Cắt móng chân cho cún bạn cần quan tâm đến những điều gì

27/03/2020 08:53

Khi nào nên cắt móng chân cho cún cưng

Việc cắt móng chân cho cún cưng không chỉ trau chuốt ngoại hình, bảo vệ các vật dụng trong mà mà còn là việc quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của chúng.

Khi nào nên cắt móng chân cho cún cưng

Nhiều người nuôi cún hầu như chưa biết khi nào cún nên được cắt móng chân. Một dấu hiệu dễ nhận thấy nhất chính là khi móng chân của cún quá dài là khi đi trên những nơi không có thảm nó sẽ phát ra tiếng kêu “click-click-click”. Hoặc khi di chuyển vận động chúng đi đứng khó khăn hoặc biểu hiện rõ sự đau đớn, có thể là nhấc hẳn bàn chân có móng bị đau lên, móng quặp vào bên trong.

Dụng cụ chuẩn bị cắt móng chân cho cún:

Một cái kềm cắt móng, bột để cầm máu, miếng thấm cầm máu, hoặc những sản phẩm khác để ngăn chặn việc mất máu nếu bạn lỡ cắt trúng phần thịt mềm của cún trong quá trình cắt móng.

Các bước cắt móng chân cho cún:

Bước 1: Bạn ngồi trên sàn nhà cùng với cún hoặc đôi với cún có kích thước lớn bận có thể nhờ một người giữ hộ.

Bước 2: Giữ chân cún một cách chắc chắn, tiếp tục đẩy nhanh mu bàn chân để kéo dài móng chân ra.

Bước 3: Định vị đâu là nơi kết thúc của phần thịt mềm. Với những cái móng sáng và rõ ràng, chúng ta rất dễ nhận ra vị trí kết thúc của phần thịt mềm là nơi có màu hồng.

 Bước 4: Dùng kềm cắt móng dành cho cún, cắt đi phần móng bên dưới phần thịt mềm ở một góc 45 độ, với điểm cắt cuối cùng của kềm bấm hướng về phần cuối cùng của móng.

Lưu ý:

Đối với những cún cưng có móng màu tối nên dùng kềm cắt từng từng miếng nhỏ một thay vì cắt một miếng to hơn, cắt từng miếng nhỏ mỏng ở phần cuối cùng của móng cho đến khi bạn thấy chấm đen xuất hiện ở chính giữa móng.

Nếu móng bị giòn thì vết cắt có thể gây ra những mảnh vỡ nhỏ ở móng bạn nên dùng một cái giũa móng và giũa từ vị trí trong cùng của móng và di chuyển dọc theo đường cong của móng. Giũa vài lần có thể loại bỏ những mảnh gờ sắc và móng chân của cún sẽ trở nên trơn tru hơn.

Đừng quên cắt móng huyền của cún cưng bởi nếu không cắt thì nó có thể mọc dài ra và sẽ bị cong lại, đâm vào mô mềm gây nhiễm trùng và đau nhức cho cún cưng.

Nếu cún cưng không chịu ngồi yên để cắt bạn hãy để để chúng nghỉ ngơi một chút

Nếu vô tình cắt chạm vào phần thịt mềm hãy lau sạch máu và dùng thuốc cầm máu để máu không chảy nữa và hàng ngày thay rửa vết cắt cho chúng tránh tình trạng nhiễm trùng.

Hãy nhớ cắt móng làm sao để khi cún di chuyển trên sàn, móng chân của nó không chạm sàn.

Nên cắt móng cho cún mỗi tuần, ngay cả khi những lần dạo bộ trong thời gian dài làm mài mòn dần móng chân của chúng

Đừng quên đầu tư một cái kềm cắt móng thật tốt có kích thước phù hợp

Hãy biến việc cắt móng đối với cún cưng là việc vui vẻ không căng thẳng. Nếu chú cún của bạn chưa quen với việc được cắt móng thì hãy bắt đầu thật chậm rãi, từ từ giữ chắc chắn ngón chân nó trong 15-30 giây, khi cắt đừng nên la mắng hay quát chúng sẽ khiến chúng cảm thấy sợ hãi, lo lắng.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác