Cẩm tú cầu: Hướng dẫn cách chăm sóc, cắt tỉa cành, sắc hoa theo ý muốn

19/09/2018 14:29

Ngoài việc chăm sóc hàng ngày bạn cần quan tâm đến việc cắt tỉa cành, phân bón, tạo sắc hoa theo ý muốn,…

Hoa cẩm tú cầu mang vẻ đẹp quyến rũ, duyên dáng, nữ tính nhất toát lên những nét duyên của  người phụ nữ. Cẩm tú cầu thường nở rộ từ tháng 5-12 có nhiều màu sắc như trắng, xanh, tím, hồng, đỏ, hồng nhạt. Nhiều người đắm say vẻ đẹp của cẩm tú cầu đều muốn tự mình chăm sóc một chậu tại trước ban công, hiên nhà để hàng ngày có thể ngắm nhìn vẻ đẹp ấy. Ngoài việc chăm sóc hàng ngày bạn cần quan tâm đến việc cắt tỉa cành, phân bón, tạo sắc hoa theo ý muốn,…

 Đặc tính hoa cẩm tú cầu:

Hoa cẩm tú cầu có  xuất xứ từ Nhật Bản, cây hoa thân mộc, hoa vô tính có cánh mỏng manh, chen chúc kề sát cạnh nhau tạo thành từng chùm tròn. Màu sắc của hoa biến đổi thành nhiều màu sắc khác nhau do phụ thuộc vàp độ pH của đất trồng.

Lá hoa cẩm tú cầu  mọc đối theo từng đốt trên thân, mép lá hình răng cưa đôi khi xẻ thùy. Cụm hoa cẩm tú cầu có hình cầu tròn hoặc cụm hình cái ô mang nhiều hoa. Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu cho biết tất cả các bộ phận của cây đều có chứa độc tố có thể gây ngộ độc cơ thể nếu ăn phải.

Ý nghĩa hoa cẩm tú cầu:

Chính đặc tính thay đổi màu hoa này như là dự cảm không lành về sự thay đổi trong tình yêu, sự thay đổi trong các mối quan hệ. Chính những quan niệm này, đã khiến loài hoa cẩm tú cầu được nhìn với ánh mắt không thiện cảm.

Hoa cẩm tú cầu không chỉ là loài hoa của sự lạnh lùng, đổi thay mà theo các truyền thuyết từ ngày xưa hoa cẩm tú cầu còn tượng trưng cho lời xin lỗi chân thành và sâu kín nhất.

Do cẩm tú cầu nở thành từng cụm, chen chúc nhau tạo thành một cầu hoa đẹp rực rỡ tượng trưng cho cho lòng biết ơn cân thành. Chính sự đối nghịch ấy trong việc tìm hiểu ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu cầu mà những tranh cãi về thông điệp của loại hoa này đến ngày nay vẫn còn rất mơ hồ.

Hướng dẫn quy trình trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu khoe sắc quanh năm

Hoa cẩm tú cầu có thể trồng bằng hạt hoặc nhánh cành nhưng hiện nay đa số người trồng đều chọn trồng cẩm tú cầu bằng nhánh bởi tiện lợi, dễ dàng chăm sóc, thời gian có hoa nở nhanh hơn bằng hạt, cây phát triển khỏe mạnh, ít sâu bệnh.

Đất trồng:

Hoa cẩm tú cầu phải được trồng tại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất tại các cửa hàng hoặc tự tay làm đất trồng. Hãy tiến hành trộn đất phù sa với phân trùn quế, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ, phân gà. Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15-20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh gây hại cho cây.

Nước:

Chọn nước sạch đã được xử lý sạch tưới cho cẩm tú cầu hằng ngày. Vào mùa hè nắng nóng nên tưới vào buổi sáng sớm và chiều muộn, không tưới cây khi trời còn nắng to. Khi tưới cây nếu thấy đất dưới gốc cây mềm, ngấm đủ nước không còn đọng trên bề mặt đất là được. Vào mùa đông chỉ cần tưới nước 1 ngày/lần là đủ.

Ánh sáng:

Cẩm tú cầu không chịu được nắng ngắt, nhiệt độ cao nhanh bị héo rũ nên đặt chậu cẩm tú cầu tại nơi thoáng mát, có mái che nhưng vẫn đảm bảo cây hấp thụ đủ ánh sáng.

Cách giâm cành tạo cây mới:

Khi cây trưởng thành ra nhiều nhánh mới hãy chọn nhánh to và mập nhất cắt đoạn từ 30-40 cm quan sát bên ngoài thấy đã có vỏ ngả màu gỗ, mang nhiều búp to ở nách lá, cắt bỏ cặp búp, lá ở phía dưới, ngâm trong nước vài giờ cho nhánh hút đủ nước. Tiếp đó cắm xuống đất ẩm đã được xử lý buộc nhánh giâm vào đoạn cây cắm xuống đất để tránh việc lay gốc ảnh hưởng tới sự ra rễ của cành giâm. Đặt chậu giâm tại nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, hằng ngày tưới đủ nước giữ đất luôn ẩm. Sau một thời gian cành giâm bắt đầu ra rễ và những lá non đầu tiên tiến hành bỏ qua chậu mới để trồng tạo chậu cẩm tú cầu mới. Khi cây bắt đầu phát triển, ra nhiều nhánh cây hãy cắt tỉa cho chậu cây cẩm tú cầu.

Hướng dẫn cách cắt tỉa cho cẩm tú cầu

Khi cây phát triển nhiều để giúp cây nhanh ra hoa hãy tiến hành cắt tỉa cành, tạo thế cho chậu hoa cẩm tú cầu. Nên tiến hành cắt tỉa vào mùa đông nếu không trễ nhất là vào đầu mùa xuân nếu chậm quá cây sẽ không ra hoa.

Tiến hành cắt tỉa những cành thừa, cành già giữ lại những cành mập mạp, không bị sâu bệnh, nấm hại. Chừa lại những cành mùa trước không có hoa để mùa sau ra hoa. Nếu cành cao thì cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 đếm từ bông xuống gốc không cắt tỉa quá nhiều nếu không hoa sẽ giảm mùa sau.

Chú ý: Không tỉa sát gốc. Nhìn các mụn chồi đã xuất hiện trên cành mà lựa lựa độ dài thích hợp cho cây cẩm tú cầu.

Bón phân chăm sóc cẩm tú cầu

Bón phân tùy theo kích thước của cây bón từ 1-2 lần/năm vào cuối đông đầu mùa xuân để cây hấp thụ chất dinh dưỡng cho thân khỏe, hoa ra nhiều, màu sắc rực rỡ.

Khi cây mới bắt đầu trồng tuần sau khi trồng mới bón phân (dùng cẩn thận theo hướng dẫn sử dụng) sau đó bón phân tan chậm với thành phần10-10-10.

Lưu ý: Cẩm tú cầu nên được bón phân vi sinh định kỳ 20 ngày/lần. Sauk hi cắt tỉa cành, lá già nên bón thêm phân đạm,

Chăm sóc sau cắt tỉa 1 tuần phun một lần cho cây mau ra rễ, mập chồi, rễ đâm mạnh. Sử dụng phân bón lá Đầu trâu giúp kích cây ra nhiều rễ và lá.

Thay đổi màu sắc hoa cẩm tú cầu

Cẩm tú cầu có thể sống trên đất chua, đất trung tính, hoặc có tính vôi. Muốn thay đổi màu sắc hoa chỉ cần thay đổi độ Ph có trong đất. Cẩm tú cầu trồng trên đất chua sẽ cho ra hoa màu lam, đất trung tính sẽ cho hoa màu trắng sữa, đất có độ pH > 7 hoa có màu tím hoặc hồng. Đất chua, có độ pH thấp hơn 6.0 thì hoa cẩm tú cầu có hoa màu xanh blue. Đất phèn, với độ pH trên 7.0, thúc đẩy cây ra màu hồng và màu đỏ.

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài

Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt

Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà

Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh

Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất