Cách lựa chọn thứ ăn cho bò sữa theo các chuyên gia khuyến cáo

08/08/2019 09:14

Cách lựa chọn thức ăn cho bò sữa đạt được hiệu quả kinh tế cao được các chuyên gia khuyến cáo.

Thức ăn của bò sữa rất đa dạng và phong phú bao gồm cỏ tươi, cỏ khô, rơm rạ, thân cây bắp, bột ngô, cám gạo,…Khi sử dụng thức ăn nuôi bò sữa người nuôi cần phải nắm rõ đặc tính, đặc điểm dinh dưỡng của từng loại thức ăn để lựa chọn và phối hợp khẩu phần phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách lựa chọn thức ăn cho bò sữa đạt được hiệu quả kinh tế cao được các chuyên gia khuyến cáo.

Xác định khẩu phần cho bò sữa theo từng giai đoạn

Tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của bò trong từng giai đoạn mà thành phần thức ăn có thể điều chỉnh phù hợp. Bò trước đẻ 2 - 3 tuần, nhu cầu thức ăn có nhiều chất xơ và chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Khẩu phần nên có khoảng 3 kg ngũ cốc, 2 - 3 kg cỏ khô chất lượng tốt cộng với thức ăn thô như ngô ủ chua và các protein, khoáng chất và phụ gia thức ăn cần thiết

Giai đoạn bò sữa mới đẻ từ 1 - 21 ngày:

Giai đọan này nhu cầu lượng chất khô thấp, nhưng giá trị dinh dưỡng cao để sản xuất sữa.  Khẩu phần ăn nên có đủ chất xơ, từ 2 - 3 kg cỏ khô chất lượng tốt, cộng với thức ăn thô xanh khác và thức ăn đậm đặc để chuẩn bị cho bò bước vào nhóm sản xuất cao đạt đỉnh sữa.

Giai đoạn bò sữa cao sản lứa 2 trở lên từ 21 đến 180 ngày

Giai đoạn này là giai đoạn sản xuất sữa đạt năng suất đỉnh điểm của chu kỳ, và là giai đoạn cần lượng chất khô nhiều nhất. Mục tiêu dinh dưỡng cho nhóm bò này là duy trì mức sản xuất sữa cao và để phối chửa lại cho bò.

Giai đoạn bò sữa giữa kỳ từ 180 - 250 ngày:

Đây là giai đoạn đã mang thai, năng suất sữa từ 75 - 85% nhóm cao sản. Khẩu phần cho nhóm này cần nhiều thức ăn thô và ít đậm đặc hơn so với nhóm cao sản.

Nhóm bò cuối chu kỳ sữa đến lúc mang thai

Giai đoạn này bò sữa cần khẩu phần cần cho duy trì mức sản xuất và tránh vỗ béo bò, khẩu phần ăn chú yếu là thức ăn thô, xanh. Đến khi, bò bước vào giai đoạn chuẩn bị chu kỳ sữa tới, yêu cầu thức ăn thô, xanh có chất lượng tốt, bổ sung thức ăn đầy đủ protein và cân bằng chất khoáng.

Thông thường khẩu phần ăn thường nhiều hơn 20% so với nhu cầu sản xuất sữa. Ví dụ, nếu lượng sản xuất sữa trung bình của nhóm là 20 kg, thì khẩu phần ăn cần xây dựng sản xuất khoảng 24 kg. Lượng dinh dưỡng cao hơn có thể thúc đẩy bò sản xuất sữa nhiều hơn, nếu vượt thì cũng được sử dụng cho sinh trưởng hoặc cái thiện sức khỏe. Đối với nhóm bò lứa đầu, khẩu phần ăn nên có lượng chất dinh dưỡng cao hơn 30% so với nhu cầu sản xuất sữa, như thế sẽ đảm bảo luôn cho cả nhu cầu sinh trưởng của loại bò đang lớn này.

Cách lựa chọn thứ ăn cho bò sữa theo các chuyên gia khuyến cáo

Lựa chọn thức ăn tinh cho bò sữa

Thức ăn tinh cho bò sữa bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột của chúng (ngô, mì, gạo…), bột và khô dầu đậu tương, lạc…, các loại hạt cây bộ đậu và các loại thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công nghiệp.

Thức ăn tinh có hàm lượng nước và xơ đều thấp, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng và vitamin,…

Bột ngô:

Bột ngô cũng là loại thức ăn tinh quan trọng trong chăn nuôi bò sữa. Bột ngô có hàm lượng tinh bột cao và nó được sử dụng như nguồn cung cấp năng lượng.  Không nên chỉ sử dụng bột ngô như một nguồn thức ăn tinh duy nhất mà phải trộn thêm bột xương, bột sò và muối ăn vào khẩu phần, bởi vì hàm lượng các chất khoángnhất là canxi và phốt pho trong bột ngô thấp.

Cám gạo:

Cám gạo được coi là thức ăn tinh quan trọng và được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi gia súc và bò sữa chúng cung cấp cấp năng lượng và đạm. Nhưng không không nên chỉ sử dụng cám gạo trong khẩu phần, bởi vì hàm lượng canxi trong cám gạo rất thấp. Cần bổ sung bột xương, bột sò và muối ăn vào khẩu phần chứa nhiều cám gạo.

Bột sắn:

Bột sắn là loại thức ăn tinh giàu chất đường và tinh bột, nhưng lại nghèo chất đạm, canxi và phốt pho. Vì vậy, khi sử dụng bột sắn cho bò sữa cần bổ sung thêm urê, các loại thức ăn giàu đạm như bã đậu nành, bã bia và các chất khoáng…

Tuy nhiên, người nuôi lưu ý rằng sắn là có chứa axit HCN, tác dụng độc đối với gia súc. Để làm giảm hàm lượng của loại axit này nên sử dụng củ sắn bóc vỏ, ngâm vào nước và thay nước nhiều lần trước khi thái thành lát và phơi khô. Cũng có thể nấu chín để loại bỏ HCN.

Khô dầu:

Khô dầu là một nhóm các phụ phẩm còn lại sau khi chiết tách dầu từ các loại hạt có dầu và từ cơm dừa, bao gồm: khô dầu lạc, khô dầu đậu tương, khô dầu bông, khô dầu vừng, khô dầu dừa… Khô dầu có tác dụng cung cấp năng lượng và bổ sung đạm cho bò sữa.

Lựa chọn thức ăn thô cho bò sữa

Thức ăn thô là loại thức ăn có khối lượng lớn nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn nhỏ. Hàm lượng chất xơ thô trong loại thức ăn này lớn hơn 18%. Trong thức ăn thô của bò sữa được phân chia ra làm các nhóm nhỏ chi tiết như sau:

Nhóm thức ăn xanh:

Nhóm thức ăn xanh của bò sữa bao gồm các loại cỏ xanh (cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ mật, cỏ voi, cỏ Ghinê, cỏ Stylo …), rau xanh, vỏ của các loại trái cây nhiều nước, thân cây chuối,….Đặc điểm của thức ăn thô xanh chứa nhiều nước, dễ tiêu hóa, có mùi thơm, ngon miệng và gia súc thích ăn, chứa nhiều vitamin, protein,..

Để đảm bảo nguồn thức ăn xanh cho bò sữa người nuôi có thể sử dụng cỏ tự nhiên mọc trên các bãi, bờ đê, bờ ruộng hoặc tự trồng các loại cỏ để bảo đảm chủ động có nguồn thức ăn thô xanh chất lượng và ổn định quanh năm với quy mô trang trại.

Lượng cỏ cho bò sữa ăn thay đổi tuỳ theo từng đối tượng. Trung bình mỗi ngày có thể cho một con ăn khoảng 30 – 35 kg cỏ/con

Người nuôi có thể sử dụng ngọn mía để làm thức ăn cho bò sữa. Ngọn mía là phần ngọn thải ra sau khi thu hoạch thân cây mía làm đường, nước ép,…Nếu tính năng suất mía bình quân 45 – 50 tấn/ha thì mỗi hecta thải ra trên 9 tấn ngọn mía và số ngọn mía của mỗi hecta có thể nuôi được 4 con bò trên 3 tháng. Nhưng ngọn múa chứa hàm lượng đường, chất xơ cao lại nghèo các thành phần dinh dưỡng khác nên người nuôi chỉ nên sử dụng ngọn mía là loại thức ăn bổ sung đường mà không nên thay thế hoàn toàn cỏ xanh trong một thời gian dài

Tận dụng vỏ và đọt dứa từ các nhà máy chế biển rứa xuất khẩu thải ra vừa có nguồn thức ăn cho bò sữa lại bảo vệ môi trường. Vỏ và đọt dứa chứa nhiều đường nhưng lại thiếu đạm và xơ do đókhông nên sử dụng vỏ và đọt dứa thay thế hoàn toàn cỏ xanh. Nên cho bò ăn mỗi ngày khoảng 10 -15 kg vỏ và đọt dứa và nên chia ra làm nhiều lần.

Nhóm cỏ khô và rơm lúa

Cỏ khô là loại thức ăn thô xanh đã được sấy kho hoặc phơi khô dưới trời nắng. Nhưng giá trị dinh dưỡng của cỏ khô luôn thấp hơn giá trị dinh dưỡng của cỏ ủ chua. Bên cạnh đó rơm lúa sau khi phơi khô rơm lúa chứa nhiều chất xơ khó tiêu hoá, nghèo protein và muối khoáng nhưng đây nguồn thức ăn thô quý cho gia súc nhai lại. Rơm lúa thường được sử dụng để tăng lượng chất khô, đảm bảo độ choán dạ dày, tăng lượng xơ trong khẩu phần, nhất là đối với những khẩu phần thiếu xơ.

Nhóm phế phụ phẩm công nghiệp chế biến

Phế phụ phẩm công nghiệp chế biến gồm có bãn đậu nành, bã bia, bã sắn, rỉ mật đường,…

+ Bã đậu nành có mùi thơm, vị ngọt, gia súc thích ăn, hàm lượng chất béo, protein trong bã đậu nành rất cao. Do đó nó được coi là loại thức ăn cung cấp protein cho bò sữa và mỗi ngày có thể cho mỗi con ăn từ 10 đến 15 kg

+Bã bia: Là loại thức ăn nhiều nước, mùi thơm, vị ngon, hàm lượng khoáng, vitamin (chủ yếu là vitamin nhóm B) và đặc biệt là hàm lượng đạm trong bã bia cao. Vì vậy, nó có thể được coi là loại thức ăn bổ sung đạm, kích thích thèm ăn, tăng khả năng tiết sữa của bò nuôi trong điều kiện nhiệt đới nên được rất nhiều trang trại, hộ nuôi bò sữa sử dụng làm thức ăn nuôi bò sữa.

+Bã sắn: Bã sắn chứa nhiều tinh bột nhưng nghèo chất đạm khi sử dụng bã sắn nên trộn và cho ăn thêm urê hoặc bã đậu nành.

+ Rỉ mật đường: Rỉ mật đường là phụ phẩm của quá trình chế biến đường mí. Bên cạnh đó nó chứa chứa nhiều nguyên tố đa lượng và vi lượng, rất cần thiết cho bò sữa. Rỉ mật đường được sử dụng để bổ sung đường khi ủ chua thức ăn, là thành phần chính trong bánh dinh dưỡng hoặc cho ăn lẫn với rơm lúa… Do có vị ngọt nên gia súc thích ăn. Tuy nhiên, mỗi ngày cũng chỉ nên cho mỗi con trâu bò ăn 1 – 2 kg rỉ mật đường

Nhóm thức ăn củ quả:

Thức ăn củ quả bao gồm khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, bầu, bí… Đây là loại thức ăn rất tốt cho bò sữa. Nhóm thức ăn này có mùi thơm, vị ngon bò sữa cực  thích ăn. Với đó, nhóm thức ăn củ quả có hàm lượng nước, chất bột đường và vitamin c cao. Nhưng nhược điểm của loại thức ăn này là nghèo protein, chất béo, xơ và các muối khoáng, khó bảo quản Người nuôi nên bổ sung nhóm thức ăn củ quả trung bình mỗi ngày khoảng 4 – 5 kg/bò.

Thức ăn bổ sung

Là loại thức ăn được thêm vào khẩu phần với số lượng nhỏ để cân bằng một số chất dinh dưỡng thiếu hụt như chất đạm, khoáng và vitamin. Trong số cấc loại thức ăn bổ sung, quan trọng nhất là urê và hỗn hợp khoáng.

Urê và phương pháp sử dụng urê cho bò sữa:

Urê là một trong những chất chứa nitơ vô đạm, đã được sử dụng từ lâu và rất rộng rãi trong chăn nuôi bò sữa. Nguyên nhân vì sao bò sữa lại sử dụng được urê bởi vì trong dạ cỏ của chúng có các quần thể vi sinh vật có khả năng biến đổi, phân giải nitơ trong urê và tổng hợp nên các chất đạm có giá trị sinh vật học cao, cung cấp cho cơ thể.

Người nuôi sử dụng urê theo 4 cách: trộn vào thức ăn hỗn hợp, trộn với rỉ mật đường, trộn với một số thành phần làm bánh dinh dưỡng và trộn ủ với cỏ hoặc rơm.

Thức ăn bổ sung khoáng:

Do thức ăn của bò sữa có nguồn gốc thực vật nên khẩu phần thường thiếu các chất khoáng, kể cả khoáng đa lượng và khoáng vi lượng. Cần bổ sung các chất khoáng vào khẩu phần như bột đá vôi, bột sò. Để bổ sung phốt pho, dùng bột xương, phân lân nung chảy hoặc đicanxi phốt phát. Các loại khoáng vi lượng (coban, đồng, kẽm….) thường được dùng dưới dạng muối sulphát (sulphát coban, sulphát đồng, sulphát kẽm…).

Việc cung cấp từng chất khoáng riêng rẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với loại khoáng vi lượng – rất cần thiết nhưng lại với sổ lượng nhỏ, rất khó bảo đảm định lượng chính xác. Do đó người nuôi phối hợp nhiều loại khoáng với nhau theo tỷ lệ nhất định dưới dạng premix khoáng, đùng để trộn với các loại thức ăn tinh. Người nuôi có thể bổ sung khoáng cho bò sữa dưới dạng đá liếm, có trộn lẫn với rỉ mật hoặc đất sét, ximăng…

 Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác