Cách trồng cây xạ đen chuẩn, vị thuốc quý cho sức khỏe
Hướng dẫn cách trồng cây xạ đen tại nhà
Cây xạ đen là một trong những vị thuốc quý rất có lợi cho sức khỏe hỗ trợ phòng ngừa, điều trị u hạch, tiêu viêm, giải độc,… Loài cây này có thể sinh trưởng phát triển ngay cả trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây xạ đen ngay tại nhà vừa giúp thêm cây xanh vừa có thể chữa được bệnh.
Cây xạ đen hay được gọi với tên gọi khác như cây đông triều, cây bách vạn hoa, dây gối, bách giải hay duồng khụ. Loài cây thuốc quý này thường sinh sống ở những khu vực núi thấp chủ yếu ở các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, sinh trưởng trong khu vực vườn quốc gia Ba Vì và Vườn quốc gia Cúc Phương.
Chúng thuộc dạng thân leo nên thân dây của chúng có kích thước nhỏ, mọc quấn quanh các cây lớn. Nhựa cây xạ đen có màu đen, nếu nhựa chảy ra chỉ sau 5 phút khi tiếp xúc với không khí thân cây ở phần bị chặt sẽ chuyển sang màu đen. Hoa của loài cây này mọc thành từng chùm màu trắng ở đầu cành, quả thường kết thành từng chùm nhỏ, ngả màu vàng cam nhạt khi chín. Lá của cây xạ đen nhìn hình dáng giống lá chè nhưng kích thước của lá lớn lơn, dài hơn. Những lá non sẽ có màu đỏ tía, khi già sẽ chuyển sang màu xanh, phiến lá sẽ có nhiều cặp gân phụ, mép có răng cưa thưa, mặt trên của lá bóng nhẵn và đậm màu hơn mặt dưới.
Cây xạ đen được mệnh danh là một trong những vị thuốc nam quý, rất tốt cho sức khỏe bởi khi sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, kết hợp với một số vị thuốc khác sẽ có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan gan B, viêm gan C, ung thư gan, u gan, xơ gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ, chữa cao huyết áp, ổn định huyết áp, điều trị máu nhiễm mỡ, mỡ máu cao, làm giảm đáng kể lượng cholesteron trong máu, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, làm tăng tuần hoàn máu não, chữa suy nhược thần kinh, tiêu viêm, chữa mụn nhọt, chốc lở, ngứa và loét da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Ngoài công dụng có lợi cho sức khỏe, chúng ta có thể sử dụng loài cây này để làm cảnh, trồng trong vườn nhà.
Hướng dẫn cách trồng cây xạ đen tại nhà
Kỹ thuật nhân giống
Cây xạ đen trồng tại nhà chúng ta có thể lựa chọn các cây giống mua tại các cửa hàng cây cảnh hoặc mua hạt giống hay giâm cành đều được.
Phương pháp gieo hạt
Dụng cụ ươm hạt: Hạt giống cây xạ đen, cốc nước, nước sạch, phân đầu trâu, khăn giấy đã thấm đẫm nước, hộp đựng, đất dinh dưỡng
Tiến hành ươm hạt:
Bước 1: Lựa chọn những hạt chắc, to và mẩy không bị nấm mốc, sâu hại cắn hạt.
Bước 2: Ngâm hạt trong cốc nước ấm, đặt tại nơi có nhiều ánh sáng, cửa sổ nơi có nhiệt độ cao. Nếu như vào mùa đông nhiệt độ thấp có thể để gần đèn để nước trong cốc ươm hạt không bị quá lạnh.
Bước 3: Ngâm hạt trong khoảng thời gian 4-7 ngày, để kích thích hạt nhanh nảy mầm cho 1-2 viên phân hữu cơ, chú ý thay nước hàng ngày.
Bước 4: Khi thấy hạt bắt đầu hơi nở ra chuyển hạt ươm sang khăn giấy đã thấm nước. Úp hộp nhựa lên khăn giấy để những nơi có ánh nắng mặt trời như ban công, cửa sổ.
Lưu ý: Giữ ẩm cho giấy, không đậy hộp quá kín, đảm bảo không khí lưu thông bên trong hộp.
Bước 5: Quan sát thấy hạt cây xạ đen bắt đầu nảy mầm, ra những ngọn mầm xanh đây là thời điểm tốt nhất để gieo hạt xạ đen xuống đất.
Bước 6: Dùng chậu đất đã được cho than bùn, đất dinh dưỡng, đá nhỏ, phân bón hữu cơ. Khi cho hạt ra đất nên đặt hạt xuống đất độ sâu từ 0,7-1cm khoảng cách các cây xạ đen từ 7-9cm không quá sát nhau.
Bước 7: Đặt chậu ươm tại nơi có ánh sắng, giữ ẩm cho đất, dùng hộp nhựa hoặc giấy che lên trên cho đến khi hạt xạ đen nhú mầm nên khỏi mặt đất.
Lưu ý: Đảm bảo đất trong chậu ươm luôn ở trạng thái ẩm nhưng cũng phải thoát nước tốt.
Sau khoảng 1 tháng, cây xạ đen sẽ phát triển khỏe mạnh. Khi cây non lên được 5-6 lá mầm tiến hành chuyển những cây con sang những chậu lớn, thùng xốp, mảnh đất để tiến hành chăm sóc cây.
Phương pháp giâm cành:
Bước 1: Chọn những cành cây xạ đen khỏe mạnh, không có dấu hiệu sâu bệnh, nấm hại, chiều dài cành từ 15-17cm.
Bước 2: Chọn dụng cụ cắt cành sắt bén đã được khử khuẩn, để khi cắt tránh làm thân cây bị bầm hay dập vì nó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trong tương lai. Cắt bỏ bớt phần lá, cành thừa chỉ để lại 5-7 lá để hấp thu ánh sáng.
Bước 3: Nhúng một phần đầu cành vào dung dịch kích thích mọc rễ để đảm bảo sức sống và sự phát triển của cành sau khi giâm.
Bước 4: Cho vào bầu ươm đã được đóng sẵn đất giàu dinh dưỡng, để bầu ươm vào chỗ râm mát, không bị nắng gắt chiếu vào, hàng ngày tưới ẩm cho đất vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
Bước 5: Sau khoảng 20 ngày cành ươm xạ đen bắt đầu ra rễ, sau khoảng 2 tháng có thể trồng ra vườn hoặc chậu trồng.
Chăm sóc cây xạ đen
Đất trồng cây xạ đen
Cây xạ đen sinh trưởng chủ yếu ở các vùng đồi núi nên đất trồng cây xạ đen phải sử dụng loại đất đỏ, đất thịt hoặc đất pha cát tơi xốp, thoát nước tốt, có độ ẩm trung bình và không được ngập úng, không tích nước trong thời điểm mưa nhiều. Để tăng độ dinh dưỡng cho chất có thể trộn thêm trấu, mùn cưa, xơ dừa.
Thời điểm thích hợp trồng cây xạ đen
Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây xạ đen chính là vào khoảng tháng 1-4 tháng tư hàng năm. Bởi thời điểm này nhiệt độ không quá lạnh, quá nóng nên thích hợp cho cây phát triển, sinh trưởng khỏe mạnh.
Nước tưới
Do đất trồng của cây phải đảm bảo có độ ẩm phù hợp không để khô quá hay không để bị úng. Cây xạ đen phát triển tốt chúng ta nên tưới nước thường xuyên, có thể sử dụng loại nước chua lên men hữu cơ từ nước vo gạo, vỏ trái cây, đậu nành, ruột cá,… để tưới cây hay có thể dùng một ít sắt sunfat pha loãng với nước theo tỷ lệ 1: 1000 lần, đổ vào đất trồng để tránh tình trạng vàng lá, cây phát triển khỏe mạnh hơn.
Ánh sáng
Nếu trồng trong chậu nên đặt cây tại nơi có nhiều ánh sáng nhưng không quá gắt. Có thể trồng cây tại khu vực ban công, sân thượng hoặc ngoài vườn giúp cây có thể quang hợp ánh nắng từ mặt trời, phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh về nấm hại.
Phân bón
Sau khi trồng được khoảng 6 tháng, cây cần được bổ sung dinh dưỡng bằng phân ure, phân NPK, phân hữu cơ, phân vi sinh,… Dọn cỏ thường xuyên để cây sinh trưởng phát triển tốt, xới đất, vun gốc, phát dọn dây leo và cây cỏ lấn át xạ đen, giữ ẩm cho gốc cây.
Phòng trừ sâu bệnh
Loại cây thảo dược này trong quá trình sinh trưởng rất ít khi bị sâu bệnh nên khi trồng không nhất thiết phải phun thuốc từ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cho cây. Tuy nhiên cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của vườn xạ đen hay chậu trồng xạ đen để có thể phát hiện kịp thời những mầm bệnh. Một số loại bệnh thường gặp ở cây xạ đen như: bệnh thối rễ gốc, sâu bùa vẽ, sâu xanh đục thân,bệnh rệp, bệnh xoăn lá… Để phòng trừ, điều trị các bệnh này trên cây xạ đen chúng ta có thể sử dụng thiên địch hoặc vôi tôi để phòng ngừa cho cây.
Khi phát hiện cây xạ đen bị nhiễm bệnh, cần cắt bỏ toàn bộ những cành lá bị bệnh ngay trước khi sâu bệnh phát triển và lây lan nhanh.
Suckhoecuocsong.vn