Chăm nuôi chó mang thai, cho đẻ và chó con an toàn

11/05/2016 14:24

Hướng dẫn các bước chăm sóc chó cái bắt đầu từ quá trình mang thai đến lúc đẻ

Description: Thời gian mang thai trung bình của chó là bao nhiêu để tính được ngày nhẩy ổ cho chó.

Chăm sóc chó cái mang thai:

Sau khi chó giao phối, dự đoán chó có thể có chửa, phải nuôi dưỡng đúng, ngoài khẩu ăn bình thường cần bồi dưỡng thêm có thể mỗi ngày cho ăn thêm từ 80 - 100 gam thịt nạc, hoặc 2 quả trứng thể cho ăn thêm sữa tươi.

Trong 30 ngày đầu thai chưa rõ, chỉ từ tháng thứ 2 trở đi mới thấy rõ các hiện tượng ở con cái như: trọng lượng tăng nhanh, thân hình to ra, bầu vú căng dần.

Thời gian mang thai trung bình của chó là 60 - 62 ngày có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày.

Việc nuôi chó cái đúng kỹ thuật; cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đảm bảo thai phát triển bình thường trong thời kỳ đầu mang thai, cho chó ăn mỗi ngày 3 bữa; thời kỳ sau cho ăn mỗi ngày 4 bữa, mỗi bữa giảm khối lượng (đảm bảo chất lượng). Chú ý có đủ nước sạch cho chó uống tự do. Thời kỳ này chó cái rất cần nước cho quá trình trao đổi chất để phát triển bào thai.

Chuồng nuôi chó cái cần khô ráo, thoáng mát mùa hè có đủ ánh sáng, có ổ đẻ cho chó, phải kín ấm, khô sạch vào mùa đông.

Chuẩn bị cho chó đẻ:

Dựa vào sổ phối giống để chuẩn bị cho chó đẻ. Thường từ ngày thứ 58 trở đi kể từ ngày phối giống phải chuẩn bị ổ đẻ cho chó và theo dõi thường xuyên để giúp đỡ cho chó đẻ. Trước khi đẻ một ngày chó cái bỏ ăn, đi lại liên tục quanh chuồng, tìm ổ đẻ, chó thở nhanh hơn, rất khó nhọc, có rên ri, nhất là lúc chuyển dạ, sự đau đớn tăng lên, chất nhầy từ âm hộ chảy ra nhiều, có con lọt ra ngoài theo cái bọc, lúc đó chó mẹ cắn rách bọc cho chó con chui ra.

Chó con mới sinh ra, còn dính với dây rốn và nhau, sau đó chó mẹ cắn dây rốn và liếm khô chó con, tiếp tục là sự chuyển dạ để đẩy các chó con còn trong bụng ra ngoài, thường thường khoảng cách giữa con trước và con sau là 20 phút, có thể kéo dài từ 1 - 1,5 giờ. Trong lúc chó đẻ phải quan sát đề phòng đẻ khó, chó con đẻ ra yếu và bị ngạt, phải có sự can thiệp ngay của cán bộ kỹ thuật như xé bỏ màng nhau, dùng giấy vệ sinh sạch lau khô chó con, đặc biệt lau dịch nhầy ở hai lỗ mũi và miệng để chó con thở dễ dàng. Thời gian đẻ của chó nhanh chậm tuỳ số lượng cho con, tuỳ sức khoẻ chó mẹ, nhưng thường từ 3 - 10 giờ cuộc đẻ mới kết thúc.

Khi chó đẻ đã kết thúc, cần cho chó mẹ uống sữa hoặc nước đường cho thêm vitamin B, để nghỉ ngơi khoảng 6-8 giờ mới cho ăn cháo thịt hoặc cháo trứng. Chế độ này duy trì trong 24 giờ đầu, những ngày sau mỗi ngày cho ăn từ 3 -5 bữa. Sau lần cho ăn đầu tiên cần thay ổ lót cho chó con.

Một số lưu ý về chuồng chó và chăm sóc chó con

- Nhiệt độ ổ chó 26-27oC- độ ẩm < 80% ( nên có nhiệt kế. ẩm kế đo để thấp tầm của chuồng). Sưởi chó con mà không có nhiệt kế kiểm tra có thể gây chết chó con do quá nóng !

- Cho chó con ra ánh áng tự nhiên chống còi cọc.

- Thiết kế chuồng phải có thanh chống đè. Không lót quá nhiều giẻ vải tránh có sơ sinh chui rúc không ra bú mẹ được. Ổ chó thiết kế chống đè .

- Vệ sinh phần bụng vú, phần sau đuôi bằng nước ấm, lau sấy khô thường xuyên phòng tránh chó con nhiễm Herpesvirus gây chết đột tử.

- Hàng ngày phải thay ổ lót, đảm bảo ổ nuôi sạch, chó con sẽ khoẻ mạnh, ít bị bệnh.

- Tuyệt đối không cho chó con ăn ngoài, ăn thêm sữa trong vòng 15 ngày sau sinh. Chó con quen độ ngọt sữa ngoài mà chán sữa mẹ sẽ chết yểu vì không tiếp thu được kháng thể tự nhiên chống bệnh từ mẹ truyền qua sữa.

- Khi tiêm vaccine phải cai sữa mẹ tuyệt đối làm giảm tác dụng miễn dịch của vaccine.

- Tảy giun ngay khi chó con bắt đầu tập ăn ( 25 ngày tuổi).

- Tránh người lạ, vật lạ tiếp xúc ổ chó 15 ngày sau sinh gây biến đổi tâm lý chó mẹ mà cắn, đè chết chó con. Các cụ xưa gọi là" chó bị phải vía:".

- Không nên quá quan tâm mà vuốt ve chó mẹ nhiều có thể quá yêu chủ mà chó mẹ bỏ con tựa như "trầm cảm sau sinh" ở người.

- Kiêng tanh mỡ sữa chó mẹ sau sinh phòng tiêu chảy dẫn đến mất sữa. Thông báo BST.Y khi có bất cứ dấu hiệu gì khác thường.

Chăm nuôi chó mang thai, cho đẻ và chó con an toàn

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác