Bạn đã biết cách chăm sóc hoa hồng xanh đúng cách
Dưới đây là cách chăm sóc hoa hồng xanh đầy đủ nhất bạn hãy tham khảo nhé!
Hoa hồng xanh chúng ta thường thấy bán ngoài tiệm với giá cao hơn hẳn hoa hồng thường. Nhưng bạn có bao giờ từng nghĩ mình cũng có thể trồng được những bông hoa hồng xanh quyến rũ đó ngay tại nhà không. Mỗi sáng được ngắm nhìn những bông hoa hồng xanh nở trước ban công còn gì tuyệt vời hơn nữa. Dưới đây là cách chăm sóc hoa hồng xanh đầy đủ nhất bạn hãy tham khảo nhé!
Ý nghĩa hoa hồng xanh
Truyền thuyết kể rằng, “nếu ta trồng một cây hoa hồng bằng cả trái tim dành cho người mình yêu thương thì nó sẽ nở ra một bông hoa hồng xanh. Đó là bông hoa có phép mầu, nó sẽ cho một điều ước…” (trích dẫn từ truyện Truyền thuyết Hoa Hồng Xanh). Ý nghĩa hoa hồng xanh là : Một tình yêu bất diệt , vĩnh cửu với thời gian
Giống như nguồn gốc bí ẩn của nó, hoa hồng xanh có nghĩa là bí ẩn. Con người thường hiếu kì với những điều bí ẩn không thể giải thích được thể hiện bằng hoa hồng xanh. Hoa hồng xanh thể hiện một không gian xa vời không thể với tới, một bí ẩn không thể được làm sáng tỏ. Một người nhận được hoa hồng xanh sẽ phải đưa ra nhiều suy đoán và suy nghĩ, bao hàm trong đó là ám chỉ tính cách phức tạp khó hiểu và khó giải thích được.
Những dụng cụ cần thiết để trồng hoa:
Hạt giống
Chậu trồng cây
Đất trồng
Các dụng cụ để xúc đất, vụn xới
Phân bón, đồ dùng tưới cây
Cọc tre
Chọn giống
Để có thể trồng được hồng xanh có chất lượng thì những hạt giống được lựa chọn cũng cần phải được đảm bảo về chất lượng.
Một số yêu cầu khi lựa chọn hạt giống: hạt phải có nguồn gốc rõ ràng, chắc mẩy, màu sắc tươi, thơm nhẹ, còn thời hạn sử dụng để tỷ lệ nảy mầm cao cũng như sức sinh trưởng và phát tiển khỏe mạnh.
Đất gieo trồng:
Để hạt có thể này mầm một cách tốt nhất, thì trước khi gieo hạt, bạn cần phải cày xới và làm sạch rác để cây có thể tránh được những mầm bệnh cũng như cần phải bón lót để cây nảy mầm hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý cần phải đào luống đào rãnh, khoảng cách giữu các cây 20cm.
Tùy từng loại đất mới có thể trồng những giống cây thích hợp. Và với những cây hoa hồng xanh cũng vậy. Đất trồng cây cũng phải có những lưu ý riêng như sau: Đất phải là loại đất thịt có thể pha thêm một ít đất cát nhẹ, khô thoáng sạch sẽ. Tốt nhất bạn nên chọn đất tribat để trồng đây là loại đất khá tốt, sản xuất theo quy trình khép kín được loại bỏ mầm bệnh lại giàu chất dinh dưỡng nên khi trồng không cần phải bón thêm phân.
Đất có độ pH ổn định phù hợp nhất từ 6-6,5.
Lựa chọn vị trí trồng hoa thích hợp:
Đất tốt sẽ quyết định đến mức độ gieo trồng của cây
Vốn là loại cây ưa sáng, bởi vậy mà bạn nên trồng hoa hồng xanh ở nơi có thể đón nhận được nhiều ánh sáng nhưng cũng cần bóng râm để che nếu không với ánh năng gắt gao của mùa hè sẽ làm cháy cây.
Nhiệt độ, độ ẩm:
Nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây. Với hoa hồng vào khoảng 23-28 độ C, với độ ẩm nước ta khá cao nên cũng thuận lợi để trồng hoa, tốt nhất 75-85%.
Lưu ý sự thoáng mát cho cây:
Sự thoáng mát cũng sẽ quyết định đến tỉ lệ sống sót của cây
Sự lưu thông không khí quanh cây hồng là quan trọng đối với việc kiểm soát bệnh tật. Cây hồng không thích chen chúc, bao bọc bờ tường chung quanh, cũng như bao bọc phủ bên trên. Bởi vậy mà những cây hồng cần sự thông thoáng và ánh nắng để có thể phát triển 1 cách khỏe mạnh.
Kỹ thuật chăm sóc cây:
+ Thời điểm trồng cây thích hợp:
Bạn có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là trồng vào 2 thời vụ chính:
Vụ xuân (trồng tháng 2 – 4, bắt đầu thu hoa tháng 9)
Vụ thu (trồng tháng 9 –10, bắt đầu thu hoa từ tết Nguyên đán).
+ Các cách trồng – Bạn nên trồng hồng xanh theo những bước sau:
Bước 1: Ngâm hạt giống trước khi gieo
Bước 2: Gieo hạt giống xuống dưới đất
Bước 3: Vun một lớp đất mỏng lên trên hạt cây
Bước 4: Tưới ẩm (phun sương) toàn bộ hỗn hợp trên.
Bước 6:Tưới nước cho chậu trồng từ 3 – 4 lần/ ngày (chú ý tưới dạng phun sương là tốt nhất, tránh tưới trực tiếp bằng vòi).
+ Cách chăm sóc:
Đối với hoa hồng xanh, bạn nên tưới nước thường xuyên đều đặn, nên sử dụng các ống tưới phun sương để dữ được độ ẩm cho đất mà không gây ngập úng, làm thối rễ.
Thường xuyên vun gốc, bấm ngọn, tỉa cành như vậy sẽ tạo động thái tăng năng suất hoa thu được cũng như hoa sẽ to đẹp hơn.
1 tháng bón thúc một lần, sử dụng các phân bón sinh học, hoặc phân hữu cơ, phân xanh phân chuồng đã ua ủ hoai sẽ rất an toàn cho người và môi trường xung quanh.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây:
Đối với một số loài sâu bệnh, bạn có thể lựa chọn 1 số loại thuốc phòng trừ sau:
Rệp : Dùng supaside 40 ND
Sâu xanh : Dùng cyperin 5 EC
Bọ trị : Dùng polytrin P 440 ND
Phấn trắng: Sử sụng score 250 ND
Đốm đen : Daconil 500 SC
Lưu ý một số bệnh hại chính và cách điều trị khi có bệnh trên cây:
* Bệnh đốm đen (Diplocarpon rosae)
Đặc điểm triệu chứng:Vết bệnh hình tròn hoặc hình bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt.
Biện pháp phòng trừ:– Để tránh bệnh vườn hồng phải thông thoáng, đất không bị ngập úng. Tỉa bỏ những cành lá bị nhiễm bệnh. Làm sạch cỏ và thu dọn những tàn dư gây bệnh.
– Có thể dùng một trong các thuốc sau: Carbendazim (Carbenzim 500 FL) ; Cucuminoid (Stifano 5.5 SL), Hexaconazole (Anvil 5SC, Tungvil5SC), Imibenconazole (Manage 5 WP) Mancozeb (Cadilac 75 WG), Triforine ( Saprol 190 DC) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.
* Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa)
Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh dạng bột màu trắng xám, hình thái không nhất định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, hình thành ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân, cành, nụ và hoa, làm biến dạng lá, thân khô, nụ ít, hoa không nở, thậm chí chết cây.
Biện pháp phòng trừ: -Cắt huỷ cành lá bệnh, tăng cường lượng phân Kali
-Vệ sinh mái che thường xuyên để đảm bảo lượng ánh sáng trong trong nhà kinh
-Có thể dùng một trong các thuốc : Azoxystrobin + Difenoconazole( Amistar top 325SC) Hexaconazole (Anvil 5SC); Chlorothalonil (Daconil 75WP); Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG ), Triforine ( Saprol 190 DC) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.
* Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum )
Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh dạng ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu sắt gỉ, thường hình thành ở mặt dưới lá. Mặt trên mô bệnh mất màu xanh bình thường, chuyển sang màu vàng nhạt.
Biện pháp phòng trừ: -Loại bỏ tàn dư cây bệnh và cỏ dại.
-Có thể dùng một trong các thuốc: Hexaconazole (Anvil 5SC, Dibazole 10 SL) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.
* Bệnh mốc xám (Botrytis cinerea )
Đặc điểm triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu trên hoa. Vết bệnh là nhiều đốm nhỏ màu xám trên nụ và hoa, thường làm hoa bị thối.
Biện pháp phòng trừ: – Cắt bỏ và tiêu hũy các bộ phận bị bệnh, dọn vệ sinh và những lá bệnh rơi rụng trong vườn.
– Có thể sử dụng thuốc Lilacter 0.3 SL, Ngoài ra có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất: Carbendazim, Benomyl, Chlorothalonil, Propineb, Thiophanate-Methyl
* Bệnh thán thư (Sphaceloma rosarum)
Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh thường có dạng hình tròn nhỏ, hình thành từ chót lá, mép lá hoặc ở giữa phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạc hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen.
Trên thân cành bị bệnh cũng có vết nứt dọc màu hồng, sau chuyển qua màu nâu, cành bị bệnh suy yếu, dễ gãy. Trên hoa và đài cũng có thể bị bệnh nhưng ít gặp hơn. Bệnh gây hại nặng vào mùa xuân.
Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng một trong các thuốc: Eugenol (Lilacter 0.3 SL); Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG ); Trichoderma + K-Humate + Fulvate + Chtosan + Vitamin B1(Fulhumaxin 5.65SC) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)