Bệnh Pravo ở chó nguyên nhân do đâu, triệu chứng và cách điều trị
Nguyên nhân nào gây ra bệnh Pravo ở chó, các triệu chứng và cách điều trị bệnh Pravo ở chó.
Bệnh Pravo ở chó là bệnh gì?
Bệnh Pravo ở chó hay còn được gọi tên đầy đủ là Canine Pravovirus là một bệnh siêu vi rất dễ lây lan, biểu hiện ở hai dạng là tim và ruột. Bệnh rất hay bị nhầm lẫn với các chứng bệnh đường ruột do vi khuẩn hay giun ký sinh gây nên…Bệnh Pravo thường xảy ra ở những chú chó dưới 3 tuổi. Do khả năng lây nhiễm cực cao, lại không có thuốc đặc trị mà chỉ có thuốc hỗ trợ nên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể kiến chó bị tử vong nhanh.
Nguyên nhân gây bệnh Parvo ở chó
Nguyên nhân gây bệnh Pravo ở chó gây ra bởi virus cùng tên thuộc họ Parvoviridae. Loại Parvovirus ở chó phát triển thuận lợi nhất ở điều kiện nhiệt độ cao, mưa nhiều, thời tiết ẩm thấp, …
+ Chó không được tiêm phòng đầy đủ
+Chó bị lây bệnh Pravo qua con đường tiếp xúc miệng với chó bị Pravo chứa mầm bệnh
+ Một số con chó bị nhiễm bệnh Pravo quá nặng, lượng virus trong phân của chúng sẽ nhiều do đó, khi một con chó khá đánh hơi cũng có thể bị nhiễm bệnh
+ Virus có thể lây qua giày dép, đất do đó khi chó vô tình tiếp xúc và bị nhiễm bệnh
Triệu chứng nhận biết chó bị bệnh Pravo
Bệnh Pravo thường tác động đến một số cơ quan nhất định. Do đó, khi chó bị bệnh Pravo có những triệu chứng nhận biết cho từng trường hợp như sau:
Chó bị bệnh Pravo dạng viêm ruột:
+ Chó bị sốt kéo dài trong vài giờ đồng hồ, nhiệt độ từ 40-41 độ C
+ Chó mệt mỏi, lười vận động, di chuyển, nằm ở góc nhà, ít hoạt bát hơn thường ngày.
+ Chó yếu ớt
+ Chó lười ăn thậm chí là bỏ ăn
+ Chó có thể nôn mửa kèm dịch vàng
+ Phân của chó có thể có màu đen, nâu sẫm, hình dạng bất thường có thể có dịch nhầy và máu.
+ Chó bị tiêu chảy cấp, cơ thể kiệt quệ trong thời gian ngắn
+ Niêm mạc nhợt nhạt, hố mắt trũng sâu do chó bị mất nước
+ Chó dễ bị nhiễm trùng
Chó bị bệnh Parvo dạng viêm ruột kết hợp:
Hội chứng viêm ruột kết hợp do sự xâm nhập cơ hội đồng thời của Parvovirus và các loại khuẩn ký sinh khác có thể kể đến như Salmonella, Campylobacter hoặc E.coli,... Khi Parvovirus xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ phá hoại hệ bạch cầu khiến hệ miễn dịch yếu dần tạo điều kiện thuận lợi cho các khuẩn trên gây nhiễm trùng thứ cấp. Chó bị bệnh Parvo dạng viêm ruột kết hợp có triệu chứng như:
+ Chó bị tiêu chảy nặng
+ Tăng đông máu gây suy tim
+ Chó bị hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS),…
+ Thiếu máu nặng
+ Phù hổi sốc tim
+ Chó mệt mỏi, uể oải, nằm im một chỗ
+ Mất cân bằng điện phổi
+ Chó dễ bị nhiễm các loại virus khác
Chó bị bệnh Parvo thể cơ tim:
Chó bị bệnh Parvo thể cơ tim là trường hợp hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm có thể gây đột ngột tử vong ở chó trong độ tuổi 4-8 tuần. Khi chó bị bệnh Pravo thể cơ tim chó có những triệu chứng như sau:
+ Chó bị thiếu máu nặng
+ Khó thở
+ Niêm mạc thâm tím, nhợt nhạt
+ Chó kêu la, quằn quại cơ thể rồi chết
Chẩn đoán bệnh Pravo ở chó
Khi phát hiện những triệu chứng ở trên hãy lập tức đem chó tới các phòng khám thú y gần nhất để các bác sĩ thú y tiến hành thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe của chó. Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thông tin, lịch tiêm phòng, lịch sử bệnh án của chó. Sau đó sẽ tiến hành lấy mẫu làm phản ứng ELISA, que test nhanh virus Parvo, chụp X-quang để chắc chắn không bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh lý khác. Các chỉ số bạch cầu, limpho, natri, kali, albumine,…cũng sẽ được kiểm tra.
Cách điều trị bệnh Pravo ở chó
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị cho chó khi chó bị mắc bệnh Pravo do đó các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị các triệu chứng giúp giảm tỷ lệ tử vong, tăng tỷ lệ sống cho chó.
Khi phát hiện những triệu chứng của bệnh Pravo hãy cách ly chó bị bệnh khỏi đàn hay những con vật khác trong nhà để tránh việc bệnh lây lan cho những con vật khác và khử trùng nơi ở của chó.
Khi chó có biểu hiện tiêu chảy, nôn mửa hãy cho chó ngừng ăn và quan sát xem chó có dấu hiệu hồi phục nào hay không. Do chó bị mất nước bởi bị tiêu chảy, nôn mửa hãy cấp nước ngay bằng biện pháp truyền tĩnh mạch có chứa các chất điện giải cần thiết như nước muối sinh lý natri clorid 0,9%, Glucose 0,5% hay kali clorid 10%, với liều lượng vừa phải 50ml/kg thể trọng, tốc độ truyền 50 giọt/phút. Nếu chó chưa có dấu hiệu bình phục, tỉnh táo hãy tiếp tục truyền với liều lượng như trước.
Do virus xâm nhập vào hệ thống ruột của chó gây nhiễm khuẩn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh do đó để chống bội nhiễm kế phát, các liều thuốc kháng sinh như metronidazol hoặc cephalosporin sẽ được các bác sĩ thú y sử dụng giúp tăng sức đề kháng cho chó
Nếu chó bị tiêu chảy kèm theo máu bác sĩ thú y sẽ sử dụng các các loại thuốc có chứa Vitamin K hoặc transamin 250mg để giúp chó cầm máu.
Nếu chó bị nôn quá nhiều thì một số thuốc cầm nôn như atropin sunphat hoặc tiêm ven cimetidine theo chỉ định ghi trên bao bì sản phẩm.
Chăm sóc chó bị bệnh Pravo
Trong quá trình điều trị bệnh Pravo ở chó thì việc chăm sóc đúng cách vô cùng quan trọng do đó, bạn hãy:
+ Hãy vệ sinh nơi ở của chó, những vị trí chó nôn mửa, tiêu chảy hãy lau dọn sạch sẽ sử dụng các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch. Điều này có tác dụng tránh tái xâm nhập của virus diễn ra, tránh chó khác trong nhà bị nhiễm virus.
+ Khử trùng các vật dụng hàng ngày của chó bị bệnh như: thảm trải, bát đựng thức ăn, bát đựng nước uống, chuồng nuôi, khu vực ăn, khu vực vệ sinh chủa chó
+ Đảm bảo nhiệt độ ổn định, tránh nơi ẩm thấp, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh để giúp cho việc điều trị cho chó thuận lợi hơn.
+ Nếu chó có dấu hiệu bình phục trở lại hãy lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp, giàu dinh dưỡng, hợp vệ sinh, tốt nhất hãy cho chó ăn cháo trắng loãng trong khoảng 1-2 tuần.
+ Sau khi dạ dày của chó đã hồi phục, không còn viêm loét nhiễm trùng hãy cho chó ăn thêm rau củ nghiền nhỏ cùng với cháo hay các loại protein băm nhỏ như thịt heo, bò, gà xay, hoặc trứng
Hướng dẫn cách phòng bệnh Pravo ở chó
+ Tiêm phòng vacxin cho chó mẹ để tạo miễn dịch cho con
+ Tiêm vacxin cho chó con khi chó con vừa được 6-7 tuần tuổi. Sau 21 ngày nên cho chó con đi tiêm nhắc lại để củng cố hệ miễn dịch cho chó.
+ Cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng, hợp vệ sinh
+ Hạn chế cho chó ra ngoài, tiếp xúc với chó lạ
+ Hãy cách li những chó đã nhiễm bệnh để tránh lây lan
+ Một số giống chó như Alaska, Pitbull, German, Spaniel, Doberman,… dễ nhiễm bệnh Parvo
+ Thường xuyên vệ sinh thú cưng, nơi ở, bát đựng thức ăn, nước uống, nơi ở, chuồng trại và khử trùng sạch sẽ để phòng cách mầm bệnh
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Bệnh viên viêm dạ dày, viêm ruột ở chó
+ Phòng bệnh và điều trị bệnh viêm ruột ở chó
+ Lưu ý bảo vệ đường tiêu hóa cho chó con
Suckhoecuocsong.vn/TH