Cây trầu bà bị vàng lá: nguyên nhân, cách xử lý chuẩn

27/08/2024 08:20

Nguyên nhân khiến cây trầu bà bị vàng lá

Cây trầu bà bị vàng lá nếu không biết cách xử lý sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng cây trầu bà vàng lá.

Cây trầu bà được trồng nhiều trong các văn phòng, sảnh chung cư, các trung tâm thương mại, phòng khách hay ban công nhà. Cây trầu bà có thể sinh trưởng thuận lợi ngay cả khi được  trồng theo phương pháp thủy sinh hay trồng trong chậu nếu chúng ta chăm sóc tốt. Không chỉ giúp tạo điểm nhấn cho ngôi nhà, tạo không gian xanh trong lành cho gia đình, mà loài cây này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như lọc khí, loại bỏ các khí ô nhiễm độc hại, làm vị thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình trồng, chăm sóc cây trầu bà cây xuất hiện tình trạng lá vàng, rụng đi khiến cây còn trơ trụi.

Thông thường khi lá già sẽ chuyển sang màu vàng, rụng đi đây là quá trình lão hóa tự nhiên nhưng nếu cây xuất hiện tình trạng lá từ xanh chuyển sang màu vàng, lá vàng từ gốc tới ngọn thì có thể cây đang gặp vấn đề, cần được xử lý kịp thời.

Cây trầu bà bị vàng lá nguyên nhân do đâu?

Lá cây trầu bà chuyển từ màu xanh dần sang màu vàng có thể do một trong những nguyên nhân dưới đây:

Cây trầu bà bị bệnh héo xanh vi khuẩn

Bệnh do vi khuẩn có tên là Ralstonia solanacearum gây ra. Bệnh héo xanh vi khuẩn ở cây trầu bà thường xảy trong quá trình nhân giống khi cành giâm bị nhiễm bệnh không ra rễ như ý muốn. Khi đó vi khuẩn sẽ khiến cây héo đi và cây trầu bà bị vàng lá kèm theo. Các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cây khiến cho các gân lá, thân cây có thể chuyển sang màu đen, thân cây bị nhiễm bệnh được cắt ra và cho vào nước, hàng triệu vi khuẩn có thể được phát tán vào thùng chứa nước giâm cành.

Cây trầu bà bị thối rễ

Cây trầu bà bị thối dễ do cây bị nhiễm Pythium nên khiến rễ của cây có màu đen, khó hút dinh dưỡng từ đất hoặc nước trồng, rễ cây bị nhão, một số lá trưởng thành sẽ chuyển từ màu xanh sang màu vàng, rụng khỏi thân cây.

Bệnh đốm lá

Bệnh đốm lá do nấm Sclerotium rolfsii gây ra, loài nấm gây hại này phát triển đặc biệt nhanh ở đất ẩm ướt, nhiệt độ nóng. Khi cây bị nhiễm bệnh sẽ khiến cho các lá phía dưới mất màu và héo dần. Các sợi nấm màu trắng có thể mọc cả trên thân cây và trong đất.

 Nhiễm độc mangan

Nhiễm độc mangan do có quá nhiều mangan trong đất. Bởi trong quá trình chăm sóc người trồng bón quá nhiều vi chất dinh dưỡng, độ pH của đất trồng cây khoảng 5,0 hoặc thấp hơn, hoặc dư thừa một số loại thuốc diệt nấm

Ảnh hưởng của khí Ethylene

Ảnh hưởng của khí Ethylene phát sinh từ xác thực vật bị phân hủy, một số trái cây chín.

Hướng dẫn cách điều trị cây trầu bà bị vàng lá

Cây trầu bà bị thối rễ

Khi cây trầu bà bị thối rễ cần chú trọng chăm sóc phần rễ cây bị bệnh, hãy khử trùng kéo bằng hỗn hợp 1 phần thuốc tẩy và 9 phần nước, sau đó cắt bỏ lá úa vàng, cắt bỏ toàn bộ phần rễ và phần thân bị nhiễm bệnh. Chuyển cây sang đất trồng hoặc nước trồng mới giàu dinh dưỡng, đặt chậu trồng ở những nơi có ánh sáng vừa phải, đảm bảo đất trồng thoát nước tốt, không bị ngập úng, tránh phun sương cho cây vì nấm gây thối rễ ưa ẩm, tăng cường thoát nước và điều chỉnh lịch tưới nước

Cây trầu bà bị bệnh héo xanh vi khuẩn

Nếu cây trầu bà bị héo xanh vi khuẩn hay bị bệnh đốm chúng ta hãy sử dụng kéo được khử trùng cắt phần thân bị bệnh, loại bỏ phần lá vàng, di chuyển phần cây không bị bệnh sang chậu trồng mới, đảm bảo đất trồng đủ dinh dưỡng, chuyển cây trồng ra khỏi vị trí trồng cũ, tránh bị vi khuẩn tấn công gây ảnh hưởng tới cây.

Cây bị bệnh đốm lá

Dùng kéo được khử trùng cắt bỏ các phần thân, lá cây, rễ cây đã bị nhiễm bệnh, sử dụng chậu trồng, đất trồng mới. Xử lý cây khỏe mạnh bằng dung dịch thuốc diệt nấm có thành phần hoạt tính là quintozene (pentachloronitrobenze (PCNB)), Azoxystrobin, Hexaconazole hoặc flutolanil

Cây trầu bà bị nhiễm độc mangan

Để xử lý cây trầu bà bị nhiễm độc mangan, hãy ngừng bón phân cho cây bằng bất kỳ loại phân bón nào có chứa nguyên tố mangan bên trong thành phần, tránh cả những loại phân bón có chứa nguyên tố vi lượng. Sử dụng vôi bột đển bón cho đất để giúp cây khỏe mạnh hơn, tránh vận chuyển hoặc trộn hoa, tán lá khác hoặc cây rau với cây trầu bà.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây cối xay chuẩn nhất

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây cối xay

Hướng dẫn cách trồng cây cối xay tại nhà

Cách thu hoạch cây xạ vàng đảm bảo dược tính

Cách chăm sóc cây xạ vàng chuẩn xác

Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây xạ đen chuẩn xác

Hướng dẫn cách phân biệt cây xạ đen, cây xạ vàng chuẩn xác

Cách trồng cây xạ đen chuẩn, vị thuốc quý cho sức khỏe

Cách trị rệp trắng tấn công cây trầu bà

Kinh nghiệm điều trị cây trầu bà bị thối rễ chuẩn xác