Bệnh viêm tuyến sữa ở chó: cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả

23/06/2021 16:22

Bệnh viêm tuyến sữa ở chó mẹ là gì, nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến sữa ở chó, cách điều trị bệnh viêm tuyến sữa ở chó

Bệnh viêm tuyến sữa ở chó: cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả

Bệnh viêm tuyến sữa ở chó thường xảy ra trong thời kỳ chó cho con bú. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời chó mẹ cảm thấy khó chịu, đau đớn mỗi khi cho chó con bú mà chó con sẽ không được nhận nguồn sữa từ chó mẹ từ đó khiến chúng không đủ dinh dưỡng để phát triển, yếu ớt thậm chí là chết dần.

Bệnh viêm tuyến sữa ở chó mẹ là gì, có nguy hiểm?

Bệnh viêm tuyến sữa xảy ra khi các tuyến vú, nằm trong vú của chó mẹ bị viêm, do nhiễm trùng bởi vi khuẩn E.coli, staphylococci, và β-hemolytic Streptococci ở tuyến sữa, do sữa bị tích tụ ở tuyến vú, hoặc kết quả của sự tích tụ sữa dư thừa trong tuyến vú gây ra. Các vi khuẩn xâm nhập vào tuyến sữa thông qua lỗ hở ở núm vú và gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm. Viêm tuyến sữa không chỉ gặp ở chó đang cho con bú mà cũng có thể xảy ra ở những chú chó đang mang thai cũng có nguy cơ bị bệnh này do đó người nuôi cần hết sức quan tâm.

Nếu không được phát hiện sớm và có cách xử lý kịp thời bệnh viêm vú ở chó có thể gây tổn thương tuyến vú, nhiễm trùng máu lan ra trong máu trong một số trường hợp có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến vú, sức khỏe của chó mẹ. Bên cạnh đó, chó con không được bú sữa đầy đủ, lượng sữa không đảm bảo so với nhu cầu phát triển của chó con chúng có thể gặp phải tình trạng còi cọc, chậm lớn thậm chí tử vong do đói.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến sữa ở chó

Nguyên nhân gây bệnh viêm vú ở chó có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Các nguyên nhân chính gây viêm vú phải kể đến như:

+ Do chó mẹ đẻ ít con, khi chó con ít bú dễ bị tích sữa gây bệnh viêm tuyến vú

+ Tuyến sữa của chó mẹ bị tổn thương bởi móng vuốt sắc nhọn của chó con gây ra trong lúc bú sữa. Khi đó vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào vết thương và gây ra viêm nhiễm.

+ Tuyến vú của chó mẹ bị tắc nghẽn do tích tụ sữa bởi khi lượng sữa tiết ra quá nhiều bị tích tụ lại trong tuyến vú gây ra áp lực khiến chó mẹ bị viêm tuyến sữa.

+ Một nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng viêm tuyến vú ở chó chính là cơ thắt núm vú của chó mẹ bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng xung huyết từ đó dẫn đến bệnh viêm tuyến sữa cho chó mẹ.

+ Chó mẹ bị rối loạn nội tiết tố

+ Trong thời kỳ nuôi con chó mẹ bị căng thẳng, stress dẫn đến viêm

+ Khi chó bị viêm tử cung không được xử lý hay kỹ thuật mổ đẻ chưa tốt hoặc do chăm sóc sau mổ đẻ không đúng cũng gây viêm vú

+ Khi kiểm tra sữa của chó mẹ do bạn dùng tay bóp mạnh làm dập nang sữa cũng gây viêm

+ Chó mẹ nằm sàn nhà lạnh

+ Nhiễm trùng toàn thân xuất phát từ những nơi khác trên cơ thể của chó mẹ

+ Vệ sinh vú kém tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào tuyến sữa gây viêm sữa

+ Môi trường xung quanh chó mẹ không đảm bảo vệ sinh, ẩm ướt, bẩn thỉu, nhiều bụi bẩn,đất cát

+ Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hoặc do các chất hóa học xâm nhập vào cơ thể chó mẹ cũng có thể gây ra bệnh viêm tuyến sữa ở chó.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm tuyến sữa ở chó

Một số chó mẹ thường không thích bạn chạm vào vùng bụng của chúng khi chúng đang ở trong giai đoạn cho con bú nên gây khó khăn trong việc phát hiện sớm bệnh viêm tuyến sữa. Do đó, nếu như bạn phát hiện chó mẹ có những triệu chứng sau đây thì rất có thể chó của bạn đang bị bệnh viêm tuyến sữa.

+ Chó mẹ bỏ bê chó con, không chịu cho mèo con bú sữa

+ Chó mẹ trở nên lười vận động, nằm một chỗ, không chịu nằm cạnh con

+ Chó mẹ ăn ít đi hẳn, bỏ bữa, chán ăn

+ Tuyến vú vị sưng lên, xuất hiện các vết nứt ở núm vú

+ Chó mẹ cảm thấy đau đớn khi chó con chạm vào tuyến sữa của mình.

+ Khu vực da trên của tuyến sữa chuyển thành màu đỏ

+ Khi dùng tay nặn sữa vùng vú nghi ngờ là bị viêm thì không phải là sữa mà là sữa đông.

+ Núm vú quá cứng

+ Khi dùng tay ấn vào núm vú, sữa có thể tiết ra cùng với dịch tiết của chó có mủ vảy xám hoặc nâu xanh, dịch màu xanh, máu có lẫn tạp chất.

+ Chó bị sốt, mất nước, sốc nhiễm trùng hệ thống

+ Xuất hiện vùng da bị áp xe, hoại tử tuyến vú nếu không được điều trị.

+ Chó con còi cọc, yếu ớt, chậm lớn, kêu nhiều.

Nếu chó không được hỗ trợ biện pháp y tế kịp thời có thể dẫn đến tình trạng chó bị “áp xe” từ đó, vị trí tụ mủ sẽ bị vỡ ra. Các hạt mô chết cùng với chất mủ màu xám sẽ chảy ra gây nhiễm trùng gangren bầu vú ở chó.

Chẩn đoán

Sau khi kiểm tra các thông tin, tiền sử bệnh án, kiểm tra sức khỏe khỏe các bác sĩ sẽ chẩn đoán được chó của bạn có bị viêm tuyến sữa hay không dựa trên những kiểm tra về thể chất. Tiếp đó, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu dịch tiết từ núm vú và kiểm tra dưới kính hiển vi để xem có sự bất thường nào của máu hoặc xuất hiện của vi khuẩn hay không từ đó đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng của chó mẹ đang gặp phải và có hướng điều trị phù hợp.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh viêm tuyến sữa ở chó

Khi chó được chẩn đoán là bị viêm tuyến sữa chó sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh, chỉ định dùng thuốc chống viêm để cải thiện tình trạng. Bệnh viêm tuyến sữa có thể điều trị tại nhà trừ trường hợp chó bị viêm quá nặng các bác sĩ phải theo dõi, và điều trị, phẫu thuật cắt bỏ các tuyến bị viêm

Trường hợp chó bị viêm tuyến sữa nhẹ:

Nếu viêm vú không quá nặng vẫn có thể tiếp tục cho chó con bú và xử lý vú vị viêm bằng cách dùng tay nhẹ nhàng massage vùng bầu vú, kích thích để những tia sữa chảy ra nhẹ nhàng. Cho chó mẹ uống thuốc tiêu sữa hoặc thuốc Choay để giúp giảm viêm. Tiếp tục massage vú bị viêm bằng đá lạnh và lá bắp cải để giảm tình trạng bị viêm. Hằng ngày dùng khăn sạch để vệ sinh vú, các khe đầu ti sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn.

Trường hợp chó bị viêm tuyến sữa nặng:

Nếu bệnh viêm vú tiến triển nặng hãy dừng cho chó con bú sữa mẹ và thay thế nguồn sữa khác bổ sung. Di chuyển chó mẹ đến phòng khám thú y để được các bác sĩ thú y có chuyên môn thăm khám và điều trị. Không được tự ý điều trị tại nhà phòng tránh rủi ro cho sức khỏe của chó mẹ. Tại phòng khám các bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp Laser, kháng sinh hoặc tiêm dung dịch Novocaine

Liệu pháp kháng sinh:

Các loại thuốc kháng sinh được kê đơn phù hợp với nguyên nhân gây ra bệnh viêm tuyến sữa ở chó. Tuy nhiên, khi sử dụng liệu pháp kháng sinh để điều trị bệnh viêm tuyến ví chó mẹ sẽ được kiểm tra chẩn đoán để xác định rõ nguyên nhân rồi mới có được những loại thuốc điều trị sao cho phù hợp.

Liệu pháp Laser:

Các bác sĩ sẽ tiến hành hiện bằng các thiết bị chiếu Laser đặc biệt vào khu vực tuyến vú bị viêm

Phong tỏa Novocaine:

Phương pháp điều trị này được sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh viêm tuyến sữa có mủ hay Catarrhal. Các bác sĩ thú y sẽ điều trị bằng cách tiêm dung dịch Novocaine để phong tỏa xung quanh khu vực bị ảnh hưởng. Thực hiện tiêm dung dịch Novocaine 3 ngày một lần.

Hiện nay, thuốc Mastometrin được sử dụng để điều trị bệnh viêm tuyến sữa ở chó. Thuốc Mastometrin có tác dụng loại bỏ tình trạng viêm và hồi phục được chức năng của nội mạc tử cung. Các bác sĩ sẽ kết hợp thuốc Mastometrin với thuốc Travmatin. Hỗn hợp này được tiêm vào cơ bắp hay tiêm vào dưới da của chó bằng một ống tiêm. Quá trình điều trị bằng liệu pháp này sẽ kéo dài từ 3-5 ngày.

Phòng ngừa bệnh viêm tuyến vú ở chó

+ Thường xuyên kiểm tra các núm vú của chó

+ Cắt một ít đầu móng chân cho chó con để ngăn mèo con cào trong quá trình bú sữa

+ Giữ vùng vú viêm sạch sẽ, cạo lông quanh tuyến vú để ngăn ngừa tái nhiễm

+ Đảm bảo chó con bú các vú khác còn lại chứ không phải chỉ bú 1 núm vú

+ Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng như: thịt bò, thịt lợn, cá, thịt gà, sữa, rau xanh,… để tăng cường đề kháng, lượng sữa cho chó mẹ

+ Giữ gìn vệ sinh khu vực ổ của chó được sạch sẽ, thoáng đãng, tránh để ổ của chó ở nơi ẩm thấp, tối tăm, bụi bẩn, đất cát…

+ Nên lót khăn dưới khu vực nền nhà quanh ổ của chó.

+ Kiểm tra sức khỏe của chó mẹ định kỳ tại các cơ sở thú y uy tín, chất lượng

Hi vọng sau bài viết này các bạn đã có được những kiến thức bổ ích trong việc nuôi chó sinh sản, phòng ngừa được bệnh viêm tuyến sữa ở chó

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Nên cho chó mẹ ăn gì để nhiều sữa?

Bệnh viêm vú ở mèo: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

+ Mèo bị căng sữa nguyên nhân do đâu, cách phòng tránh mèo bị căng sữa

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác