Bệnh ghẻ mèo: Nguyên nhân, dấu hiệu cách điều trị bệnh ghẻ hiệu quả nhất
Cách điều trị bệnh ghẻ ở mèo
Bệnh ghẻ ở mèo hay còn có tên gọi khác là Notoedres Mange. Khi mèo mắc phải bệnh ghẻ mèo sẽ cảm thấy ngứa ngáy, da bong tróc, lông rụng,…Nếu không được điều trị kịp thời bệnh ghẻ có thể lây lan ra khắp cơ thể của mèo thậm chí còn có thể lây sang cho chính bạn và gia đình. Nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu nhận biết mèo bị mắc bệnh ghẻ? Cách điều trị và phòng bệnh ra sao hãy cùng tìm hiểu.
Khái niệm
Bệnh ghẻ ở mèo hay còn gọi là Notoedres Mange đây là một bệnh viêm do nhiều loại bọ Demodex không thể nhìn thấy bằng mắt thường gây ra kí sinh trên cơ thể của mèo. Khi số lượng bọ Demodex trên nang lông quá mức sẽ gây rối loạn di truyền, mất lông (rụng lông), các tổn thương da, các vấn đề về hệ miễn dịch.
Những loài mèo nào có nguy cơ mắc bệnh ghẻ?
Những loại mèo có nguy cơ mắc bệnh ghẻ nhiều nhất chính là giống mèo Xiêm và mèo Miến Điện.
Mèo ở độ tuổi nào có nguy cơ mắc bệnh ghẻ cao
Mèo ở bất kỳ độ tuổi nào cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, mèo ở độ tuổi còn nhỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Trong vòng 1 tháng sau khi nhiễm bệnh ghẻ, rất khó để bạn có thể nhận biết vì chúng chưa xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào đáng kể.
Nguyên nhân nào khiến mèo bị bệnh ghẻ
+ Do loại bọ Demodex
+ Sau khi mèo tắm xong không được sấy khô lông diễn ra nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng mèo bị bệnh ghẻ.
+ Thức ăn cho mèo có hàm lượng muối quá cao
+ Sử dụng sữa tắm cho mèo không phù hợp
+ Môi trường sinh sống của mèo bị ô nhiễm, không được dọn dẹp lau chùi thường xuyên.
+ Mèo nuôi tiếp xúc với các động vật nhiễm bệnh ghẻ.
Triệu chứng khi mèo mắc bệnh ghẻ
Khi mèo mắc bệnh ghẻ khi quan sát chúng ta sẽ thấy các triệu chứng ở mèo như sau:
+ Mèo mắc bệnh ghẻ sẽ rụng lông quanh mí mắt, khu vực đầu, cổ và sườn.
+ Trên da xuất hiện các tổn thương trên da, vảy, có nhiều nốt nhỏ ở trên da, mưng mủ và lở loét.
+ Mèo thường xuyên ngứa ngáy, gãi, liếm lông liên tục.
+ Lông mèo bị rụng từng mảng
Hướng dẫn cách điều trị bệnh ghẻ ở mèo
Điều trị bệnh ghẻ ỏe mèo chúng ra điều trị tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và tình huống cụ thể ở mèo. Nếu mèo nhiễm bệnh ở mức độ bình thường bạn có thể sử dụng cac loại dầu gội, dầu xả chuyên dụng, thuốc phòng để điều trị trong thời gian đầu phát bệnh. Nếu mèo ở mức độ nặng bạn cần sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh ghẻ để điều trị cho mèo.
Trị bệnh ghẻ ở mèo bằng thảo dược
Trong dân gian có một số loại thảo dược có công dụng chữa ghẻ cho mèo cực ỳ hiệu quả như: bạc hà, lá xà cừ, lá đào,…
Khi áp dụng phương pháp này bạn chỉ cần cho tất cả các loại lá trên nấu lên rồi pha thêm một chút nước lạnh rồi sử dụng để tắm cho mèo. Sau khi tắm xong nhớ lau khô cho mèo bằng khăn sạch và sấy khô bằng máy sấy. Kiên trì áp dụng thường xuyên thì mèo sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
Sử dụng tinh dầu bạc hà bôi lên phần da bị ghẻ của mèo. Mỗi ngày từ 2 – 3 lần trong vòng từ 7 – 10 ngày, bệnh của mèo sẽ dần khỏi và mọc lông trở lại.
Trị bệnh ghẻ ở mèo bằng thảo thuốc
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc ghẻ dạng nước hoặc kem bôi da để thoa trực tiếp lên những vùng da bị ghẻ. Một số loại thuốc được các bác sĩ thú y khuyên dùng để trị bệnh ghẻ cho mèo như: Mitecyn, Revolution®, Ivermectin dưới dạng tiêm, kết hợp vôi và lưu huỳnh, Derma Spray, Sebacil Vet, tiêm Pharmectin.
Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh ghẻ ở mèo
+ Ngăn cho mèo tiếp xúc với mèo lạ hoặc mèo bị bệnh ghẻ
+ Tránh lên máy bay hoặc chải chuốt cho mèo của bạn tại các địa điểm không cung cấp vệ sinh tốt
+ Tất cả cả các dụng cụ chải chuốt đều được khử trùng giữa các lần sử dụng.
+ Giữ cho mèo sạch sẽ, không làm khô da và luôn trong tình trạng sức khỏe tối ưu
+ Những con mèo bị ghẻ mãn tính toàn thân sẽ không được lai giống
+ Làm sạch hoàn toàn các vật dụng như khăn trải giường, bát đĩa, đồ chơi
+ Sử dụng sữa tắm cho mèo phù hợp
+ Không cho mèo ăn thức ăn có hàm lượng muối quá cao
+ Sau khi mèo tắm xong sấy khô lông bằng máy sấy hoặc lồng sấy chuyên dụng.
Suckhoecuocsong.vn/TH