Cá otto đóng vai trò gì trong bể cá cảnh? Cách nuôi cá otto

06/06/2020 16:05

Hướng dẫn cách chắm sóc cá otto

Cá otto có tên khoa học là Otocinclus affinis thuộc chi Macrotocinclus, họ Loricariidae. Chúng là một trong những dòng cá canh được nhiều người nuôi cá cảnh yêu thích nuôi bởi tập tính chăm chỉ của dòng cá này.

Sở hữu màu sắc cơ bản là vàng nhạt kết hợp với họa tiết sọc dài từ đến đuôi màu đen. Nhưng có một số cá otto loại sở hữu màu vàng xám hoặc ghi nhưng màu vàng nhạt vẫn là phổ biến. Trên phận bụng của otto có màu trắng bạc hài hòa nhưng chỉ khi quan sát ở cự ly gần bạn mới có thể phát hiện thấy. Loài cá otto sở hữu thân hình nhỏ bé, khi trưởng thành kích cỡ to nhất khoảng 5cm.

Cá otto sống theo đàn, mỗi một đàn trung bình từ 5-10 con và chỉ có thể khỏe mạnh khi được sống với nhóm đồng loại. Cá otto là loại một loại cá cảnh hiền đôi khi còn nhút nhát nên có thể chung sống với nhiều loại cá cảnh khác trong bể nuôi. Nơi trú ẩn ưa thích của chúng thường là các phiến đá, hang hốc nhân tạo, cây thủy sinh dưới bể nuôi. Trong bể nuôi cá otto đóng vai trò làm sạch bể, dọn dẹp dọn rêu, nhánh cây phân hủy, vi sinh vật nhỏ bé…

Thức ăn chính của cá otto

Otto thuộc giống cá dọn bể nên thức ăn chính của cá otto thường là: mảng rêu bám trên đá, hòn non bộ giả, thân cây, thành bể kính,…quanh khu vực sinh sống của chúng. Nên bạn không phải lo lắng về chuyện thức ăn của cá otto, không phải lo lắng việc cá otto giành thức ăn với loài cá cảnh khác trong bể nuôi. Tuy nhiên, đối với những bể nuôi có ít rêu cần đảm bảo nguồn thức ăn cho cá otto tránh việc chúng bị đói vì không có thức ăn. Nếu rêu trong bể không có hoặc đã được dọn sạch thì có thể thay thế bằng tép băm nhuyễn hoặc tảo cầu.

Chăm sóc cá otto

Cá otto có khả năng thích nghi môi trường cực kỳ tốt, không yêu cầu cao như một số loài cá cảnh khác. Nhưng người nuôi cần phải chuẩn bị môi trường sống tốt để chúng phát triển khỏe mạnh, không nhiễm bệnh tật.

Khi chăm sóc cá otto cần chú ý thay nước thường xuyên, nguồn nước thay cần đảm bảo sạch, không lẫn tạp chất, hóa chất độc hại. Nếu sử dụng nước máy trước khi cho vào bể hãy phơi nắng 1-2 ngày để Clo trong nước bay hơi hết. Cũng giống như các loài cá cảnh khác khi thay nước không thay nước quá đột ngột, thay nước hết mà hãy giữ lại 1/3 nước cũ tránh cá otto bị sốc, stress. Tính mẫn cảm với môi trường nước sẽ khiến chúng cảm thấy khó chịu khi bạn cứ thay nước quá nhiều lần một cách quá đột ngột. Do vậy nên giữ cho nguồn nước ổn định và thay với chu kỳ đều đặn để chúng quen dần, bắt kịp sự thích ứng trong bể nuôi. Tuyệt đối không sử dụng các thuốc hóa học như thuốc diệt rêu, thuốc diệt ốc… vào trong môi trường nước của loài cá Otto đang sống.

Khi giữ được môi trường nước ổn định cá otto vô cùng khỏe mạnh và sống cực kỳ tốt để làm nhiệm vụ làm sạch bể, dọn dẹp dọn rêu, nhánh cây phân hủy, vi sinh vật nhỏ bé…

Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng do sở hữu thân hình nhỏ bé, nhút nhát không nên nuôi chung với những con cá hung hãn khác trong cùng một môi trường với chúng tránh trường hợp “cá lớn nuốt cá bé” hoặc bị làm mồi cho cá lớn.

Nên thả thêm một số loại cây nổi như bèo Nhật hay cây có tán lá rộng, cao che bớt ánh sáng bể rất tốt cho sự phát triển của cá otto.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác