Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ở mèo: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

22/03/2021 15:15

Khi mèo bị tiểu đường sẽ có những triệu chứng gì, cách điều trị bệnh tiểu đường cho mèo hiệu quả nhất

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ở mèo?

Bệnh tiểu đường, viết tắt là tiểu đường, đây là bệnh lý mãn tính do thiếu hụt hormone insulin làm suy yếu khả năng chuyển hóa đường của cơ thể. Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh nội tiết phổ biến nhất ở mèo.

Các loại bệnh tiểu đường ở mèo

Có hai loại bệnh tiểu đường ở mèo là tiểu đường loại I và tiểu đường loại II.

Bệnh tiểu đường loại I:

Tiểu đường loại I xảy ra khi cơ thể của mèo không sản xuất đủ insulin hay thiếu insulin. Tiểu đường loại I là kết quả của sự phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Chữa trị tiểu đường loại I cho mèo cần tiêm insulin trực tiếp vào cơ thể.

Tiểu đường loại II:

Tiểu đường loại II ở mèo còn được gọi là đái tháo đường kháng insulin hoặc không phụ thuộc insulin, thường gây ra bởi tình trạng mèo thừa cân, béo phì, chế độ ăn uống không cân bằng. Theo con số thống kê, có khoảng 30% số mèo được chẩn đoán mắc tiểu đường loại II. Điều trị tiểu đường loại II thường được điều trị bằng cách quản lý cân nặng, chế độ ăn uống, thuốc uống của mèo.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) xảy ra ở những con mèo nào?

Bệnh tiểu đường xảy ra ở những con mèo trung niên tới mèo già, ở cả mèo cái lẫn mèo đực. Tuy nhiên, ở mèo đực có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn mèo cái hay những con mèo đực đã bị thiến, mèo thiếu hoạt động thể chất, mèo mắc một số bệnh làm gây ra bệnh tiểu đường

Triệu chứng mèo bị bệnh đái tháo đường (tiểu đường)

Dựa vào tình trạng lượng hoocmon insulin sụt giảm nhiều hay ít các bác sĩ thú y sẽ phát hiện được triệu chứng bệnh tiểu đường có nghiêm trọng hay không. Khi mèo mắc bệnh tiểu đường mèo sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:

Mèo hay khát nước, đi tiểu nhiều:

Do đường glu-cô không thể xuyên qua các tế bào dẫn đến mức độ đường huyết trong máu tăng đột biến (chứng hyperglycemia). Lượng đường thừa này được lọc qua thận, và ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Điều này khiến mèo bị mất nhiều nước vì tiểu nhiều và mèo thèm uống nhiều nước hơn

Đi vệ sinh không đúng chỗ:

Mèo đi vệ sinh lung tung, không đúng chỗ do mèo đi tiểu nhiều bất thường.

Thói quen ăn uống của mèo thay đổi:

Một số mèo bị tiểu đường sẽ bị thay đổi thói quen ăn uống. Một số mèo bị tiểu đường sẽ ăn ít hơn, lười ăn ngược lại một số con có xu hướng ăn nhiều, thèm ăn vì vùng dưới đồi não kích thích tiêu hóa của chúng.

Giảm cân:

Do cơ thể không thể hấp thụ lượng Calo để chuyển hóa thành năng lượng, nên chất béo trong cơ thể bị đốt cháy thành năng lượng khiến mèo bị sụt cân nhanh chóng.

Di chuyển bất thường:

Một số con mèo khi bị tiểu đường có biểu hiện khuỷu chân sau xuống để đi lại (tư thế gang bàn chân)

Nằm yên một chỗ, ốm yếu, chán nản:

Do không hấp thụ được các chất dinh dưỡng kiến mèo bị tình trạng thiếu năng lượng hay một số con mèo bị teo cơ, chán nản, mệt mỏi, đờ đẫn

Nôn mửa:

Nếu bệnh tiểu đường tiến triển nghiêm trọng cơ thể mèo phải tự đốt cháy chất béo bên trong, sau đó tích tụ chất thải có tên gọi Ketones. Khi lượng Ketone trong máu cao lên, và nồng độ pH trong máu giảm sút, mèo bệnh thường cảm thấy buồn nôn, và có thể tử vong.

Ngoài ra, ta còn bắt gặp một vài triệu chứng khác của bệnh trên mèo cưng như

+ Lông mọc thưa

+ Các bệnh về gan phát triển

+ Sức đề kháng kém

+ Quá nhiều Ketone trong nước tiểu của mèo

+ Suy thận, suy gan, nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng các bộ phận khác trên cơ thể kể cả nướu

+ Mèo bị đục thủy tinh thể

Điều trị mèo bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ở mèo

Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ở mèo tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ, sức khỏe, thể trạng của mèo mà các bác sĩ thú y sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

Tiêm insulin

Tiêm insulin là phương pháp điều trị tiểu đường phổ biến được nhiều bác sĩ thú y áp dụng để điều trị cho mèo và insulin không dễ bảo quản. Mèo bị tiểu đường nhẹ sẽ được điều trị tại nhà, còn nếu có biến chứng nặng như nhiễm toan đái tháo đường thì ban đầu cần điều trị ổn định tại bệnh viện.

Sử dụng thuốc hạ đường huyết

Một số mèo sẽ được chỉ định tiểu đường bằng cách sử dụng thuốc hạ đường huyết nhưng các loại thuốc uống hạ đường huyết cho mèo chỉ hoạt động nếu tụy vẫn sản xuất insulin.

Thay đổi chế độ ăn, kiểm soát cân nặng

Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện tình trạng tiểu đường ở mèo. Chế độ ăn giàu protein và ít tinh bột cộng thêm các bài hoạt động thể chất sẽ giúp giảm khả năng tiểu đường ở mèo.

Pháp đồ điều trị OGA (Oral glycemic agents)

Phác đồ điều trị này  dùng cho điều trị tiểu đường loại II. Khi áp dụng phác đồ này có tác dụng kích thích tuyến tụy tiết ra hoocmon insulin và chủ yếu dành cho những người nuôi mèo không có khả năng tiêm insulin cho mèo. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của pháp đồ này là người chủ phải cho mèo uống thuốc mỗi ngày.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác