Trăn trở cho tài năng của Đức Vĩnh
Được biết đến với vai diễn Thị Mầu trong vòng loại thứ hai của chương trình, Đức Vĩnh dần ghi điểm trong mắt ban giám khảo và khán giả.
Bắt đầu được biết đến với vai diễn “Thị Mầu” trong vòng loại thứ hai của chương trình, Đức Vĩnh dần ghi điểm trong mắt ban giám khảo và khán giả. Đức Vĩnh có niềm đam mê vô cùng lớn với nghệ thuật dân gian truyền thống của dân tộc. Được biết ngay từ khi lên 3, Vĩnh đã xác định con đường của mình. Ngoài thời gian học văn hóa, cậu bé đều dành hết tâm lực tập luyện các bài chèo, tuồng trên youtube.
Tự học mà không cần người hướng dẫn, định hướng cũng không được trường lớp đào tạo nhưng tài năng bẩm sinh của Đức Vĩnh đã khiến tất cả mọi người thán phục.
Đức Vĩnh tỏa sáng trong vai Thị Mầu
Tuy nhiên vì hoàn cảnh kinh tế gia đình nên việc theo học các lớp chuyên đào tạo về nghệ thuật truyền thống Việt Nam là không thể với Đức Vĩnh và cũng chẳng có trường lớp đào tạo nào ở Việt Nam lại nhận một đứa trẻ 8 tuổi vào học tuồng chèo cả.
Ngay cả việc xác định mục đích học sau này cũng trở nên mù mịt khi mà hiện tại mọi người tung hô Đức Vĩnh, khen tài hát và biểu diễn của cậu nhưng chỉ là hưng phấn nhất thời trong khi sự thật về nghệ thuật truyền thống nước nhà đang ngày một mai một đi, không nhận được sự quan tâm của mọi người. Vậy Đức Vĩnh học là để chấn hưng nền nghệ thuật quốc gia?
Trước 1954, theo các nhà nghiên cứu chèo cổ còn khoảng 50 vở với 170 làn điệu.
Nhưng sau đó chỉ 5 vở được cho là có nội dung phù hợp với thời kỳ mới là được giữ và dạy ở trường chuyên nghiệp. Các gánh hát chèo ngừng biểu diễn đồng nghĩa tất cả những gì còn lại của chèo trong dân gian chết dần. Vậy các thế hệ sau như Đức Vĩnh còn gì để học, để phát huy năng lực?
Câu hỏi hóc búa cần được các nhà quản lí văn hóa và nghệ thuật tìm lời giải. Liệu sau đây ta có còn thấy niềm đam mê sân khấu của các tài năng trẻ như Vĩnh trước những gì đã mai một, phai tàn đến không thể phục hồi? Liệu còn ai chọn đi vào con đường mà mọi người không mấy biết đến?
An Đào - Skcs.vn