Các bệnh tắc kè thường mắc phải

18/07/2018 14:06

Một số loại bệnh tắc kè thường gặp phải,

Bệnh giun sán:

Biểu hiện: Quan sát tắc kè sẽ thấy người tắc kè gầy yếu, teo tóp dần. Tắc kè bỏ ăn uống ngay cả trong điều kiện thức ăn dư thừa.

Đối với những con tắc kè bị chết quan sát ở lỗ huyệt hoặc bóp nhẹ vào bụng có thể thấy giun sán từ lỗ huyệt thò ra.

Ngoài ra khi bị nhiễm giun sán tắc kè có thể truyền bệnh cho cả các con khác.

Nguyên nhân do giun sán ký sinh trên các thức ăn như gián, dế mèn. Chuồng trại ẩm thấp, không được dọn sạch sẽ tạo điều kiện cho giun sán sinh sống.

Phòng bệnh giun sán cho tắc kè bằng cách giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ. Khử trùng  diệt vi khuẩn, nấm mốc, trùng ký sinh bằng vôi bột, dung dịch khử trùng.

Trị bệnh: Dùng thuốc tẩy giun sán như Piperazine liều dùng  250 mg/kg thể trọng,  Fenbendazone 30 (mg/kg thể trọng  , Fludendazole với liều lượng 30 mg/kg thể trọng.

Bệnh ỉa chảy:

Biểu hiện: Tắc kè bị ỉa chảy có phân lỏng  đối với trường hợp bị nặng thấy rất nhiều máu giống như xuất huyết ruột. Nếu không kịp thời chữa trị tắc kè sẽ bị chết sau 18-24 giờ.

Nguyên nhân do nấm độc, vi trùng gây bệnh  sống trong chuồng bám vào thức ăn, xâm nhập vào cơ thể tắc kè gây bệnh ỉa chảy. Chuồng nuôi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, không được vệ sinh sạch sẽ.

Phòng bệnh ỉa chảy bằng cách dọn dẹp chuồng nuôi hàng ngày, thức ăn hàng ngày sau khi ăn thừa bỏ đi không cho tắc kè ăn. Chuồng nuôi đặt ở vị trí cao, thoáng mát mái chuồng nuôi phải được che đậy. Máng đựng nước cọ rửa thường xuyên. Khử trùng chuồng nuôi bằng dung dịch diệt các nấm mốc, trùng ký sinh, vi khuẩn.

Trị bệnh: Dùng các kháng sinh của gia cầm như Ampicilin, Amôxylin hòa nước tỷ lệ 1/100 cho uống trực tiếp, ngày uống 2-3 lần, nếu cho uống kịp thời thì trong vòng 2 ngày tắc kè sẽ khỏi bệnh.

Bệnh bại liệt:

Dấu hiệu: Tắc kè không di chuyển được chân hoặc đuôi hoặc một bộ phận cơ thể. Chúng thường nằm im một chỗ, không vận động.

Nguyên nhân tắc kè bị thiếu canxi và magie hoặc thức ăn không đầy đủ dưỡng chất cần thiết

Phòng bệnh:  Thức ăn của tắc kè phải được cung cấp đầy đủ cho ăn ngày 2-3 lần. Bổ sung một  số khoáng chất cần thiết vào nước uống cho tắc kè. Đa dạng hóa nhiều loại thức ăn khác nhau.

Trị bệnh: Tách riêng tắc kè bị bệnh ra khỏi những con khác để thuận tiện cho việc chăm sóc. Sử dụng thuốc  culcifort tiêm dưới da để bổ sung canxi và magie cho tắc kè.

Bệnh u bướu ở tắc kè:

Biểu hiện: Tắc kè nổi các cục u bướu trên một số vùng cơ thể, các u bướu khi giải phẫu có hình dạng thỏi như hạt ngô. Ngoài ra, khi quan sát sẽ thấy các cục u bướu ở trong miệng hay họng của tắc kè có màu trắng đục.

Nguyên nhân: Do vi rut, vi khuẩn sống tại các chuồng nuôi xâm nhập vào vết thương ăn sâu vào cơ thể gây nên các cục u bướu ở tắc kè.

Phòng bệnh:  Chuồng nuôi cần được vệ sinh hàng ngày, sử dụng bột và dung dịch khử trùng diệt vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng.

Trị bệnh: Dùng dao sắc trích da bên ngoài sau đó dùng muối, dung dịch cồn rửa sạch. Dung dịch xanhmetylen để sát trùng các vết thương. Đối với các u bướu trong vòm họng sử dụng kẹp băng cắt bỏ.

Gầy yếu, suy dinh dưỡng:

Triệu chứng: Quan sát thấy da khô và thô, trên da có nhiều nếp nhăn, đuôi thon nhỏ, cơ thể gầy yếu, di chuyển chậm chạp.

Nguyên nhân được xác định do tắc kè không tranh được thức ăn lâu ngày dẫn đến thiếu dinh dưỡng

Phòng tránh: Cung cấp đầy đủ lượng thức ăn cho tắc kè

Trị bệnh:  tách tắc kè ra khỏi các con khác bổ sung các thức ăn, dinh dưỡng cho tắc kè

Viêm nhiễm các vết trầy xước:

Dấu hiệu nhận biết các vết thương trầy xước bị sưng tấy, có dịch chảy ra xuất hiện mủ trắng nếu vết thương bị nặng. Tắc kè bỏ ăn, gầy yếu có thể bị chết nếu không được chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân: Do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, tắc kè va chạm vào những vật sắc nhọn.

Phòng bệnh: Kiểm tra chuồng nuôi , loại bỏ những vật sắc nhọn có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tắc kè.

Trị bệnh:  Rửa sạch vết thương bằng dung dịch cồn hoặc thuốc sát trùng lên vết thương.

Bệnh nội ngoại ký sinh:

Bệnh nội ngoại ký sinh do tắc kè ở trong môi trường ẩm ướt, mất vệ sinh, dụng cụ nuôi không sạch sẽ, có ve bám trên da tắc kè hút máu.

Dấu hiệu nhận biết tắc kè bị bệnh nội ngoại ký sinh: Thấy bên ngoài da bị lở loét, có nhiều ký sinh ký chủ bám trên da màu trắng đục hình tròn hoặc dẹp. Tắc kè bị ghẻ lóet , còi cọc, chậm lớn

Phòng bệnh: Dọn vệ sinh sạch sẽ khu nuôi , sát khuẩn và phơi nắng dụng cụ nuôi trong chuồng định kỳ. Chuồng nuôi đảm bảo đủ điều kiện ánh náng , không ẩm ướt .

Trị bệnh:  Pha cho uống Vitamin tổng hợp Ascorbric Acid 10 grs / 1 kg thể trọng /  tuần 2 lần. Tăng cho ăn nhiều 2 tháng tước mùa đông. Phải xổ sán lãi định kỳ tháng 01 lần.

Bệnh ký sinh trùng đường ruột:

 Nguyên nhân: Do tắc kè ăn phải côn trùng trùng đã nhiễm giun sán như  giun đũa, giun móc, sán lá gan, whipworms, các loài Taenia của sán dây, aelurostrongylus, paragonimiasis và Strongyloides .

Dấu hiệu nhận biết tắc kè bị ký sinh trùng đường ruột: Trong phân bải thải nhiều có nhiều đoạn màu trắng đục chứa rất nhiều trứng ở bên trong ,nang trứng giun màu trắng đục hình tròn hoặc năng trứng hình dẹp. Tắc kè đà bỏ ăn, sình bụng, còi cọc, chậm lớn và chết

Phòng bệnh: Dọn sinh sạch sẽ khu nuôi , sát khuẩn và phơi nắng dụng cụ nuôi trong chuồng định kỳ. Chuồng nuôi đảm bảo đầy đủ điều kiện ánh sáng, không ẩm ướt. Không cho tắc kè ăn côn trùng chết, côn trùng bắt ở bên ngoài như như cào cào, châu chấu, bướm, ròi bọ , đặc biệt không cho ăn gián

Trị bệnh: Cho tắc kè uống Vitamin tổng hợp Ascorbric Acid 10 grs / 1 kg thể trọng /  tuần 2 lần. Xổ sán lãi định  kỳ 1 tháng/lần.

Ths.Nguyễn Hữu Văn, Giang Trọng Toàn, Bùi Hùng Thịnh

Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Tạp chí khoa học  lâm nghiệp)

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác