Cách xử lý tiêm filler cằm bị bầm tím chuẩn xác nhất

06/04/2022 15:56

Nguyên nhân cằm bị bầm tím kéo dài sau tiêm filler, cách xử lý tình trạng tiêm filler cằm bị bầm tím

Cách xử lý tiêm filler cằm bị bầm tím chuẩn xác nhất

Tình trạng cằm xuất hiện các vết bầm tím sau khi tiêm filler cằm khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng. Khi phát hiện cằm bị bầm tím cần phải xử lý như thế nào?

So với các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ khác thay vì bóc tách, cấy các chất liệu độn vào trong, phương pháp tiêm filler cằm sử dụng đầu kim nano siêu mảnh đưa filler đến đúng vùng cằm để tạo hình form mong muốn, cằm thon gọn hơn, cằm chuẩn V-line, từ đó giúp gương mặt trở nên cân đối, đẹp hơn.

Dù trong quá trình thực hiện tiêm filler cằm dù địa hạt xâm lấn siêu nhỏ nhưng bơm filler cằm vẫn gây ra hiện tượng sưng bầm ở vùng da sau tiêm.

Tình trạng này xuất hiện là do trong quá trình thực hiện, bác sĩ sử dụng kim tiêm vô tình chọc thủng mạch máu trong da, tích tụ thành các mảng thâm tím dưới da. Vết thương của tiêm filler cũng giống như vết tiêm bình thường nên bầm tím là phản ứng tự nhiên của cơ thể.

Vùng cằm sau khi tiêm filler sẽ tím tấy khoảng 2 ngày sau khi tiêm filler. Tới ngày thứ 3 sau tiêm, các vết tím mất dần thay vào đó là khuôn cằm ổn định. Nhưng trong một số trường hợp sau 10 – 15 ngày sau tiêm filler cằm vẫn tím thì rất có khả năng đã gặp phải biến chứng thẩm mỹ. Tình trạng bầm tím kéo dài có thể do một trong các nguyên nhân dưới đây

Nguyên nhân cằm bị bầm tím kéo dài sau tiêm filler

Lượng filler tiêm vượt mức cho phép:

Khi tiêm filler vượt mức cho phép, vùng cằm có biểu hiện căng tức, nổi cục và thâm tím do các mạch máu bị chèn. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, lượng filler tối đa được dùng là không quá 3cc, mỗi mũi tiêm dao động khoảng 1 – 3ml, tiêm nhiều nhất 3 mũi và tiêm cách nhau ít nhất 15 phút

Nếu như người tiêm filler có thể trạng không tốt, đã hoặc đang mắc bệnh lý nền cần giảm lượng filler xuống 1 – 1.5ml/mũi tiêm để đảm bảo an toàn, phòng ngừa biến chứng sau tiêm filler.

Chất lượng filler không đảm bảo:

Bản chất của filler là một gốc axit tự do (acid Hyaluronic) mang độ lành tính cao nhưng nó vẫn gây ức chế mô cơ, co cứng dây thần kinh và làm sắc tố da chuyển màu. Khi sử dụng chất lượng filler không đảm bảo, không rõ nguồn gốc, hàng nhái là tác nhân số một khiến cằm sưng đau, tím bầm hậu phẫu thuật

Đặc biệt, ở filler kém chất lượng thì bầm tím càng trở nên rõ ràng hơn khiến da chuyển qua màu tím. Thậm chí nếu tiêm phải filler dởm còn làm cằm biến dạng, nổi mụn nước và chảy dịch vàng 2.2/ Bị nhiễm trùng trong quá trình tiêm

Nhiều người thường nghĩ rằng một vết chích nhỏ xíu không thể nào khiến cằm bị sưng viêm. Trái lại, vết thương dù nhỏ đến đâu cũng là “khu vực lý tưởng” để vi khuẩn thừa cơ xâm nhập.

Hơn nữa, bề mặt cằm vốn chứa một lượng vi khuẩn nhất định khi tiếp xúc với bụi bẩn từ môi trường. Nếu quá trình tiêm không đảm bảo vệ sinh, không gian tiêm chưa được khử trùng kháng khuẩn thì 70% cằm filler sẽ bị bầm tím dài ngày.

Không chỉ dừng lại ở việc bầm tím, tiêm filler cằm nhiễm trùng còn kéo theo hàng loạt biến chứng nặng nề hơn. KH sẽ nhức buốt, đỏ ửng vùng cằm và hoại tử cằm nếu không kịp thời chạy chữa.

Chăm sóc sau tiêm filler cằm tại nhà chưa đúng:

Tình trạng xuất hiện các vết bầm tím sau tiêm filler có thể là do hệ quả của chế độ chăm sóc thiếu khoa học. Sau tiêm filler không chịu tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng dùng chất kích thích, hút thuốc lá, vết tiêm cằm sẽ rất lâu hồi phục, dùng tay chạm vào khu vực tiêm, nằm ngủ sai tư thế, vận động mạnh, xông hơi, chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng chưa hợp lý

Bác sĩ tiêm sai vị trí

Tiêm filler cằm lại đòi hỏi thao tác chuẩn xác 100%, các mũi tiêm cần đảm bảo độ sâu, định vị đúng chỗ cần tiêm và lực ấn xi lanh vừa phải. Do đó trong quá trình thực hiện tiêm  filler chỉ cần một xê dịch nhỏ, bác sĩ sẽ khiến phạm vi tổn thương gia tăng đáng kể, vết tiêm từ đó cũng phù nề, sưng tím. Nếu kim tiêm đụng trúng các sợi thần kinh thì cảm giác đau buốt sẽ nhân lên gấp bội, thậm chí vùng da chỗ đó sẽ trở nên lãnh cảm và gần như tê liệt.

Cách xử lý tình trạng tiêm filler cằm bị bầm tím

Tiêm filler cằm bị tím lúc này đừng quá lo lắng mà hãy thực hiện các bước sau đây:

Trường hợp nhẹ:

Nếu tình trạng bầm tím kèm sưng xuất hiện 1-3 ngày sau tiêm filler thì đó là phản ứng tự nhiên thì đừng quá lo lắng mà thay vào đó hãy bổ sung các loại quả mọng nho, dâu tây, lựu, việt quất, mâm xôi. Bổ sung các loại rau củ quả như cà rốt, ớt chuông, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, rau mầm, khoai lang, khoai tây, cải xoăn, rau bina, mù tạt xanh, rau diếp cá …

Những loại củ quả này giúp bổ sung đủ lượng carbohydrate lành mạnh, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Các loại ô liu, bơ, dầu dừa, quả hạch, hạt hướng dương… giúp nhanh lành vết thương và ngừa sẹo.

Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày cũng giúp ổn định và có được kết quả tiêm filler tốt. Tuyệt đối không sử dụng tay hay vật dụng nào để gãi, va chạm mạnh hoặc đè vào cằm vì có thể làm mất dáng gây chảy máu, tụ máu.

Tuân thủ theo lời dặn bác sĩ, theo đúng lịch trình hút dịch, tháo nẹp và uống thuốc theo chỉ định bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất và đẹp nhất.

Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, một giấc ngủ sâu giúp cơ thể được thả lỏng, các cơ quan được nghỉ ngơi và quá trình phục hồi sau phẫu thuật diễn ra nhanh hơn.

Trường hợp nặng:

Nếu sau 10 ngày trở đi tình trạng bầm tím, sưng vẫn không giảm thì nguy cơ là bạn đã gặp biến chứng. Do đó, lúc này không tự ý uống thuốc hoặc bôi các loại thuốc giảm sưng khi chưa được cho phép của bác sĩ, chuyên gia y tế. Giữ nguyên hiện trạng, dùng khẩu trang bịt kín cằm, nhờ người thân hoặc bạn bè lái xe tới ngay bệnh viện, hoặc các cơ sở thẩm mỹ để kịp thời điều trị.

Những điều lưu ý trước và sau khi tiêm filler cằm tránh bầm tím

+ Trước khi tiêm filler cằm khoảng 10 – 15 ngày ngừng lại tất cả các loại thuốc/thực phẩm có khả năng làm loãng máu như: aspirin, heparin, Coumadin, Apixaban, Edoxaban…. Những loại thuốc này sẽ khiến các tiểu cầu khó kết tụ, cản trở việc cầm máu khi tiêm, khiến các cơ căng cứng.

+ Không ăn các  các thực phẩm giàu đạm (bò, dê), Cholesterol (đồ chiên rán) và protein (ức gà, trứng, sữa) trước khi thực hiện tiêm filler

+ Khoảng 8 tiếng trước giờ tiêm filler nên ăn nhẹ nhàng, uống sữa hạt và tuyệt đối không dùng café hoặc nước tăng lực, đồ uống có cồn, rượu bia 15 ngày trước phẫu thuật và 2 tháng sau phẫu thuật

+ Hạn chế uống trà sữa vì trong loại đồ uống này chứa rất nhiều đường và chất béo, khiến vết thương dễ bị lở loét.

+ Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện dù là nhẹ nhất như bóng cười, vape, thuốc bổ trợ sinh lý.

+ 2 – 3 ngày đầu tiên hậu tiêm filler cằm hãy thử chườm đá nhằm tiêu sưng giảm tím. Hãy sử dụng những loại đá viên nhỏ, lấy 4 – 5 viên bọc trong một chiếc khăn sạch. Sau đó hãy chườm trực tiếp lên các vết tiêm và vùng sưng, làm lần lượt hết khu vực cằm, cách 4 tiếng chườm đá một lần.

+ Tuân thủ theo lời dặn bác sĩ, theo đúng lịch trình hút dịch, tháo nẹp và uống thuốc theo chỉ định bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất và đẹp nhất.

+ Thời gian này nên tránh để nước tiếp xúc với vùng phẫu thuật tiêm filler.

+ Không đi xông hơi ít nhất 1 tháng sau tiêm filler bởi sẽ làm chất lượng filler bị ảnh hưởng

Do đó để tránh tình trạng bầm tím sau tiêm filler cũng như hạn chế các biến chứng có thể xảy ra hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về dạng filler mình sẽ tiêm, lựa chọn các cơ sở làm đẹp có thâm niên trên thị trường, nói không với những filler chưa được cấp giấy kiểm định của FDA, filler không rõ nguồn gốc,…

MH

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chăm sóc chuẩn sau tiêm filler cằm phòng ngừa biến chứng

Tiêm filler những vấn đề nhất định bạn phải quan tâm

Kỹ thuật tiêm filler chuẩn, điều kiện đối với bác sĩ thực hiện

Tiêm filler cằm: biến chứng, quy trình tiêm filler cằm

Thế nào là tiêm filler đúng cách

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Chăm sóc da nhạy cảm cần chú ý điều gì

Bật mí cách trị thâm môi từ cà chua

Mẹo trị thâm môi từ dưa chuột rất hiệu quả

Nguyên tắc cần nhớ khi dùng serum retinol chăm sóc da

Dùng mỹ phẩm hết hạn gây hại cho làn da như nào?

Mẹo hay dưỡng tóc mềm mại, giảm xơ rối trong mùa đông

Mẹo hay tẩy ra chết từ yến mạch dễ dàng làm tại nhà

Mẹo tẩy tế bào chết bằng chanh cực hiệu quả

Mẹo chăm sóc da khô trong mùa đông, giảm bong tróc hiệu quả

Mẹo dưỡng da tay mềm mại, ngừa khô ráp hiệu quả