó đến phòng khám để bác sĩ kiểm tra xác định tình trạng của chó và có hướng xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Phòng ngừa chó bị tắc sữa (căng sữa, tức sữa)

+ Dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống của chó, nhất là khu vực ổ của chó

+ Cung cấp cho chó đầy đủ dinh dưỡng, dưỡng chất thiết yếu, bổ sung các loại thức ăn giàu chất xơ, đạm, tinh bột, chất béo như: trứng, thịt gà, thịt bò, thịt heo, cá, gan và nội tạng động vật đã nấu chín kỹ, rau xanh, cơm, ngũ cốc,…

+ Không nên cai sữa quá sớm cho chó con.

+ Luân phiên, đổi chỗ chó con khi chúng bú mẹ giúp các tuyến sữa tiết ra đều, lượng sữa sản sinh từ đó cũng sẽ nhiều hơn, tránh gây được tắc nghẽn tuyến sữa

+ Không cho chó ăn thức ăn sống nên cho chó ăn thức ăn nấu chín, đảm bảo vệ sinh, phòng ngừa tình trạng chó con bị tiêu chảy

+ Cho chó tới phòng khám để kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bệnh viêm tuyến sữa ở chó: cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả

Nên cho chó mẹ ăn gì để nhiều sữa?

+ Mèo bị căng sữa nguyên nhân do đâu, cách phòng tránh mèo bị căng sữa

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác