Chế độ dinh dưỡng, cách vệ sinh bộ lông cho chó Akita

20/08/2018 11:38

Những người mới nuôi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, môi trường sống,vệ sinh bộ lông cho chó Akita như nào mới đúng cách?

Muốn một chú chó Akita có sức khỏe tốt, vóc dáng đẹp, bộ lông mượt mà với những người mới nuôi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, môi trường sống... vệ sinh bộ lông cho chó Akita như nào mới đúng cách?

Điều kiện sống của chó Akita

Do bộ lông của chó Akita gồm 2 lớp  lớp bên ngoài cứng và thẳng, lớp bên trong mềm và dày nên Akita thích hợp môi trường không khí lạnh. Nhưng do điều kiện khí hậu của Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các vùng miền.

Với những người mới nuôi nên đặt chuồng nuôi ở những nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào, nhiệt độ phòng thích hợp từ 25-27 độ. Đối với mùa xuân tại miền bắc do thời tiết ẩm ướt mưa nhiều người nuôi nên sấy lông cho chó thường xuyên tránh các bệnh liên quan tới da, phổi cho chó Akita.

Chế độ dinh dưỡng của chó Akita

Cũng giống như những loài chó khác khi nuôi chó Akita người nuôi cần phải cung cấp đầy đủ các chất đạm, protein, chất béo, canxi, các khoáng chất và vitamin để giúp chó phát triển toàn diện sức khỏe, thể lực và vóc dáng.

Những chó Akita con từ 1-2 tháng tuổi người nuôi nên cho ăn cháo, cơm xay nhuyễn, thịt băm nhỏ hoặc có thể bổ sung thêm thức ăn dạng hạt được bán tại các cửa hàng thú cưng. Một ngày nên chia nhỏ từ 4-5 bữa một ngày, một bữa cho chó akita con ăn khoảng 400g thức ăn và 0,5 lít sữa để bổ sung chất dinh dưỡng cho chó con nhanh phát triển.

Từ 2-6 tháng tuổi lúc này là thời điểm chó akita con cần được đảm bảo lượng thức ăn đầy đủ để phát triển thể chất. Nên bổ sung vào khẩu phần thức ăn nhiều thịt như thịt bò, thịt heo,... nên cắt nhỏ nấu chín, trứng, rau củ, thức ăn khô, cho chó ăn 3 bữa và uống thêm sữa mỗi ngày.

Từ 6 tháng tuổi trở nên người nuôi tăng cường khẩu phần ăn và bổ sung nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng nhiều đạm, protein và canxi cho chó, đặc biệt là thịt, xương, nội tạng của động vật, trứng, rau củ,…

Những thức ăn nên hạn chế cho chó Akita ăn: các sản phẩm hun khói, xúc xích, hàm lượng muối cao, thực phẩm có các chất phụ gia hóa học. Bởi những thực phẩm này có thể gây ra các vấn đề về sức khoẻ, dễ nhất là dị ứng và rối loạn hệ tiêu hóa. Akita có thể là sự khéo léo nhất, cầu xin đồ ngọt, nhưng đáng nhớ là bất kỳ sản phẩm bánh kẹo nào cũng có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường.

Chăm sóc cho bộ lông chó Akita

Chó Akita rất cần người nuôi chăm sóc bộ lông của chúng bởi chúng rụng rất nhiều lông, một năm lông chúng rụng tới 2 lần. Vào mùa nóng do có bộ lông dày nên cắt tỉa lông cho chó và cho chúng nằm điều hòa vào mùa nắng nóng. Vào mùa mưa lạnh thì cần phải chú ý đến việc giữ cho bộ lông của akita khô ráo, nếu lông bị ẩm ướt thì sẽ gây ra các bệnh về da và có thể bị nhiễm bệnh viêm phổi.

Rèn luyện sức khỏe cho chó Akita

Do là chúng thích vận động, chạy nhảy nên nếu bị nhốt một chỗ thì chúng sẽ trở nên thụ động và không được mạnh mẽ. Bạn cần thường xuyên cho chó akita vui chơi, đi dạo và vận động hàng ngày, một số hoạt động như đi bộ, chạy theo xe, bắt bóng, bắt đĩa bay…. để chúng được rèn luyện sức khỏe và thể chất.

+ Akita là dòng chó mạnh mẽ và to lớn, vì vậy nhu cầu vận động của loài chó này cũng rất lớn, nếu bị nhốt một chỗ thì chúng sẽ trở nên thụ động và không được mạnh mẽ. Bạn cần thường xuyên cho chó akita vui chơi, đi dạo và vận động hàng ngày, một số hoạt động như đi bộ, chạy theo xe, bắt bóng, bắt đĩa bay…. để chúng được rèn luyện sức khỏe và thể chất.

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác