Cách trồng rong đuôi chó trong hồ thủy sinh
Hướng dẫn cách trồng rong đuôi chó trong hồ thủy sinh đơn giản, trồng rong đuôi chồn trong hồ thủy sinh có khó không
Rong đuôi chó hay rong đuôi chồn là một trong những loại cây thủy sinh được nhiều người chơi thủy sinh yêu thích. Nhưng với những người mới chơi thủy sinh họ chưa nắm rõ các trồng và chăm sóc rong đuôi chó sao cho cây phát triển khỏe mạnh, xanh tươi trong hồ thủy sinh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng rong đuôi chó trong hồ thủy sinh.
Trong các loại cây thủy sinh, rong đuôi chó hay rong đuôi chồn hay có tên tiếng anh là Ceratophyllum demersum được rất nhiều người yêu thích. Bởi rong đuôi chó có khả năng sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, không cần tốn quá nhiều công chăm sóc phù hợp với những người có quỹ thời gian khiêm tốn,…
Khi sinh trưởng trong môi trường tự nhiên thường thích sinh trưởng trong những vừng nước ứ đọng, dòng nước di chuyển chậm như hồ trồng sen, hồ trồng súng, ven cống sạch. Nhưng nhờ sử hữu vẻ ngoài giống với đuôi chồn nên loại cây này được trồng nhiều trong hồ thủy sinh góp phần giúp cho hồ đẹp hơn, phong cách hơn, tạo điểm nhấn cho hồ thủy sinh…
Rong đuôi chó khi được trồng trong điều kiện phát triển bình thường loài cây thủy sinh này có thể phát triển dễ dàng, ổn định ngay sau khi cắt, thích nghi nhanh chóng với môi trường của hồ thủy sinh khác khi được trồng ở môi trường mới, do đó rong đuôi chó rất dễ trồng. Đặc biệt rong đuôi chó không đâm rễ mà nổi ngay dưới bề mặt nước. Với sự phát triển nhanh chóng nên chúng đòi hỏi không gian đủ rộng nên rong đuôi chó được trồng ở các hồ thủy sinh có thể tích lớn, rộng rãi và được cắt tỉa gọn gàng, thường xuyên.
Cây phát triển nhanh chóng ở nước có độ cứng trung bình hoặc cứng, cây không cần quá nhiều ánh sáng, không cần CO2 bổ sung dù CO2 sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của cây nhanh chóng. Nhưng chúng ưa thích những nơi có nước chảy sạch, không ô nhiễm, không thể sống ở nơi có nước đục, bẩn. Những cây rong đuôi chó lớn nhanh sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng một cách nhanh chóng và điều này có tác dụng làm tăng sức cạnh tranh với các loại tảo và chống lại một số các loại tảo trong hồ thủy sinh. Bên cạnh đó, cây lấy dinh dưỡng từ nước nên chúng ta chỉ cần dùng một ít cát, bùn hoặc đất trong bể để rễ cây bám và có thể phát triển bình thường trong hồ thủy sinh.
Hướng dẫn cách trồng rong đuôi chó (rong đuôi chồn)
Rong đuôi chó hay rong đuôi cồn được biết là loài cây thủy sinh có sức sống cao, rễ chăm sóc, không tốn quá nhiều công chăm sóc, dinh dưỡng nên trồng rong đuôi chó (rong đuôi chồn) khá dễ dàng.
Do đó một số người thường hay ngắn đoạn ngắn rong đuôi chó ở ngoài tự nhiên đem về trồng ở các bể thủy sinh của mình. Nhưng để tránh việc trứng ốc hại, nấm, vi khuẩn xâm nhập từ môi trường tự nhiên vào trong bể cá thủy sinh bạn cần cho rong thủy sinh sang bể phụ khoảng 5-10 ngày.
Khi chuyển rong đuôi chó (rong đuôi chồn) vào hồ cá thủy sinh hãy thả nhẹ nhàng vào trong nước. Những nhánh nhỏ này sẽ bơi theo dòng nước và tìm được chỗ bám, tự phát triển thành cây mới độc lập. Khi cây phát triển trong hồ thủy sinh hãy để khoảng cách giữa các gốc cây với phần lá trên cây để tránh các lá vị vùi và mau bị mục rữa điều này sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước, gây mất thẩm mỹ cho hồ thủy sinh, có thể gây nguy hiểm cho các sinh vật sống trong bể và các loài cây thủy sinh khác.
Bên cạnh đó, chúng ta hãy chú ý mực nước khi trồng rong đuôi chó. Mực nước giữ sâu khoảng 30-80cm. Chúng ta có thể thêm một ít phân hóa học an toàn như ure với liều lượng 1 tuần dùng 2-3 hạt, bón trực tiếp vào gốc mỗi cụm rong để chúng phát triển tốt.
Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng hãy cắt tỉa cho những khóm rong được gọn gàng, đẹp mắt hơn. Nếu rong phát triển quá mạnh, chia làm nhiều cụm, có xu hướng mọc chiếm nhiều điện tích của bể hãy tách bụi và bớt bớt ra, cắt tỉa thưa, loại bỏ cây rong già, lá úa để giữ cho cây luôn tươi khỏe, hạn chế bệnh.
Do phân của các loài cá cảnh trong hồ thủy sinh thải ra trong quá trình nuôi dưỡng nên bạn không cần cung cấp thêm ure cho rong đuôi chó (rong đuôi chồn). Ngoài ra, bạn cần hòa tan thêm khí CO2 để đảm bao nhu cầu sống của rong nho nhưng không nên bổ sung quá nhiều sẽ tạo tạo những đốm trắng bám trên lá cây và gây ảnh hưởng xấu đến các loài động vật, cây thủy sinh khác trong hồ thủy sinh.
Suckhoecuocsong.vn/TH