Cách bảo vệ mắt cho trẻ trước các căn bệnh về mắt
Các căn bệnh về mắt ở tuổi học đường, các phương pháp bảo vệ mắt cho trẻ hiệu quả
Cách bảo vệ mắt cho trẻ trước các căn bệnh về mắt
Các cụ xưa thường nói “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” nói lên vai trò của đôi mắt, hai bàn tay trong đời sống con người. Vì vậy, việc bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh cho lứa tuổi học đường là trách nhiệm của cá nhân, của gia đình và xã hội.
Theo số liệu thống kê đến năm 2021, tỷ lệ mắc các bệnh về mắt ở độ tuổi học đường ngày càng tăng cao.
Nguyên nhân do cường độ học tập liên tục, lạm dụng các loại hình công nghệ, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến các bệnh về mắt.
Các căn bệnh về mắt ở tuổi học đường
Cận thị
Cận thị học đường là một trong những bệnh về mắt phổ biến hàng đầu hiện nay. Người mắc bệnh thời gian đầu sẽ thấy mờ mắt, nhìn xa không rõ tuy nhiên trong phạm vi gần vẫn có thể nhìn được.
Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu dài hơn hoặc giác mạc/ thể thủy tinh cong vồng hơn bình thường. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cận thị học đường là di truyền và lối sống.
Di truyền: Một số nghiên cứu đã chứng minh có khoảng 24 gen liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển cận thị.
Lối sống lạm dụng công nghệ:Công nghệ đang dần trở thành nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cận thị học đường. Khi sử dụng các thiết bị điện tử, mắt luôn trong trạng thái điều tiết. Lâu ngày, thể thủy tinh không thể xẹp xuống như hình dạng ban đầu, dẫn đến tật cận thị. Không chỉ vậy, sử dụng thiết bị điện tử làm giảm tần số chớp mắt khiến mắt dễ bị khô.
Áp lực học tập: Trẻ em hiện tại dành quá nhiều thời gian cho việc học hành. Điều này làm tăng thời gian nhìn gần, giảm thời gian nhìn xa khiến mắt luôn phải điều tiết, dễ dẫn đến cận thị.
Cận thị gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập, lâu dần có thể là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa võng mạc, bong tróc võng mạc, mù…
Viễn thị
Viễn thịxuất hiện ở tuổi trẻ bắt đầu đến trường (6 tuổi), khiến trẻ nhìn xa dễ hơn nhìn gần. Viễn thị thường gây nhược thị, là một trong những yếu tố dẫn đến lác mắt.
Biểu nhiện đặc trưng là nhức mắt, mỏi mắt, nhức đầu...Đặc biệt khi mắt có khuynh hướng quay vào làm lé trong cha mẹ cần đưa con đến các bệnh viện mắt để kiểm tra.
Loạn thị
Mắt loạn thị là khi xảy ra cùng lúc cả hai loại cận thị và viễn thị. Biểu hiện đặc trưng của loạn thị làm làm mờ tầm nhìn ở mọi khoảng cách.
Nguyên nhân của loạn thị chủ yếu do giác mạc có hình dạng bất thường. Đối với mắt bình thường, bề mặt giác mạc có hình cầu. Tuy nhiên khi bị loạn thị, giác mạc có độ cong không đều. Sự thay đổi độ cong bề mặt giác mạc làm hình ảnh của vật hội tụ thành nhiều đường tiêu trên võng mạc dẫn đến nhìn mờ nhòe, biến dạng hình ảnh.
Phương pháp bảo vệ mắt cho trẻ hiệu quả
+ Ngồi học đủ ánh sáng và đúng tư thế.
+ Hạn chế thời gian nhìn gần không cần thiết như: chơi game, xem tivi, chơi điện thoại, máy tính..
+Thực hiện quy tắc 20/20/20, tức là nhìn gần 20 phút để mắt nghỉ ngơi 20 giây bằng cách nhìn xa 20 feet ~ 6 mét. Nếu mắt nhìn bị nhòe đi, cần cho mắt nghỉ lâu hơn.
+ Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, ngủ đủ giấc
+ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các vi chất như vitamin A, C, E, chất khoáng tốt cho mắt có trong rau củ, trái cây, thịt, cá...
+ Tăng thời gian hoạt động ngoài trời để mắt được nhìn xa.
+ Khám mắt định kỳ tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt để kịp thời phát hiện, điểu trị các tật khúc xạ về mắt.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Dấu hiệu khi đeo kính không phù hợp và những tác hại
Đeo kính cận sai số nguy hiểm đến mắt như thế nào?
Những nguyên tắc phòng tránh các bệnh về mắt cho dân văn phòng
Giả cận thị: phân biệt và điều trị
Chế độ ăn uống cần thiết bảo vệ đôi mắt khỏi cận thị, lão hóa
Suckhoecuocsong.vn