Bệnh nhiễm trùng mắt ở rùa cảnh: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị
Hướng dẫn cách phòng và điều trị bệnh nhiễm trùng mắt ở rùa cảnh
Bệnh nhiễm trùng mắt là loại bệnh khá phổ biến ở rùa cảnh khi được nuôi trong môi trường nuôi nhốt. Bệnh nhiễm trùng mắt khiến mắt của rùa cảnh bị đau, mí mắt căng phồng, kết mạc xuất hiện những vết màu đỏ. Vậy nguyên nhân nào khiến rùa bị mắc bệnh nhiễm trùng mắt, cách điều trị ra sao?
Nhiễm trùng mắt khác với đau mắt đỏ ở điểm nào?
Nhiễm trùng mắt có biểu hiện khá giống với đau mắt đỏ nên một số người nuôi thường nhầm lẫn hai bệnh này khiến bệnh không thuyên giảm mà đôi khi còn diễn biến trầm trọng hơn. Nhưng sẽ có một số điểm khác biệt người nuôi có thể phân biệt được.
+ Khi rùa bị nhiễm trùng mắt sẽ xuất hiện những chấm trắng nhỏ trên giác mạc của rùa. Những chấm trắng này có thể lan ra khắp mắt dẫn đến sự phát triển của những vết loét.
+ Nếu phát hiện thấy bất kỳ chất lỏng nào chảy ra từ miệng và mũi thì hãy coi chừng đó có thể là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn chứ không chỉ là bị đau mắt đỏ.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm trùng mắt ở rùa cảnh
Khi rùa cảnh mắc bệnh nhiễm trùng mắt rùa cảnh sẽ có một số dấu hiệu dễ dàng nhận thấy khi quan sát như sau:
+ Khi rùa mắc nhiễm trùng mắt mí mắt của rùa cảnh căng phồng hơn bình thường. Kết mạc của mắt rùa xuất hiện những vết màu đỏ.
+ Khi quan sát thấy bên trong mắt xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên giác mạc của rùa, đôi khi chúng sẽ lan rộng khắp mắt.
+ Chúng sẽ có thói quen gãi hoặc dụi mắt nhìn chúng như đang khóc.
+ Rùa chán ăn hoặc bỏ ăn và giảm cân nhanh.
+ Chúng thở khò khèn, có chất lỏng từ miệng, mũi cũng như mắt.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng mắt ở rùa cảnh
+ Nguồn nước nuôi không được lọc sạch, nhiều thức ăn thừa trong bể không được dọn sạch sau khi rùa ăn xong tạo điều kiện cho cho vi khuẩn sinh sôi.
+ Rùa cảnh bị bay mảnh vụn hay bụi vào mắt.
+ Do một số loại vi khuẩn gây nên nhiễm trùng mắt ở rùa cảnh như vi khuẩn Pseudomonas, vi khuẩn Pseudomonas.
Biện pháp khắc phục khi rùa cảnh bị nhiễm trùng mắt
+ Dọn dẹp vệ sinh môi trường sống của rùa cảnh, thay nước thường xuyên, dọn sạch các thức ăn thừa.
+ Thiết kế bể nuôi đủ rộng để đáp ứng lượng chất thải của rùa
+ Lắp đặt bộ lọc trong bể nuôi, rửa bể và thay nước thường xuyên mỗi tuần
+ Nước nuôi trong bể phải được khử clo, bằng cách đổ lọ ReptiSafe của Zoo Med
+ Sử thuốc nhỏ mắt rùa Repti của Zoo Med hoặc sử dụng một số loại kháng sinh như Chloramphenicol, Neomycin. Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của các bác sĩ thú y không được tự ý mua về điều trị cho rùa.
Thuốc nhỏ mắt của người có dùng được cho rùa không?
Câu trả lời là không, mắt người khác mắt rùa. Thuốc nhỏ mắt của người sẽ không hiệu quả với rùa. Hơn nữa lại có thể gây nguy hiểm cho rùa.
Cách tốt nhất khi rùa mắc bệnh nhiễm trùng mắt hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ thú y trong việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị bệnh nhiễm trùng mắt ở rùa cảnh.
Suckhoecuocsong.vn/Theo Tapchibosat