Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất

4/5/2022 4:12:00 PM
Tình trạng đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19 khá nhiều người mắc phải nhất là những người lớn tuổi.  Để khắc phục tình trạng đau lưng, vai gáy hiệu quả hãy áp dụng một số phương pháp dưới đây.

 

Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất

Tình trạng đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19 khá nhiều người mắc phải nhất là những người lớn tuổi.  Để khắc phục tình trạng đau lưng, vai gáy hiệu quả hãy áp dụng một số phương pháp dưới đây.

Theo thống kê có khoảng 42-63% những người khỏi Covid-19 gặp phải tình trạng đau lưng, vai gáy, khớp gối…Trong đó, những người từng bị nhiễm biến thể Delta có triệu chứng đau lưng nhiều hơn người nhiễm Omicron. Khi bị đau vai gáy, đau lưng khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Tình trạng đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19 có thể do nguyên nhân bắt nguồn từ việc phóng thích các Cytokine của nCoV. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, virus SARS-CoV-2 bám vào tế bào như một dạng ký sinh khiến cho tế bào bị chết với một số lượng lớn. Xác tế bào sẽ phóng thích các phân tử liên quan đến tổn thương (DAMP) kích thích hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cơ thể ở mức vừa phải giúp cơ thể nhanh phục hồi. Đôi khi tình trạng này bị quá khích dẫn đến tạo thành các cơn bão Cytokine.

Khi xuất hiện, các cơn bão Cytokine sẽ dẫn đến sự hình thành chất gây sốt Pyrogens và yếu tố kích hoạt tình trạng viêm Prostaglandin E2. Hai thành phần này có khả năng giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh Covid-19 bằng cách gây nên các cơn sốt nhưng cũng đồng thời xâm nhập vào các dây thần kinh. Người bệnh vì thế bị kích hoạt các cơn đau bằng nhiều con đường khác nhau.

Pyrogens và Prostaglandin E2 phân bố nhiều ở lưng, vai, gáy, đầu gối... nên gây đau nhức cho người bệnh nhiễm Covid-19. Đa số các chất này sẽ bị phân hủy sau 4-5 ngày. Do đó, người bệnh nhiễm Covid-19 chỉ cảm thấy khó chịu trong một khoảng thời gian ngắn và không để lại bất kỳ di chứng nào. Nhưng khá nhiều người sau khi khỏi bệnh cảm thấy tình trạng đau nhức cấp tính với cường độ mạnh hoặc kéo dài là do cơ thể sản xuất ra quá nhiều Pyrogens và Prostaglandin E2 khi mắc Covid-19. Tình trạng này có thể đến từ yếu tố cơ địa của người bệnh hoặc việc dùng thuốc không đúng cách.

Cách khắc phục đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19

Đau nhức lưng, vai gáy kéo dài khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, chất lượng cuộc sống, sức khỏe bị giảm sút. Để đối phó với tình trạng này có thể dùng một số thuốc giảm đau không kê toa như Paracetamol, Ibuprofen... theo đúng liều lượng được khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng miếng dán Salonpas để giảm đau, vì nó có chứa chất chống viêm non-steroid dưới dạng thấm qua da là Methyl Salicylat. Bác sĩ cũng có thể cho sử dụng thuốc giãn cơ như Decontractyl để chống các cơ co thắt quá mức, thông qua đó cũng làm giảm đau.

Đau lưng, đau vai gáy hậu Covid-19, làm thế nào để khắc phục hiệu quả nhất

Thời gian tự dùng thuốc giảm đau tại nhà tối đa là 2 tuần. Nếu tình trạng không được cải thiện, người bệnh nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa về xương khớp để các bác sĩ chẩn đoán tình trạng chính xác nhất.

Bên cạnh việc sử dụng một số loại thuốc để giảm tình trạng đau nhức có thể đến phòng tập để được các kỹ thuật viên trị liệu bằng laser, siêu âm... hoặc hướng dẫn tập vận động tại nhà, định kỳ tái khám để kiểm tra mức độ hồi phục. Ngoài ra có thể luyện tập các bài tập yoga, tập thở, tập khí công, châm cứu, xoa bóp, xông hơi, chườm nóng giúp kích thích máu lưu thông tốt hơn, phân hủy các chất hóa học gây ra cảm giác đau nhức.

Chườm lạnh

Bước 1: Sử dụng chườm túi gel lạnh hoặc đá lạnh quấn trong khăn mềm lên vùng vai gáy trong 3 ngày đầu tiên khi cơn đau khởi phát.

Bước 2: Mỗi lần chườm tối đa 20 phút, 5 lần mỗi ngày giúp giảm sưng và cứng cổ.

Chườm ấm:

Bước 1: Có thể chườm ấm vùng cổ vai bằng miếng đệm nóng

Bước 2: Kết hợp xoa bóp vai gáy nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu, giúp cơ được thư giãn.

Ngoài ra, thời gian này nên hạn chế các hoạt động xoay vặn mạnh cột sống cổ, cột sống lưng. Tránh nằm hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu có thể khiến các cơ vùng cổ bị co cứng, kém linh hoạt. Nên thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng để giúp cơ cổ được thư giãn như xoay cổ, ngửa đầu trước sau, xoay đầu qua 2 bên,…Đừng quên bổ sung các khoáng chất cần thiết cho xương khớp như Canxi, Omega -3, Vitamin C-D-E, Vitamin nhóm B, Glucosamine & Chondroitin,… Hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trong thời gian này để giúp cơ thể nhanh chóng được hồi phục

Cuối cùng, dự phòng nguy cơ bị đau nhức lưng, vai gáy hậu Covid-19 tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc điều trị dẫn đến lạm dụng. Tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, khiến bệnh trở nên trầm trọng mà còn để lại nhiều di chứng hơn

MH

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cải thiện tình trạng đau đầu khi mắc Covid-19

Đau nhức xương khớp hậu Covid-19: cách khắc phục hiệu quả

Rối loạn nội tiết tố hậu Covid-19, cách điều trị hiệu quả

Cách giảm triệu chứng đau họng khi nhiễm biến thể Omicron bệnh Covid-19

Các di chứng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng? kéo dài bao lâu?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác