Giọng hát mượt mà huyền thoại xuyên thế kỷ Mariah Carey
Mariah Carey, một ca sĩ với tài năng lớn, chất giọng hát 5 quãng 8 đặc biệt, là sự tổng hợp của tư chất thiên bẩm
Giọng hát tuyệt vời của Mariah Carey được rất nhiều người biết đến và yêu thích không chỉ ở Mỹ, châu Âu và các nước phương Tây mà ở châu Á trong đó có Việt Nam.
Thành công rực rỡ trải dài suốt hơn hai mươi năm qua là minh chứng rõ ràng nhất cho tài năng và sức làm việc đáng kinh ngạc của cô. Hẳn không ít khán giả đã từng nghe đến những biệt danh của Mariah, nhưng trong đó đáng chú ý và gây tò mò nhất chính là “giọng hát 5 quãng 8”.
Giọng hát 5 quãng 8
Để hiểu được vấn đề này trước hết cần phải hiểu một khái niệm cơ bản của thanh nhạc đó là quãng tám (octave). 1 quãng 8 bao gồm 8 nốt (Đô rê mi fa sol la si đố), bắt đầu từ đô ở quãng dưới đến đô của quãng trên, và như vậy nếu một ca sĩ có thể xướng hết các nốt đó thì quãng giọng anh ta/cô ta ít nhất là một quãng 8.
Bình thường một người có quãng giọng trong tầm từ 2-3 quãng 8. Muốn mở rộng hơn nữa cần phải có quá trình luyện tập bài bản và lâu dài. Mariah Carey là một trường hợp khác. Từ nhỏ cô đã có hạch (nodule) ở cổ, và nó giúp cô có thể tự nhiên vươn tới quãng sáo (whitsle register) – vốn là quãng âm cao nhất mà con người có thể đạt tới.
Và cho dù các dòng nhạc chính thống như Opera không bao giờ công nhận ca sĩ có quãng giọng này thì đối với nhạc pop, nó là quá đủ để khiến một ca sĩ trở nên đặc biệt.Nốt cao nhất mà Mariah Carey đã từng chạm tới theo nhiều nguồn tin đó là G#7 (nốt son thăng quãng thứ 7 trên đàn piano).
Nhưng chưa đủ, bởi vì thực tế có một vài người đã chạm tới những nốt cao hơn. Mariah Carey không những có thể hát rất cao, cô còn có thể xuống những nốt rất trầm, và nốt thấp nhất cô từng xuống tới đó là G2 (son quãng thứ 2 trên đàn piano), một nốt mà ngay cả một số giọng nam còn không thể xuống được. Và đó là lý do mà người ta tung hô cô là một giọng hát 5 quãng 8.
Nhà sản xuất - nhạc sĩ tài ba
Nhắc đến Mariah Carey người ta thường nghĩ ngay đến những bản ballad tuyệt vời, giọng hát lúc tha thiết, lúc mạnh mẽ, lúc lại như đùa giỡn. Người ta sẽ nhớ đến hình ảnh một diva tóc vàng rực rỡ trên sân khấu và thảm đỏ, và đôi lúc còn đỏng đảnh và hơi… “thừa” nữ tính.
Tuy nhiên không nhiều người biết cô chính là người sáng tác (đồng sáng tác) rất nhiều những hit của chính cô trong đó có Hero, Vision of love, My all, We belong together… Một số người dù thích hay không thích giọng hát, cách hát của cô nhưng đều phải thừa nhận cô là một “nhạc sĩ đáng ngạc nhiên”. Ngay cả một số huyền thoại đi trước cô như Arethe Franklin hay Patti Labelle cũng rất yêu thích các bài hát của cô và thậm chí còn cover lại một vài lần.
Tuy nhiên có vẻ hình ảnh xinh đẹp và quyền quý đã choáng ngợp công chúng và dường như rất ít người biết được điều này. Chính cô cũng phải thừa nhận: "Thật lạ là dường như tôi càng nói nhiều về việc đó càng ít người biết được nó".
Chất giọng và cách hát riêng biệt
Nhiều người không biết nên xếp chất giọng của Mariah Carey vào loại gì (nữ cao, nữ trung, nữ trầm) bởi vì quãng giọng đẹp của cô rất rộng, dù là trung hay cao giọng cô vẫn có thể giữ giọng hát vang, đều và thánh thót chứ không bị biến dạng và mất lực. Cô còn có thể xuống những nốt mà nhiều giọng nữ trầm không thể xuống được.
Cách sử dụng giọng hát của cô cũng rất đặc biệt. Cô thường sử dụng giọng giả (falsetto) trong những đoạn nhẹ của bài hát, cô còn có thể chuyển rất ngọt giữa các nốt ngân cao và các nốt bằng giọng giả thanh thấp. Và cô ít khi sử dụng giọng giả vì không thể lên tới bằng giọng ngực mà thường là để tạo hiệu ứng đặc biệt cho những phân đoạn cần thiết.
Cô cũng sử dụng nhiều đoạn luyến (run, riff, ad libs,…) của nhạc R&B, soul và gospel, điều đặc biệt ở cách luyến của Mariah Carey là chúng rất phức tạp nhưng lại là một phần không thể thiếu của bài hát và không tách rời với nội dung cũng như chất nhạc của bài hát. Vì thế một vài ca sĩ khi cover các bài hát của Mariah Carey với cùng một phong cách nhạc nhưng giảm bớt các đoạn luyến hoặc không thể thực hiện các đoạn luyến này thường khiến bài hát trở nên nhàm chán hoặc là khó nghe.
Cái hay ở cách hát của Mariah Carey còn ở vocal arrangement (cách sắp xếp giọng hát) trong một bài hát, có những phân đoạn mà giọng bè và giọng chính quyện đặc vào nhau, đặc biệt là trong một số bài gospel như My saving grace, tạo nên một hiệu ứng rất đặc biệt và khó quên.
Sức làm việc đáng nể
Trong khi các ca sĩ cùng thời của cô hầu hết đều hoạt động cầm chừng, thời gian nghỉ giữa các album kéo dài thì Mariah Carey vẫn liên tục cho ra lò các studio album và đạt được những thành công nhất định. Những năm 1990 là thời điểm tỏa sáng nhất của cô, mà tiêu biểu là khoảng thời gian album Daydream đạt được thành công lớn trên toàn thế giới và danh hiệu “ca sĩ của thập kỷ” của Billboard. Nhưng Mariah Carey đã có sự trở lại ngoạn mục với album The emancipation of Mimi, trong đó có “bài hát của thập kỷ” We belong together.
Trong suốt sư nghiệp của mình,Mariah Carey đã cho ra 13 album phòng thu, 5 album tổng hợp, remix, live, có 18 đĩa đơn đứng đầu bảng xếp hạng, 5 giải Grammy. Cô cũng đi tour liên tục trên khắp thế giới. Mariah Carey là một con người của công việc, cô có thể gần như sống ở studio hằng tuần thậm chí hằng tháng để sản xuất, viết nhạc và thu âm. Vì thế những sản phâm âm nhạc của cô được phát hành khá đều đặn, không để những người hâm mộ phải chờ đợi lâu.
Nhiều người lại nghĩ rằng Mariah là một lirico soprano vì cô hát rất ngọt ngào, trữ tình. Quả thực, giọng Mariah rất gần với một lirio soprano, âm khu của cô rất mềm mại, bay bổng, nếu nói cô là một lirico cũng khá hợp lí. Nhưng xét đến cùng, cô vẫn không phải một lirico, vì một lirico không thể có âm vực rộng như Mariah, không thể với lên những note siêu cao như cô.
Đáp án chính xác nhất về loại giọng của Mariah Carey là lirico coloratura soprano (nữ cao màu sắc trữ tình), phân biệt với giọng dramatic coloratura soprano (nữ cao màu sắc kịch tính) như diva Joan Sutherland. Trong thanh nhạc cổ điển, loại giọng này được xác định bởi âm sắc hơi mỏng, nhẹ, full voice có thể lên đến D6, những ca sĩ có giọng này chủ yếu mang tính chất trữ tình như lirico soprano, nhưng có khả năng sử dụng kĩ thuật hát note hoa mỹ của giọng màu sắc, lên được những note rất cao một cách thoải mái (điển hình như các quãng chuyển giọng linh hoạt, sử dụng luyến láy, melisma, run&riff với nhiều màu sắc trên các quãng cao của Mariah), một ví dụ tiêu biểu khác là giọng ca opera Sumi Jo.
Trong opera, người ta dùng từ assoluta (giọng toàn năng) để chỉ những giọng ca như Maria Callas, một loại giọng hiếm bậc nhất, không thuộc vào bất cứ loại giọng nào. Sở dĩ phải sinh ra loại giọng assoluta vì có một số giọng hát hiếm gặp như Maria Callas, có thể hát được tất cả mọi loại vai dành cho giọng nữ, từ contralto đến mezzo soprano, từ lirico soprano đến dramatic soprano, và ngay cả coloratura soprano cũng không phải quá khó khăn đối với bà. Tất nhiên, không thể so sánh opera với pop, cũng như Maria Callas và Mariah Carey, nhưng nếu chúng ta bỏ qua mọi rào cản để thử chọn ra những giọng hát vô biên trong nền âm nhạc đại chúng thế kỉ XX thì không thể không nhắc tới Mariah Carey - con chim sơn ca của làng nhạc pop.
Nói Mariah là giọng hát vô biên không có nghĩa là cô có thể toàn năng, hát được nhiều loại giọng như Callas, điều đó là không thể với một ca sĩ nhạc pop, mà chủ yếu ở quãng giọng rộng kèm theo kĩ thuật điêu luyện ít ai có được. Để thấy rõ được sự vô biên trong giọng ca trời phú của Mariah Carey, đầu tiên, cần xác định rõ ràng về loại giọng (vocal type) của cô, bởi đây là một trong những nét độc đáo khiến Mariah trở nên khác biệt với những giọng ca nữ đương thời.
Nhiều người cho rằng Mariah thuộc giọng contralto (nữ trầm), nhưng thực tế lại không phải vậy, Mariah chỉ nhận mình là một alto (tức giọng nữ có thể hát được quãng trầm chứ không phải nữ trầm). Nhiều nguồn tin lại khẳng định Mariah có tự nhận mình là một contralto, nhưng dù thế đi chăng nữa, thì ca sĩ không phải lúc nào cũng là người hiểu rõ nhất về giọng hát của mình, giống như Maria Callas ban đầu quả quyết rằng mình là giọng contralto, nhưng giáo viên thanh nhạc của bà và các nhà chuyên môn lại xác định bà là một soprano thứ thiệt, hay như Joan Sutherland cũng nghĩ rằng mình là một mezzo soprano trong khi thực chất lại là một dramatic coloratura soprano.
Mariah có khả năng xuống và hát liên tục ở quãng trầm đến rất trầm mà vẫn thoải mái, tự nhiên, rõ lời, không phải dùng đến cách chèn thanh quản, khiến người ta tưởng cô là một contralto, nhưng nếu so sánh cô với những giọng contralto đích thực như Cher, Chaka Khan, Brandy, Tina Tunner, đặc biệt là Toni Braxton, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt rất rõ về âm sắc lẫn middle range (quãng đẹp nhất của giọng hát). Các giọng contralto với bản chất trầm sẵn có nên có thể belting lên quãng trung (F4, G#4, A4) mà vẫn giữ được độ dày, tối, nặng đúng nghĩa của họ, trong khi Mariah lên quãng trung lại sáng, mảnh hơn (như trong ca khúc Lead the way), và cô cũng rất hạn chế belting quãng trung trầm, chủ yếu các belting của cô được thực hiện từ Bb4 trở nên, đặc biệt trong thời kì đầu, giọng còn trong và chưa bị khàn. Nếu để cho Mariah hát một cách tự nhiên nhất trên lời nhạc, cô sẽ hát mảnh và nhẹ hơn một giọng contralto thông thường. Trong khi đó, Toni Braxton hay Tina Tunner lại thường xuyên belting G#4, A4 như một ưu thế của mình. Nếu so sánh Mariah và Toni Braxton, có thể thấy khi belting lên high note, Toni phải sử dụng cách đóng thanh quản, khiến cho high note của Toni dày và nặng hơn, còn Mariah lại có khả năng mở toàn bộ thanh quản, phóng toàn bộ âm thanh ra, kết quả là các quãng belting của cô sáng, bay hơn rất nhiều, đúng nghĩa một soprano đích thực. Mời các bạn xem clip sau và so sánh các belting high note của Toni và Mariah từ C5 đến D5 để kiểm chứng (note Eb5 trong clip thực chất là D5, người làm clip đã đo nhầm). Ngoài ra, Mariah còn có thể belting đến tận A5, một note rất cao mà hầu như không có contralto nào belting được.
Một khía cạnh rõ hơn là so sánh về head voice như trong thanh nhạc cổ điển, có thể thấy cùng một note head voice G#5, nhưng head của Toni dày, nặng và có độ tối hơn, trong khi head của Mariah lại mảnh và sáng, bay hơn. Ngoài ra, Mariah còn có khả năng ngân head voice tới tận D6 - C#6 trong một hơi dài, một note rất cao mà dường như không một contralto nào lên được. Mời xem clip sau.
Mariah cũng không thuộc giọng mezzo soprano (nữ trung), vì âm sắc giọng hát của cô chưa đủ độ dày, nặng khi belting quãng trung và ngân head voice như đã nói ở trên. Thậm chí, khi belting các quãng trung và cao từ A4 đến F5, Mariah cũng không tạo ra được sự kịch tính như các mezzo khác, mà ngược lại, nó rất "soft voice", bay bổng, sáng và mềm, thóat hơn rất nhiều. Có thể thấy rõ sự khác biệt này khi so sánh Mariah với các nữ trung như Aretha Franklin, Jennifer Holliday, Jennifer Hudson, Whitney Houston (thời kì sau 1987).
Vậy, nếu là soprano, Mariah sẽ thuộc loại nào? Chắc chắn cô không phải dramatic soprano, vì một dramatic soprano phải đạt đến một âm sắc đanh, hơi lạnh, dày và chắc nịnh khi lên các quãng cao, lại cần phải có một âm lượng khổng lồ, có thể hát kịch tính thoải mái mà không lo mất giọng, âm sắc lại gần với nữ trung, như Patti Labelle.
Mariah cũng không phải một spinto soprano như Whitney những năm debut, cô chưa bao giờ hát kịch tính trong suốt sự nghiệp của mình ngay từ trong giọng hát lẫn cách hát.
Sở hữu loại giọng lirico coloratura soprano là tiền đề quan trọng nhất giúp Mariah trở thành một diva nhạc pop và thoát khỏi tầm ảnh hưởng của tất cả các đàn chị đi trước để đi tiên phong cho một xu hướng mới. Thử đặt ra các phép thử, chúng ta sẽ thấy rằng, nếu Mariah là một dramatic soprano như Patti, cô sẽ chỉ biết gào thét suốt ngày và không thể lấn sân vào nhạc pop. Nếu chỉ là một lirico soprano thông thường, cô sẽ khó mà vượt trội hơn các lirico mang chất giọng đẹp kiểu cổ điển châu Âu như Celine Dion, Lara Fabian. Còn nếu là một spinto soprano, cô cũng không thể thóat khỏi cái bóng quá lớn của Whitney những năm 80s, sẽ mãi bị gọi là "Whitney da trắng". Thậm chí, nếu bánh xe tạo hóa đi chệch một chút, nếu cô vẫn là một coloratura soprano đấy , nhưng lại là daramtic coloratura soprano thì cũng khó mà tạo nên một diva nhạc pop ngọt ngào như bây giờ.
Đặt Mariah và Whitney lên bàn cân, chúng ta sẽ thấy một bất ngờ thú vị ít ai ngờ tới: Whitney (spinto soprano) - Mariah (lirico coloratura soprano) cùng gặp nhau ở điểm chung là âm sắc trữ tình, ngọt ngào, êm dịu trong giọng hát (vì cả spinto soprano và lirico coloratura soprano đều được xác định một phần bởi âm khu trữ tình, mềm mại). Âm sắc đặc trưng này rất phù hợp với tai nghe đại chúng và được khán giả nhạc pop ưa chuộng. Điều này lí giải vì sao cả hai người đều có sức công phá mãnh liệt vào nền nhạc pop đương đại. Có thể nghe màn song ca I'll will be there với Trey Lorenz năm 1992 để thấy được quãng giọng ngọt ngào, nhẹ nhàng hiếm có trong giọng hát của Mariah.
Nhưng Mariah khác Whitney ở phần còn lại, cô không kịch tính như Whitney mà màu sắc hơn (spinto soprano được xác định thêm bởi phần âm khu kịch tính trong những quãng cao trào, còn lirico coloratura soprano được xác định bởi phần âm khu màu sắc), đó chính là bánh xe đẩy cô tiến xa sang một con đường khác. Nhìn tổng quát, có thể thấy rằng, nếu như Whitney tiên phong mở đường cho quyền lực của những giọng ca nữ với lối hát khỏe khoắn, mạnh mẽ, cao trào, kịch tính trong nhạc pop thì Mariah lại dẫn lối cho những giọng ca nữ có thể phô diễn quãng giọng, màu sắc đa dạng, những note cao trời phú trong giọng hát của mình. Nói cách khác, nếu Whitney là Mẹ Đất thì Mariah là Cha Trời của thế giới nhạc pop, luôn song hành cùng nhau như âm và dương, không thể tách rời, soi đường cho mọi thế hệ ca sĩ về sau. Mời các bạn xem màn live Can't let go năm 1991 để thấy sự màu sắc trong giọng hát của Mariah, cô đã đi từ những quãng falsetto mềm mại, nhảy lên những quãng belting cao vút một cách thoải mái, để rồi phóng whistle ở note F#6 rất linh họat, dễ dàng không một chướng ngại nào.
Trong lịch sử âm nhạc kể cả opera lẫn pop, thật hiếm có một ca sĩ nào sở hữu quãng giọng rộng như Mariah, trải dài suốt từ G#2 đến G#7, cô có thể cover mọi note trên một cây đàn piano. Quãng trầm của Mariah có sự hỗ trợ tốt về hơi thở, đạt đủ độ dày và tối, không phải chèn thanh quản, không thua bất cứ một giọng contralto nào. Đây là một điều hiếm thấy đối với một giọng soprano thông thường (vốn thường yếu, mảnh ở những quãng trầm). Một giọng soprano lại có thể hát quãng trầm tốt tới mức khiến người ta tưởng rằng mình là một contralto, đó gần như là điều không tưởng. Christina Aguilera cũng là một soprano có quãng rộng, cũng xuống được quãng trầm, nhưng quãng trầm của cô ấy rất mờ, thiếu hỗ trợ, không thể được như Mariah. Mời các bạn xem màn trình diễn ca khúc You and I năm 2002 để thấy sự điều khiển quãng trầm tuyệt vời của Mariah, hát một đoạn dài trên quãng trầm và xuống những note Bb2 một cách thoải mái, lại rõ lời. Cũng trong màn live này, Mariah lại nhảy từ quãng trầm lên whitste một cách linh họat, thể hiện rất rõ sự đa dạng, màu sắc trong giọng hát của cô.
Hay như màn biểu diễn ca khúc Emotions tại Top of the Pop năm 1992, cô hát quãng trầm như một giọng contralto.
Nhưng điều đáng nói là cô có thể hát tốt ở mọi quãng giọng từ thấp đến cao trong cùng một giai đọan ca hát. Lại tiếp tục so sánh tương quan với Whitney Houston, có thể thấy rằng, Whitney hát quãng trầm cũng rất tốt, nhưng chỉ hát tốt sau khi đã chuyển từ soprano sang mezzo, tức là qua một giai đọan chuyển biến giọng hát từ âm khu cao xuống trung trầm. Nghe Whitney những năm debut sẽ thấy cô hát quãng trầm còn khá hạn chế. Trong khi đó, Mariah không cần phải trải qua giai đoạn biến đổi giọng hát như Whitney, ngay từ những năm đầu đi hát, cô đã có một quãng giọng trải dài, có thể hát quãng trầm rất tốt, dù cũng là một soprano như Whitney. Có lẽ Mariah chỉ không bằng các giọng mezzo, contralto ở độ tối và dày, nặng khi belting quãng trung mà thôi. Mời xem màn trình diễn If It's over tại Grammy 1992 sau.
Phân tích màn trình diễn trên, có thể thấy, quãng giọng của Mariah trong ca khúc này rất rộng, kéo dài hơn ba quãng từ Eb3 đến tận A6 trên whistle (chỉ một bài hát mà âm vực của cô đã vượt qua sự nghiệp của mọi nữ ca sĩ thông thường). Nhờ quãng giọng mà cô đã hát đủ tone của cả alto lẫn soprano trong ca khúc này, khiến người ta khó có thể xác định loại giọng của cô. Về quãng trầm, khả năng hỗ trợ rất tốt về hơi thở giúp cô tạo ra những note Eb3, E3 khá tối và sâu. Các belting quãng cao của cô trong ca khúc này rất linh hoạt và khỏe khoắn, giống như một phiên bản trẻ trung của Aretha Fraklin. Cách hát đúng vị trí, thư giãn tốt thanh quản và cân bằng tốt kết nối head vs chest trên mix voice khiến cô có thể trượt từ quãng trầm lên trên C#5 rất dễ dàng, lên D5 Eb5 E5 vang và sáng, đúng nghĩa một soprano. Cô hát lên F#5 liên tục mà ko biết mệt, không có dấu hiệu lack resonace, strain, hoarseness, tuyệt vời nhất là cú bắn liên thanh F#5 3 lần ở câu "you've got to say the words tonight". Đến nửa cuối ca khúc, cô tung ra whistle A6 cao vút, thể hiện rõ mình là một coloratura soprano đích thực. Trong suốt đoạn hát về sau của ca khúc, cô ko hề belting ở quãng thứ 4 mà duy trì tốt ở quãng thứ 5. Qua đó, có thể thấy sở trường của Mariah không nằm ở quãng trung, vì cô không phải một mezzo soprano, nhưng là một coloratura soprano nên cô có thể hát thoải mái ở quãng thứ 5 mà không có dấu hiệu gắng sức hay căng thẳng. Qua việc phân tích màn trình diễn trên, có thể thấy được tính đa màu sắc và sự linh hoạt bậc thầy trong việc chuyển đổi quãng giọng của Mariah, đồng thời thấy rõ hơn sự vô biên trong giọng hát của cô.
Nếu như cả Whitney và Celine đều cần có sự hoàn thiện giọng hát trong nhiều năm tiếp theo của sự nghiệp thì Mariah lại đạt đến độ chín muồi tốt nhất ngay từ khi debut. Ta có thể tìm thấy ít nhiều một số lỗi nhỏ ở Whitney và Celine những năm đầu sự nghiệp, nhưng riêng Mariah thì không hề, cô gần như hoàn thiện toàn bộ mọi kĩ thuật lẫn giọng hát, từ việc lấy hơi, giữ hơi, lên cao, xuống thấp, đặt vị trí âm thanh và thanh quản, giữ kỹ thuật ở mức ổn định nhất... Vì vậy, có thể dễ dàng lấy ngay album debut của Mariah để chứng minh cho sự hoàn thiện của cô mà không phải trải đều qua các giai đoạn khác.
Không thể không bàn tới whistle như một "đặc sản" riêng mà mỗi khi nhắc tới Mariah, ai cũng phải nghĩ tới nó. Đánh giá một cách khách quan thì việc sử dụng whistle là không chuẩn kĩ thuật truyền thống, whistle không có độ vang, độ ngân rung, độ dày và âm lượng lớn như head voice, lại rất dễ bị đứt gãy note. Nhưng nếu bỏ qua những chuẩn mực về thanh nhạc chính thống thì Mariah luôn xứng đáng là Nữ hoàng whistle của nền âm nhạc đại chúng, dù trước khi cô xuất hiện đã có bậc thầy whistle là Minnie Riperton đi tiên phong, vì chính cô mới là người có công bình dân hóa và phổ biến những quãng giọng cao vút đầy tính hàn lâm đó đến với công chúng mọi tầng lớp. Ngay từ album đầu tiên mang tên mình, qua những ca khúc như Vision of love, Love takes time, There got to be away, All in your mind, Vanishing, You need me, Someday, cô đã khiến công chúng toàn thế giới phải thảng thốt vì khả năng whistle điêu luyện của mình. Tuy không đi đến chuẩn mực thanh nhạc, nhưng Mariah lại khá sáng tạo trong việc sử dụng whistle, khiến cho nó trở nên đa dạng và hấp dẫn người nghe hơn.
Cũng trong năm 1990, khi trình diễn ca khúc America the beautiful (một trong những ca khúc được coi như quốc ca không chính thức của nước Mỹ) tại chung kết giải NBA, Mariah đã rất sáng tạo khi chèn thêm một đoạn whistle, đem lại một màu sắc rất mới cho ca khúc này, phá vỡ đi mọi rào cản về sự cứng nhắc thông thường của nó.
Mười ba năm sau đó, khi trình diễn The star spangled banner (quốc ca chính thức của nước Mỹ), Mariah vẫn tiếp tục chèn whistle vào ca khúc như một màu sắc riêng trong cách hát của cô.
Ngoài ra, cô còn đạt kỉ lục về whistle khi lên tới note G#7 trong màn trình diễn ca khúc Emotions tại MTV VMA năm 1991 (3:57). Cú whistle này đã được ghi vào kỉ lục Guiness khi ấy, và mãi cho đến những năm gần đây mới có người đánh bại được nó, nhưng người này lại không phải một ca sĩ tài ba như Mariah.
Mariah whistle trong suốt sự nghiệp của mình, mọi lúc mọi nơi, kể cả những lúc giọng hát đi xuống một cách nặng nề, cô vẫn có thể whistle những note siêu cao mà ít ai chạm tới được. Trong khi whistle là một điều khó khăn với nhiều ca sĩ, thì nó dường như đã ăn sâu vào máu của Mariah, trở thành một bản năng thiên bẩm, đến mức chỉ cần mở miệng là có thể whistle được. Người ta ước tính Mariah whistle khoảng 70% số ca khúc cô từng hát. Âm nhạc của Mariah phổ biến khắp trên toàn thế giới, và kèm theo đó là những khúc whistle véo von vang lên mọi nơi, trên mọi quán bar, con phố. Nhiều người nghe nhạc vốn không hề biết đến whistle là gì, thì nhờ có Mariah, họ đã biết đến một khái niệm mới trong âm nhạc, rồi bị quyến rũ và say đắm bởi nó. Như vậy, không ai khác ngoài Mariah đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đưa những note siêu cao ra khỏi nhà hát opera cổ điển để đến với đại chúng nghe nhạc toàn thế giới. Những whistle mà cô tạo ra đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho mọi thế hệ ca sĩ sau này, trở thành tượng đài để những ca sĩ như Leona Lewis, Christina Anguilera, Ariana Grande... học hỏi. Nhờ có Mariah mà nhiều ca sĩ nhạc nhẹ ngày nay biết cách khi thác tối đa quãng giọng của mình và khao khát rèn luyện không ngừng để có thể mở rộng quãng giọng trong ca hát.
Ngày nay, trong mọi cuộc thi âm nhạc, chúng ta dễ thấy xuất hiện nhiều nhất hai dạng thí sinh, một là những thí sinh thích khoe giọng hát một cách mạnh mẽ, cao trào, hai là dạng thí sinh thích khoe những note cao trời phú của mình. Đó chính là minh chứng rõ rệt nhất nói lên ảnh hưởng bất diệt của Whitney Houston và Mariah Carey đối với nền âm nhạc đương đại.
Dù Mariah không phải người khai sinh ra melisma, nhưng nhắc đến kĩ thuật hát kinh điển này, không thể không nhắc đến cô. Trong những năm đầu thập niên 90, sự xuất hiện của Mariah như một cuộc cách mạng đối với dòng nhạc pop/r&b. Kể từ lúc ca khúc Vision of love được tung ra thị trường và giành ngay vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng Billboard hot 100, nó đã thổi vào làng âm nhạc một lối hát mới vô cùng phóng túng, hấp dẫn người nghe - lối hát melisma (cách hát đóng âm tiết, rung giọng và luyến láy trên nhiều cao độ trong một làn hơi, thường là từ quãng cao nhảy dần xuống những quãng thấp hơn). Mời các bạn nghe bản thu âm ca khúc này để thấy rõ điều đó.
Ngoài ra, còn một số chỗ dùng vocal runs cũng như melisma rất nhỏ trong ca khúc này, như câu "I had the vision of love", cô hát 2 lần trên quãng cao thì 1 lần là vocal runs nhưng 1 lần lại là melisma (chạy note từ F5(F#5) xuống note trầm). Ngay cả trên whistle cũng đã có melisma, giống với kĩ thuật cắt note ở opera.
Cách hát melisma được Mariah sử dụng một cách điêu luyện ngay từ thời kì đầu và tiếp tục phát huy trong suốt sự nghiệp của mình. Đây là thành quả rực rỡ từ việc học tập các đàn chị như Whitney Houston, Aretha Franklin, Mahalia Jackson và việc vận dụng sáng tạo các kĩ thuật thanh nhạc cổ điển vào nhạc nhẹ. Bằng việc phát triển những kĩ thuật thanh nhạc mới, Mariah đã chứng minh rằng cô không chỉ có mỗi giọng hát mà còn có sự khổ luyện bền bỉ và một tư duy âm nhạc sắc bén, sự sáng tạo không ngừng.
Cùng song hành với nhau trong những năm 90, Whitney và Mariah đã chung tay phổ biến lối hát melisma, đưa nó thoát khỏi lãnh địa của người da màu để đến với toàn thế giới, trở thành cách hát đặc trưng của pop/r&b mà rất nhiều ca sĩ hiện nay đang theo đuổi. Nếu Whitney phát triển melisma trên head voice thì Mariah phát triển nó trên belting. Nhiều ca sĩ thành công rực rỡ với dòng r&b như Beyonce, Jennifer Hudson, Rihanna... thừa nhận họ chịu ảnh hưởng nhiều từ hai diva này. Ngày nay, xem các chương trình ca nhạc, các cuộc thi âm nhạc, chúng ta đều thấy đa số ca sĩ cứ cất miệng lên là dùng melisma, run&riff, nhưng ít ai biết rằng, nhờ có Mariah chúng ta mới được phổ biến lối hát đầy mê hoặc này.
Ngoài ra, có thể kể tới một số kĩ thuật, cách hát màu sắc đặc trưng của Mariah mà ít ai có được.
Trong ca khúc All in your mind, cô sử dụng kĩ thuật glissando (hát lướt 1 chùm note nhạc hoa mỹ cũng với 1 tốc độ cao ngay trong 1 hơi thở) trên belting khá điêu luyện (từ 2:38)
Mariah cũng là bậc thầy về vocal runs (kĩ thuật kết hợp giữa staccato và vibrato cùng chạy note nhưng cần như là một chuỗi chỉ có 2 note, lên-xuống-lên-xuống). Ví dụ điển hình nhất là màn chạy vocal kèm theo melisma dài 11 giây của cô trong màn trình diễn ca khúc Vision of love năm 1990 (từ 2:46).
Hay như màn vocal runs chuyển quãng sang whistle kèm theo melisma dài 6 giây trong màn trình diễn ca khúc Vanishing năm 1990 sau (từ 4:00).
Chất giọng màu sắc trữ tình đậm tính "soft voice" còn khiến Mariah có thể linh hoạt dùng head mảnh và nhẹ, tạo một ảo giác cao độ, đến mức người ta tưởng rằng cô đang phiêu whistle. Mời nghe màn trình diễn I still believe sau để thấy điều đó.
Mặc dù việc lạm dụng lối hát yodeling trên falsetto (cách hát chuyển từ giọng trầm sang sang giọng cao, luyến láy một cách liên tục, tạo nên những âm thanh trầm bổng bất ngờ chỉ trong một thời gian rất ngắn) trong suốt sự nghiệp đã khiến Mariah bị mất giọng nhanh chóng, nhưng không thể phủ nhận cô đã rất thành công với lối hát âm ỉ này, nó tạo nên một đặc trưng riêng trong âm nhạc của cô, rất ngọt ngào và quyến rũ, ít ai có được. Hầu như mọi ca khúc của Mariah giai đoạn sau này (từ album Daydream trở đi) đều sử dụng yodeling một cách triệt để. Đó cũng là chất trữ tình riêng trong giọng hát của Mariah, cái mà ngay cả những lirico soprano như Lara Fabian hay Celine Dion đều không có được.
Qua một số nhận định và đánh giá trên, có thể thấy rằng Mariah thực sự là một trong những giọng hát vô biên của nền nhạc pop thế kỉ XX. Sở hữu một quãng giọng rộng hiếm có, cô có thể lên những note cao nhất, xuống những note thấp nhất và chơi đùa với nó như đứa trẻ dù với ca sĩ khác là một điều khó khăn tột cùng. Không những thế, là một giọng nữ cao màu sắc, nhưng lại có thể hát như một giọng nữ cao trữ tình và giọng nữ trầm, đó cũng là một sự vô biên trong giọng hát mà hầu như rất ít ca sĩ nào làm được. Trong mỗi bài hát của Mariah thường được thiết kế rất nhiều ngóc ngách, nhiều tầng bậc kiến trúc thanh nhạc với những kĩ thuật phi chính thống nhưng cũng vô cùng khó khăn, đòi hỏi một quãng giọng rộng, một giọng hát ưu việt, nên hầu như không có ai cover lại được các ca khúc của cô. Đó chính là lí do vì sao trong các cuộc thi âm nhạc, các thí sinh thường chọn cover ca khúc của các diva khác, chứ ít ai dám động vào ca khúc của Mariah. Lối hát phô diễn quãng giọng và kĩ thuật của Mariah thường bị chê là màu mè, chạy theo kĩ thuật mà đánh rơi cảm xúc, nhưng không thể phủ nhận rằng, nhờ có điều đó mà khán giả đại chúng mới bước gần hơn đến tòa lâu đài thanh nhạc phong phú. Nhiều người nghe nhạc nhờ nghe Mariah đầu tiên rồi mới làm quen với các kĩ thuật thanh nhạc, từ đó đưa tai nghe của mình tiến đến nền opera đầy tính bác học, kén người nghe. Thật không ngoa ngôn khi nói rằng, bên cạnh Whitney Houston, Mariah Carey chính là cây cầu thứ hai bắc nhịp người nghe đại chúng đến với thanh nhạc, với những vẻ đẹp hàn lâm trong giọng hát của con người. Dù so với các đàn anh, đàn chị, Mariah xuất hiện muộn hơn, nhưng cô vẫn luôn xứng đáng đứng trong top những nghệ sĩ có cống hiến nhiều nhất đối với nền âm nhạc đại chúng, một giọng hát vô song bất diệt của mọi thời đại.
Thành công của Mariah Carey - một ca sĩ với tài năng lớn - là sự tổng hợp của tư chất thiên bẩm, sự may mắn nhưng trên hết là sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ. Nó nhắc cho chúng ta rằng dù có tài năng đến đâu thì sự cần mẫn và chuyên tâm vào công việc vẫn là chìa khóa thành công cho bất cứ ai, đặc biệt là đối với các ca sĩ hiện nay.
Tổng hợp