Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 9 ôn thi, ôn vào 10, Bài 4 có đáp án: Lai hai cặp tính trạng
Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 9 ôn thi, ôn vào 10, Bài 4 có đáp án chính xác: Lai hai cặp tính trạng
Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 9 ôn thi, ôn vào 10, Bài 4 có đáp án: Lai hai cặp tính trạng
Câu 1: Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng:
- aaBB
- AABB
- Aabb
- Cả 3 kiểu gen trên
Đáp án cần chọn là: D vì cả 3 kiểu gen AABB, AAbb, aaBB đều được xem là thuần chủng.
Câu 2: Kiểu gen dị hợp hai cặp gen là:
- AABb
- aaBb
- Aabb
- AaBb
Đáp án cần chọn là: D vì kiểu gen dị hợp hai cặp gen là AaBb
Câu 3: Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen của cá thể đồng hợp :
- AABB
- AaBb
- Aabb
- Aabb
Đáp án cần chọn là: A vì kiểu gen nào sau đây là kiểu gen của cá thể đồng hợp : AABB
Câu 4: Cơ thể nào dưới đây không phải là cơ thể đồng hợp
- DD
- AaDD
- Dd
- aaBB
Đáp án cần chọn là: B vì cơ thể AaDD không phải có thể đồng hợp vì cặp Aa dị hợp
Câu 5: Trong các kiểu gen sau. Kiểu gen dị hợp là:
- aaBB
- aabb
- AABB
- AaBb
Đáp án cần chọn là: D vì kiểu gen dị hợp là: AaBb
Câu 6: Khi giao phấn giữa cây đậu Hà Lan thuần chủng có hạt vàng, vỏ trơn với cây có hạt xanh, vỏ nhăn thuần chủng thì kiểu hình thu được ở các cây lai F1 là:
- Hạt vàng, vỏ trơn
- Hạt xanh, vỏ trơn
- Hạt xanh, vỏ nhăn
- Hạt vàng, vỏ nhăn
Đáp án cần chọn là: A vì các cây lai F1 có kiểu hình hạt vàng, vỏ trơn.
Câu 7: Ở đậu Hà Lan: hạt vàng, vỏ trơn là tính trạng trội, hạt xanh, vỏ nhăn là tính trạng lặn. Khi giao phấn giữa cây đậu Hà lan thuần chủng có hạt vàng, vỏ trơn với cây có hạt xanh, vỏ nhăn thì kiểu hình thu được ở các cây lai F1 là
- Hạt vàng, vỏ nhăn
- Hạt xanh, vỏ trơn
- Hạt vàng, vỏ trơn
- Hạt xanh, vỏ nhăn
Đáp án cần chọn là: C
A: hạt vàng, a: hạt xanh; B: vỏ trơn, b: vỏ nhăn
Pt/c: AABB x aabb
F1: AaBb (hạt vàng, vỏ trơn)
Câu 8: Theo dõi thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn với nhau thu được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là
- 9 vàng, nhăn: 3 xanh, nhăn : 3 vàng, trơn : 1 xanh, trơn.
- 9 vàng, nhăn: 3 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn : 1 xanh, trơn.
- 9 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 vàng, nhăn
- 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
Đáp án cần chọn là: D vì F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
Câu 9: Kết quả của một phép lai có tỉ lệ kiểu hình là 9 : 3 : 3 : 1. Hãy xác định kiểu gen của phép lai trên trong các trường hợp sau
- AaBb X AaBb
- Aabb X aaBb
- AAbb X aabb
- AABB X aabb
Đáp án cần chọn là: A vì kiểu gen của phép lai trên là: AaBb X AaBb
Câu 10: Tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menđen là:
- 3 : 3 : 1 : 1.
- 3 : 1
- 9 : 3 : 3 : 1
- 1 : 1
Đáp án cần chọn là: C vì tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menđen là: 9 : 3 : 3 : 1.
Câu 11: Ở phép lai hai cặp tính trạng về màu hạt và vỏ hạt của Menđen, kết quả ở F2 có tỉ lệ thấp nhất thuộc về kiểu hình:
- Hạt xanh, vỏ trơn
- Hạt vàng, vỏ trơn
- Hạt vàng, vỏ nhăn
- Hạt xanh, vỏ nhăn
Đáp án cần chọn là: D vì hạt xanh, vỏ nhăn là kiểu hình có tỉ lệ thấp nhất: 1/16
Câu 12: Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen ở cây đậu Hà Lan, khi phân tích từng cặp tính trạng thì ở F2 tỉ lệ của mỗi cặp tính trạng là:
- 9: 3: 3 :1
- 3: 1
- 1: 1: 1: 1
- 1: 1
Đáp án cần chọn là: B vì ở F2 tỉ lệ của từng cặp tính trạng là 3: 1
Câu 13: Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menden, khi phân tích riêng từng cặp tính trạng thì tỉ lệ hạt vàng: hạt xanh thu được có kết quả như thế nào?
- 1:1.
- 1:3.
- 3:1.
- 1:2.
Đáp án cần chọn là: C vì trong phép lai hai cặp tính trạng của Menden, khi phân tích riêng từng cặp tính trạng thì tỉ lệ hạt vàng : hạt xanh thu được là 3:1
Câu 14: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập vì
- tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.
- F2 có 4 kiểu hình.
- F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.
- tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn
Đáp án cần chọn là: A vì nhờ phân tích kết quả phép lai bằng toán xác suất thống kê, Menđen đã nhận thấy rằng tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó → Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan đã di truyền độc lập.
Câu 15: MenĐen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt (trong thí nghiệm lai đậu Hà Lan), di truyền độc lập là vì:
- Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó
- F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
- Tất cả F1 có kiểu hình vàng, trơn
- Câu A và B đúng.
Đáp án cần chọn là: B vì MenĐen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt (trong thí nghiệm lai đậu Hà Lan), di truyền độc lập là vì: tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó
Câu 16: Kết quả dưới đây xuất hiện ở sinh vật nhờ hiện tượng phân li độc lập của các cặp tính trạng là:
- Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp
- Làm giảm sự xuất hiện số kiểu hình
- Làm tăng sự xuất hiện số kiểu hình
- Làm giảm xuất hiện biến dị tổ hợp
Đáp án cần chọn là: A vì chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng của P đã làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.
Câu 17: Biến dị tổ hợp xuất hiện là do:
- Sự xuất hiện các kiểu hình khác với bố mẹ
- Sự di truyền độc lập của các tính trạng
- Sự kết hợp giữa tính trạng này của bố với tính trạng kia của mẹ
- Sự tương tác giữa kiểu gen và điều kiện môi trường
Đáp án cần chọn là: A vì biến dị tổ hợp xuất hiện là do sự xuất hiện các kiểu hình khác với bố mẹ.
Câu 18: Khi giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài, chín muộn. Kiểu hình nào ở con lai dưới đây được xem là biến dị tổ hợp
- Quả dài, chín muộn
- Quả tròn, chín sớm
- Quả tròn, chín muộn
- Cả 3 kiểu hình vừa nêu
Đáp án cần chọn là: C vì kiểu hình P là: quả tròn, chín sớm × quả dài, chín muộn. Biến dị tổ hợp là: quả tròn, chín muộn.
Câu 19: Nếu ở P là: vàng, trơn x xanh, nhăn thì ở F2, những kiểu hình nào sau đây được gọi là các biển dị tổ hợp?
- Hạt vàng, trơn và hạt vàng, nhăn
- Hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn
- Hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn
- Hạt xanh, trơn và hạt xanh, nhăn
Đáp án cần chọn là: C vì các kiểu hình là biến dị tổ hợp gồm: Hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn
Câu 20: Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì?
- Làm phong phú di truyền ở những loài sinh sản vô tính
- Làm phong phú di truyền ở những loài sinh sản hữu tính
- Tạo các dòng thuần chủng
- Làm giảm sự phong phú di truyền
Đáp án cần chọn là: B vì biến dị tổ hợp làm phong phú di truyền ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).
Câu 21: Lai hai và nhiều cặp tính trạng là phép lai trong đó:
- cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau nhiều cặp tính trạng tương phản
- cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản
- cặp bố mẹ đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản
- cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau hai cặp tính trạng tương phản
Đáp án cần chọn là: B vì lai hai và nhiều cặp tính trạng là phép lai trong đó: cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản
Câu 22: Ở người gen A qui định tóc xoăn, a- tóc thẳng; B-mắt đen, b-mắt xanh, Hai cặp gen phân ly độc lập. Người tóc xoăn, mắt xanh có thể có kiểu gen:
- aaBb và aaBb
- AABB và AaBB
- Aabb và Aabb
- Câu A và C đúng.
Đáp án cần chọn là: C vì người tóc xoăn, mắt xanh có thể có kiểu gen: Aabb và AAbb
Câu 23: Hãy hoàn chinh nội dung định luật phân li độc lập: "Khi lai hai cơ thể (A) khác nhau về (B) cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của các cặp tính trạng (C)." (A), (B), (C) lần lượt là:
- Thuần chủng; hai hay nhiều; không phụ thuộc vào nhau
- Bố mẹ; hai hay nhiều; không phụ thuộc vào nhau.
- Thuần chủng, hai; không phụ thuộc vào nhau.
- Thuần chủng; hai; phân li độc lập với nhau
Đáp án cần chọn là: A vì nội dung định luật phân li độc lập: Khi lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau
Câu 24: Định luật thứ 3 của Menđen được phát biểu như sau:
- Khi lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia
- Khi lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia
- Khi lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì mỗi tính trạng đều phân tính ở F2 theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
- Khi lai giữa hai cơ thể khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia
Đáp án cần chọn là: A vì định luật thứ 3 của Menđen được phát biểu như sau: Khi lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia
Câu 25: Định luật phân ly độc lập được phát biểu như sau: Khi lai cặp bố mẹ ………. khác nhau về….cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này……vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.
- Cùng loài; hai; phụ thuộc
- Cùng loài; hai hay nhiều; không phụ thuộc
- Thuần chủng; hai; phụ thuộc
- Thuần chủng; hai hay nhiều; không phụ thuộc
Đáp án cần chọn là: D vì nội dung định luật phân li độc lập: Khi lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau
Câu 26: Thế nào là biến dị tổ hợp?
- Sự xuất hiện các tổ hợp mới của các tính trạng ở bố mẹ trong quá trình lai giông.
- Sự tổ hợp lại các tính trạng của bô mẹ làm xuất hiện các kiểu hình mới.
- Là loại biến dị di truyền phát sinh ở thế hệ lai do sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền của P.
- Cả A, B và C.
Đáp án cần chọn là: C vì biến dị tổ hợp là loại biến dị di truyền phát sinh ở thế hệ lai do sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền của P.
Câu 27: Biến dị tổ hợp là:
- Kiểu hình con giống nhau
- Kiểu hình con giống bố mẹ
- Kiểu hình con khác bố mẹ
- Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án cần chọn là: C vì biến dị tổ hợp xuất hiện là hiện tương con lai có kiểu hình khác với bố mẹ.
Câu 28: Biến dị tổ hợp là:
- sự xuất hiện các kiểu hình giống mẹ
- sự xuất hiện các kiểu hình giống bố
- sự xuất hiện các kiểu hình giống bố mẹ
- sự xuất hiện các kiểu hình khác bố mẹ
Đáp án cần chọn là: D vì biến dị tổ hợp là sự xuất hiện các kiểu hình khác bố mẹ do sự tổ hợp lại vật chất di truyền
Câu 29: Các biến dị tổ hợp được tạo ra
- trong sinh sản hữu tính, chỉ xuất hiện ở F1.
- trong sinh sản hữu tính, xuất hiện ở cả F1 và F2.
- trong sinh sản hữu tính, không bao giờ xuất hiện ở F2.
- trong sinh sản hữu tính, chỉ xuất hiện ở F2
Đáp án cần chọn là: B vì các biến dị tổ hợp được tạo ra trong sinh sản hữu tính, xuất hiện ở cả F1 và F2.
Câu 30: Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là:
- Sinh sản vô tính
- Sinh sản hữu tính
- Sinh sản nảy chồi
- Sinh sản sinh dưỡng
Đáp án cần chọn là: B vì hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là: Sinh sản hữu tính.
Câu 31: Tại sao trong sinh sản hữu tính lại xuất hiện các biến dị tổ hợp ?
- Do các cặp gen tương ứng phân li độc lập và tổ hợp tự do tạo ra sự đa dạng của các giao tử.
- Do có những tác động vật lí, hoá học trong quá trình hình thành giao tử.
- Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử tạo ra nhiều tổ hợp về kiểu gen trong thụ tinh.
- Cả A và B.
Đáp án cần chọn là: A vì trong sinh sản hữu tính lại xuất hiện các biến dị tổ hợp vì các cặp gen tương ứng phân li độc lập và tổ hợp tự do tạo ra sự đa dạng của các giao tử.
Phần tiếp
Tổng hợp các câu trắc nghiệm Sinh học lớp 9 theo bài, ôn thi
Tổng hợp câu trắc nghiệm Sinh học 9 ôn thi, ôn vào 10 theo từng bài có đáp án
Suckhoecuocsong.vn