Bệnh tiểu đường ở chó có các triệu chứng và cách điều trị nào?
Nguyên nhân nào gây bệnh tiểu đường ở chó, khi chó bị bệnh tiểu đường sẽ có những triệu chứng gì, cách điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường ở chó: triệu chứng, cách điều trị
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường xảy ra không chỉ ở con người mà ngay cả chó, mèo đều có thể bị mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện sớm sẽ tiến triển khiến chó nôn mửa, chán ăn, giảm năng lượng, đục thủy tinh thể, nhiễm trùng đường tiết niệu và gây suy thận ở chó. Nguyên nhân nào gây bệnh tiểu đường ở chó? Khi chó bị bệnh tiểu đường sẽ có những triệu chứng như thế nào? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) ở chó
Bệnh tiểu đường không chỉ xảy ra ở người mà ngay cả chó, mèo cũng bị mắc bệnh tiểu đường. Bệnh xảy ra do thiếu insulin nội tiết tố hoặc đáp ứng không đầy đủ với insulin. Khi chó không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng bình thường khiến lượng đường trong máu tăng cao. Kết quả tăng đường huyết, nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như: giảm năng lượng, đục thủy tinh thể, nhiễm trùng đường tiết niệu và gây suy thận,…
Một số giống chó cũng có thể có rủi ro cao mắc bệnh tiểu đường hơn một số giống chó khác như: Chó sục Úc, Poodles, Dachshunds, Chó Schnauzers, Keeshonds và Samoybed.
Phân loại bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường):
Bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại gồm: tiểu đường loại I (thiếu sản xuất insulin) và tiểu đường loại II (sản xuất insulin bị suy yếu cùng với đáp ứng không đầy đủ với hormone), tiểu đường loại III (hiếm gặp)
Bệnh tiểu đường loại I:
Bệnh tiểu đường loại I xảy ra khi tuyến tụy đã ngừng sản xuất insulin hoàn toàn. Khi chó bị bệnh tiểu đường loại I sẽ phụ thuộc vào việc tiêm insulin hàng ngày để duy tri sự cân bằng đường huyết
Bệnh tiểu đường loại II:
Bệnh tiểu đường loại II xảy ra khi tuyến tụy của chó vẫn có thể sản xuất insulin nhưng cơ thể không thể đáp ứng đủ nhu cầu nội tiết tố của thể
Bệnh tiểu đường loại III:
Bệnh tiểu đường loại III hay còn được gọi là đái tháo đường nhạt, bệnh tiểu đường nước với sự xuất hiện của một lượng nước tiểu loãng. Đây là dạng bệnh tiểu đường rất hiếm gặp.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) ở chó
Khi chó bị bệnh tiểu đường, chó sẽ có những triệu chứng từ nhẹ đến nặng như sau:
Chó hay khát nước, đi tiểu nhiều
Bởi đường glucoso không thể xuyên qua các tế bào dẫn đến mức độ đường huyết trong máu tăng đột biến. Lượng đường dư thừa này sẽ được lọc qua thận, đi ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Khi đó chó sẽ bị mất nhiều nước vì tiểu nhiều, thèm uống nước nhiều hơn.
Chó đi vệ sinh không đúng chỗ
Do tình trạng đi tiểu nhiều bất thường khiến chó đi vệ sinh lung tung, không đúng chỗ đã được huấn luyện.
Thói quen ăn uống của chó thay đổi:
Một số chó bị tiểu đường sẽ bị thay đổi thói quen ăn uống. Một số chó bị tiểu đường sẽ ăn ít hơn, lười ăn ngược lại một số con có xu hướng ăn nhiều, thèm ăn vì vùng dưới đồi não kích thích tiêu hóa của chúng.
Giảm cân:
Do cơ thể không thể hấp thụ lượng Calo để chuyển hóa thành năng lượng, nên chất béo trong cơ thể bị đốt cháy thành năng lượng khiến chó bị sụt cân nhanh chóng, ốm yếu, gầy gò
Nằm yên một chỗ, ốm yếu, chán nản:
Do không hấp thụ được các chất dinh dưỡng kiến chó bị tình trạng thiếu năng lượng hay một số con chó bị teo cơ, chán nản, mệt mỏi, đờ đẫn
Nôn mửa:
Nếu bệnh tiểu đường tiến triển nghiêm trọng cơ thể chó phải tự đốt cháy chất béo bên trong, sau đó tích tụ chất thải có tên gọi Ketones. Khi lượng Ketone trong máu cao lên, và nồng độ pH trong máu giảm sút, chó bệnh thường cảm thấy buồn nôn, và có thể tử vong.
Hơi thở
Hơi thở của chó có mùi trái cây ngọt bất thường
Đục thủy tinh thể
Khi bệnh tiến triển nặng, chó bị đục thủy tinh thể hoặc mắt nhiều mây
Tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao)
Tăng đường huyết gây ra những thay đổi trong ống kính của mắt. Nước khuếch tán vào ống kính gây ra sưng và phá vỡ các cấu trúc ống kính.
Chó bị suy thận:
Thận của chó trở lên quá tải khiến các nephron (các bộ lọc trong thận) không thể xử lý được việc lọc đường từ đó làm rối loạn các chức năng của thận, suy thận
Bên cạnh đó, chó sẽ có những triệu chứng khác như: bồn chồn, run rẩy, thú xuất hiện nhiều hành vi bất thường, lông mỏng dần và xỉn màu, một số bị thừa cân/béo phì, mất kiểm soát bài tiết hoặc bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da mãn tính, hôn mê, hạ đường huyết, bệnh về gan phát triển,…
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) ở chó
Hiện tại, nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường vẫn chưa xác định. Có thể một số bệnh như: di truyền, béo phì, viêm tụy mãn tín, bệnh tự miễn, thuốc, có thể đóng một vai trò lớn trong sự phát triển của bệnh tiểu đường ở chó.
Chẩn đoán bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) ở chó
Khi phát hiện chó có những triệu chứng ở trên hãy đem chó đến phòng khám thú y để các bác sĩ kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh. Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, xác định chó đang mắc tiểu đường loại I hay tiểu đường loại II bác sĩ thú y sẽ tiến hành:
+ Thu thập thông tin về các dấu hiệu lâm sàng
+ Thực hiện kiểm tra thể chất
+ Xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu
+ Chụp X-quang, siêu âm giúp chẩn đoán các bệnh và các biến chứng xảy ra đồng thời do bệnh tiểu đường
Điều trị bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) ở chó
Việc điều trị bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) ở chó sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu bệnh, sức khỏe của chó.
Tiêm insulin
Tiêm insulin là phương pháp điều trị tiểu đường phổ biến được nhiều bác sĩ thú y áp dụng để điều trị cho chó và insulin không dễ bảo quản. Chó bị tiểu đường nhẹ sẽ được điều trị tại nhà, còn nếu có biến chứng nặng như nhiễm toan đái tháo đường thì ban đầu cần điều trị ổn định tại bệnh viện.
Sử dụng thuốc hạ đường huyết
Một số chó sẽ được chỉ định tiểu đường bằng cách sử dụng thuốc hạ đường huyết nhưng các loại thuốc uống hạ đường huyết cho chó chỉ hoạt động nếu tụy vẫn sản xuất insulin.
Thay đổi chế độ ăn, kiểm soát cân nặng của chó
Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện tình trạng tiểu đường ở chó. Chế độ ăn giàu protein và ít tinh bột cộng thêm các bài hoạt động thể chất sẽ giúp giảm khả năng tiểu đường ở chó.
Kiểm tra đường huyết thường xuyên:
Kiểm tra đường huyết thường xuyên là một phần quan trọng trong việc theo dõi và điều trị cho bất kỳ chó bị bệnh tiểu đường nào, kết hợp với thiết lập lịch kiểm tra lượng đường trong máu của chó.
Nếu một số con chó bị tiểu đường xuất hiện tình trạng hạ đường huyết hãy đổ một ít dung dịch đường (xirô ngô, mật ong…) vào các chi, xoa vào nướu hoặc dưới lưỡi để giải quyết tạm thời tình trạng bệnh.
Chó xuất hiện tình trạng đục thủy tinh thể các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để phục hồi thị lực cho chó.
Phòng chống bệnh tiểu đường ở chó
+ Thiếp lập chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất
+ Cho chó tập luyện thể dục thường xuyên thạm gia các môn thể thao như bơi, chạy, đi bộ, leo trèo chướng ngại vật
+ Kiểm soát lượng thức ăn cho chó, không cho chó ăn quá nhiều
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ở mèo: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
+ Suy thận ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
+ Bệnh đục thủy tinh thể ở chó: nguyên nhân, cách phòng ngừa
Suckhoecuocsong.vn/TH