Chăm sóc lông cho chó vào mùa mưa nồm ẩm ướt cần lưu ý gì?

13/04/2018 14:50

Vậy phải làm như thế nào để chăm sóc lông cho chó vào thời tiết như thế này?

Hiện nay khu vực miền bắc có mưa phùn, trời nồm ẩm ướt sẽ tạo điều hiện cho các bệnh nấm da phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến bộ lông của cún cưng. Vậy phải làm như thế nào để chăm sóc lông cho chó vào thời ti như thế này?

Thời tiết mùa mưa ẩm khiến chó thường bị nấm, ghẻ,...hoặc do chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến chó cưng có thể bị viêm da gây mất thẩm mỹ. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng thường kéo dài, khó trị dứt điểm một khi đã gặp phải hoặc không đúng phương pháp bởi vậy cần “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Vệ sinh, chăm sóc chó thường xuyên

Thường xuyên tắm cho chó, và nên sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội cho chó chuyên dùng có tác dụng khử khuẩn, khử mùi cao và dưỡng lông mềm mượt. Bạn cũng nên thường xuyên chải lông cho chó bằng lược mau để tránh rối lông, bết dính và loại bỏ các ký sinh trùng đang trú ngụ trên lông.

Điều trị sớm, dứt diểm các bệnh lý về da và ký sinh trùng

Chủng nấm gây viêm da ở chó như: Aspergillus, Candida, Microsporum, Trichophyton, Epidermophyton… Các vi nấm này gây bệnh cho chó, làm chúng bị rụng lông, nổi mẩn đỏ, ngứa da hoặc chỉ gây ra các tổn thương kín đáo nơi lỗ tai, mắt rất khó nhận biết, đặc biệt có thể lây bệnh cho người. Nếu phát hiện sớm, bạn có thể đến các hiệu thuốc thú ý, cửa hàng bán đồ cho chó để mua kem bôi đặc trị nếu vẫn không khỏi thì cấn tới bác sỹ.

Các loại ký sinh trùng thường dễ phát hiện hơn như: ve, rận, ghẻ, bọ chét…tuy nhiên nếu không để ý phát hiện sớm cún có thể bị nhiễm trùng da do bị nhiều vết cắn hoặc nặng hơn là bị thiếu máu làm cơ thể ốm yếu, giảm sức đề kháng dẫn tới dễ mắc các bệnh lý khác. Bạn cần sử dụng các thuốc điều trị ve rận cho chó đặc trị như: revolution, Oridermyl…

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Khẩu phần ăn thiếu protein, vitamin A, Vitamin E, acid béo,… sẽ làm cho da lông xơ xác, dễ gãy. Bởi vậy, bạn cần chú ý cân bằng các loại thức ăn cho chó trong khẩu phần ăn hàng ngày, nếu thường xuyên cho chó ăn các loại thức ăn khô, thức ăn hạt đóng gói, đồ hộp… cần chú ý tới các công bố về chỉ tiêu hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm.

Phát hiện kịp thời các bệnh lý nội tiết, di truyền

Sự rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, sự thiểu năng tuyến giáp làm mất cân bằng hormone, hội chứng Cushing làm chậm hoặc ngăn sự phát triển của lông, làm cho bộ lông trông thưa và mỏng hơn. Suy giảm miễn dịch hoặc một số bệnh do di truyền gây sừng hóa mô biểu bì. Bạn cần sớm phát hiện và đưa cún tới bác sỹ để được tư vấn điều trị kịp thời bằng thuốc.

Việc chăm sóc bộ lông cho cún cưng cần có thời gian và phải duy trì đều đặn thường xuyên, như vậy những chú chó của bạn mới có được bộ lông khỏe mạnh, cơ thể tốt vào mùa mưa nồm ẩm ướt.

Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn animal)

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác