Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị bệnh ở cây hành

02/11/2018 17:15

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị những bệnh hành hay mắc phải giúp cho bà con nông dân dễ dàng nhận biết và phòng trừ nâng cao năng suất.

Trong giai đoạn phát triển của hành do vệ sinh đồng ruột chưa tốt, củ giống bị nhiễm bệnh, điều kiện thời tiết bất lợi, nấm bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây gây ra một số bệnh hại cho hành như bệnh cháy lá, bệnh đốm vòng, bệnh phấn trắng,...Dưới đây là nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị những bệnh hành hay mắc phải giúp cho bà con nông dân dễ dàng nhận biết và phòng trừ nâng cao năng suất.

Bệnh thối trắng  (Sclerotinia allii)

Biểu hiện: Vết bệnh mới xuất hiện là những khối u mịn màng. Cây bị bệnh xuất hiện lớp nấm trắng và có những hạt nhỏ màu đen. Bộ rễ bị phá hủy, rễ quăn queo và chuyển sang màu vàng hoặc nâu, củ bắt đầu ủng nước và thối.

Sau khi thu hoạch bảo quản củ bệnh có thể tiếp tục gây hại phá hủy các mô bên trong khi vỏ ngoài còn nguyên, vỏ ngoài chuyển màu thâm đen.

Nguyên nhân: Do nấm Sclerotium cepivonum gây nên, bệnh có thể gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây. Hạch nấm tồn tại rất lâu cho đất nên dễ dàng lây lan cho vụ sau. Đất trồng quá ẩm ướt, nhiệt độ đất từ 10-24oC rất thích hợp cho nấm bệnh phát triển.

Điều trị: Sử dụng thuốc Vicuron, Monceren, Validacin, Anvil

Phòng bệnh: Luân canh với các cây trồng khác, thu dọn làm sạch tàn dư các cây trồng vụ trước. Những nơi kém thoát nươc không trồng hành mà thay vào đó là những cây trông, rau củ ưa đất ẩm.

Bệnh cháy lá

Biểu hiện: Trên cọng hành khu vực gân lá xuất hiện những đốm trắng nhỏ tròn trũng, đốm nâu nhạtb sáng. Những đốm tròn này tầm 4 mm đường kính xung quanh có vây sũng ước. Điều kiện thời tiết ẩm, mưa nhiều kết hợp với B.squamosa gây hại. Ngọn lá gục xuống so với những lá đứng không nhiễm bệnh. Khi bị mưa đá hay mưa hạt nặng là điều kiện thuận lợi cho bệnh lây nhiễm.

Nguyên nhân: Do nấm Botrylis squamosa và Botrytis cirerea gây nên. Điều kiện thời tiết mưa đá, mưa nặng hạt, mưa phùn nhiệt độ thấp 18 độ C tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

Điều trị: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Nativo 750WG, Antracol 70WP, Rovral 50WP,...để phòng trừ bệnh cháy lá

Phòng bệnh: Nhổ sạch cỏ dại hai bên mép luống, khoảng cách giữa 2 khóm hành không quá gần nhau, hạn chế giữ nước đọng trong dõng.

Bệnh sương mai hay phấn trắng (Peronospora schleidni)

Biểu hiện: Cuống lá vết bệnh đầu tiên có hình elip sau đó kéo dài ra, lúc đầu có màu vàng sau đó có màu nâu. Lá già bị bệnh có màu xanh nhạt, có lớp tơ nấm màu trắng che phủ lên vết bệnh sau đó tơ nấm chuyển sang màu xanh hơi đỏ. Bệnh nặng làm lá bị gẫy và chết.

Trên cây còn nhỏ ít bị bệnh gây hại, ở cây lớn các lá già bị hại trước sau đó lan dần đến củ, cây còn ít lá, củ nhỏ và cây chết. Nấm tồn tại trong củ trong thân và qua đông ở đó.

Nguyên nhân:

Do nấm Peronospora schleidni gây ra. Nấm tồn du trong củ hành giống, thân cây bệnh, phát sinh trong điều kiện nhiệt độ <220C và độ ẩm cao sương mù. Nhiệt độ cao và ẩm độ thấp hạn chế sự phát triển của bệnh.

Điều trị bệnh sương mai, phấn trắng: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Amistar top 325SC; Ridomil Gold; Matalaxyl, Aliete;

Phòng bệnh: Chọn giống không nhiễm bệnh, luân cannh với các cây trồng khác. Vệ sinh đồng ruộng bằng vôi bột, thu dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng từ vụ trước, không trồng nơi thoát nước kém.

Bệnh thán thư hành

Biểu hiện: Vết bệnh đầu tiên và vết tròn mất màu - trắng xám xung quanh màu vàng nhạt, sau đó lớn dần, bên trong vết bệnh có màu trắng xám và có nhiều vòng đồng tâm nhô lên, những vòng đồng tâm có màu nâu đen nhạt đến đậm làm lá nơi đó héo và gãy gục. Bệnh nặng nhiều vết bệnh liên kết lại làm cháy cả lá hoặc chết cả cây, củ không phát triển.

Nguyên nhân: Do nấm Colletotricum gloeosporioides và Colletotricum sp

Điều trị: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Copper B, Appencarb, FOLPAN 50SC, .... nồng độ 0,2 - 0,5%, 7 - 10 ngày/lần.

Phòng bệnh: Bón phân đầy đủ, cân đối lượng phân bón so với diện tích trồng hành, tăng cường bón thêm phân hữu cơ hoai mục như rơm rạ, phân chuồng,…Khoảng cách trồng vừa phải, trồng nơi đất thoát nước tốt. Dọn sạch tàn dư cây trồng vụ trước, nhỏ bỏ cỏ dại hai bên mép luống. Không tưới nước lên lá khi hành đang bị bệnh

Bệnh đốm vòng hay tím lá  (Alternaria porri)

Biểu hiện: Trên lá xuất hiệ những hình o van đồng tâm, biểu hiện ban đầu của bệnh đốm vòng là những đốm nhỏ màu trắng, viền màu tím, hơi lõm. Những phần lá bị bệnh mềm yếu, héo rũ xuống, tuy nhiên phần thân vẫn còn đứng. Ở cây trưởng thành vùng cổ lá dễ bị bệnh tấn công tạo thành vết nhũn nước. Vết thối có màu nâu vàng đến đỏ rất dễ nhận dạng, cuối cùng vết bệnh khô và teo tóp lại.

Nguyên nhân:

Bệnh do nấm Alternaria porri gây nên. Cây mắc bệnh đốm vòng lá thời kỳ đầu sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Thời kỳ bảo quản sau thu hoạch khiến củ nhanh thối. Bệnh phát triển trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ ngoài trời 20-30 độC.

Điều trị: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật : Amistar top 325SC, Score 250EC, Tilt 250 EC, Copper B 75 WP, ... với nồng độ 0,1 - 0,2%.

Phòng bệnh: Làm sạch đất thu dọn cỏ dại mùa vụ trước còn sót lại, chọn giống không bị nhiễm bệnh, làm đất kỹ, rắc vôi bột, khoảng cách 2 khóm vừa phải.

Ngoài ra để phòng trừ bệnh hại  trên hành lá hiệu quả cao bà con nông dân nên tham khảo ý khiến của các chuyên gia. Không nên dùng một loại thuốc mà cần thay đổi luân phiên các loại thuốc khác nhau tránh khả năng kháng thuốc.

Suckhoecuocsong.com.vn/TH

Các tin khác

Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?

Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động

Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì

Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt

Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh

Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh

Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng

Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh

Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành

Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch