Chăm sóc mèo bị gãy chân tại nhà
Kinh nghiệm chăm sóc mèo bị gãy chân tại nhà
Chăm sóc mèo bị gãy chân tại nhà
Sau khi mèo bị gãy chân được can thiệp y tế tại phòng khám để giúp mèo nhanh chóng hồi phục, hạn chế chấn thương có thể xảy ra việc chăm sóc mèo tại nhà hết sức quan trọng.
Tùy thuộc vào tình trạng mèo bị gãy chân nặng hay nhẹ mà các bác sĩ thú y có phương án điều trị phù hợp. Nếu chỉ là vết bầm và bong gân chỉ cần chườm nước đá và chườm nước nóng vào chỗ bầm, bong gân và sai gân sẽ đỡ nhiều.
Trường hợp mèo bị gãy chân nặng sẽ có 2 phương pháp điều trị mèo bị gãy chân gồm: cố định bên trong và cố định bên ngoài.
Cố định bên ngoài là phương pháp dùng thạch cao, nẹp, băng gạc có tên gọi khác là bó bột. Cách này áp dụng với những tổn thương không nghiêm trọng. Phương pháp nẹp, thạch cao đều không có tác dụng trong việc điều trị mà chỉ có tác dụng để cố định chân mèo. Làm cho chúng không vận động, đi lại được nhiều, giảm nguy cơ nhiễm trùng, tạo sự ổn định, tránh tổn thương gây chấn thương thêm, giảm đau,thúc đẩy nhanh quá trình liền lại của xương.
Cố định bên trong là phương pháp phẫu thuật dùng đinh, ốc… Quá trình cố định bên trong thường sẽ đòi hỏi sự can thiệp chuyên nghiệp của bác sĩ thú y và thường được thực hiện dưới tác dụng của thuốc tê. Sau khi cố định xong vị trí bị gãy mèo sẽ được băng bó lại bằng gạc, thạch cao, nẹp và sử dụng thêm một số thuốc để chống nhiễm trùng, kháng sinh,… để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho mèo.
Nếu mèo bị bó bột sẽ lành bệnh trong khoảng từ 1-4 tuần, trung bình từ 12 - 16 tuần thì chân mèo sẽ hoàn toàn hồi phục và liền thành một khối, di chuyển đi lại bình thường
Tuy nhiên, sau khi mèo được can thiệp y tế tại phòng khám chúng ta cần chăm sóc mèo cẩn thận khi trở về nhà nhằm đảm bảo mèo có thể hồi phục nhanh chóng, hạn chế những chấn thương mới có thể xảy ra.
Cho mèo nằm yên một chỗ
Khi về nhà do chân bị băng bó khiến cho mèo khó di chuyển, vận động, đi lại như bình thường do đó nên cho mèo nằm yên một chỗ và tránh các hoạt động vận động mạnh để tránh tổn thương thêm cho vết gãy bằng cách cho chúng trong lồng chăm sóc.
Đảm bảo chỗ ở sạch sẽ, vệ sinh
Vị trí đặt lồng chăm sóc cho mèo bị gãy chân nên đặt chỗ khô ráo, thoáng mát, không khí lưu thông tốt tránh đặt tại những nơi ẩm thấp, ít ánh sáng, môi trường xung quanh lồng bị ô nhiễm,… bởi có thể gây ảnh hưởng tới vết thương của mèo, sức khỏe của mèo. Vệ sinh lau dọn thường xuyên khung vực chăm sóc mèo để bảo vệ sức khỏe của mèo, giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục.
Thay đổi nhà vệ sinh cho mèo
Sử dụng nhà vệ sinh, hộp vệ sinh có thể là một thách thức lớn cho mèo khi đang trong quá trình băng bó chân bị gãy. Bởi vậy chúng ta cần thay thế sang loại thau cát mèo không có nắp đậy, các cạnh thấp để cho mèo có thể dễ dàng đi vệ sinh tuy nhiên sau khi mèo đi vệ sinh cần quét dọn phần cát xung quanh bị rơi ra khỏi chậu cát để đảm bảo môi trường sống của mèo được sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn, virus phát triển.
Nếu trường hợp mèo bị gãy chân nặng, nên hạn chế di chuyển vận động chúng ta có thể sử dụng miếng vải lót dùng một lần để cho mèo đi vệ sinh.
Thay đổi bát uống nước, bát đựng thức ăn cho mèo
Mèo khi bị bó bột nên thường khó có thể dễ dàng cúi xuống để uống nước, ăn thức ăn nên dễ gặp tình trạng mất thăng bàng, ngã vào bát đựng thức ăn, bát đựng nước uống. Do vậy, đảm bảo bát thức ăn, bát đựng nước uống đủ cao để cho mèo có thể dễ dàng tiếp cận hãy để các dụng cụ này nên kệ có các cạnh tròn để cố định chắc chắn giúp cho mèo có thể dễ dàng ăn thức ăn, uống nước. Chúng ta có thể sử dụng loại bình nước uống tự động cho mèo để chúng có thể tiếp cận dễ dàng với nước uống mà không có nguy cơ bị lật đổ.
Chế độ dinh dưỡng
Để mèo nhanh chóng hồi phục trong thực đơn hằng ngày của mèo nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng, thức ăn giàu vitamin, khoáng chất, nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D, dầu gan cá, canxi để vết thương nhanh lành.
Bởi chất béo và đặc biệt là axit béo omega 3 rất cần thiết để tránh các biến chứng sau phẫu thuật và giúp hạn chế viêm do đó hãy bổ sung các thực phẩm như dầu gan cá, cá trong thực đơn của mèo. Có thẻ lựa chọn trứng, các sản phẩm từ sữa giúp cung cấp protein cho mèo.
Tuy nhiên, chúng ta không nên cho ăn quá nhiều mà hãy cho ăn số lượng ít nhưng thường xuyên hơn giúp chúng có thể dễ dàng tiêu hóa.
Bên cạnh đó nên cho mèo tắm nắng thường xuyên, khoảng thời gian thích hợp nhất từ 7h-9h sáng, chiều từ 16h-18h giúp bổ sung vitamin D cho mèo. Nên cho mèo đi kiểm tra thường xuyên để xác định sự hồi phục và sự hàn gắn của xương. Tại phòng khám bác sĩ thú y sẽ kiểm tra cơ, gân và dây chằng, luôn chắc chắn mèo luôn cảm thấy thoải mái, không bị đau đớn, khó chịu.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cách chẩn đoán, điều trị mèo bị gãy chân chuẩn xác
Dấu hiệu nhận biết mèo bị gãy chân chuẩn nhất
Chăm sóc mèo cưng vào mùa đông bạn cần lưu ý điều gì?
Chăm sóc mèo bị viêm tuyến tụy, nguyên nhân gây bệnh
Suckhoecuocsong.vn