Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 23 có đáp án: Vùng Bắc Trung Bộ

07/02/2022 16:40

Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 23 có đáp án chính xác nhất: Vùng Bắc Trung Bộ

Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 23 có đáp án: Vùng Bắc Trung Bộ

Câu 1: Bắc Trung Bộ không tiếp giáp với vùng nào sau đây?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Đáp án là: D vì tiếp giáp của Bắc Trung Bộ là:

+ Phía Tây là dải núi Trường Sơn Bắc, giáp với Lào.

+ Phía Đông là biển Đông rộng lớn, kéo dài.

+ Phía Bắc giáp vùng đồng bằng sông Hồng.

+ Phía Nam giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

=> Đông Nam Bộ không tiếp giáp với Bắc Trung Bộ.

Câu 2: Ranh giới tự nhiên ở phía Nam của vùng với Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Dãy Tam Điệp.

B. Dãy Bạch Mã.

C. Sông Bến Hải.

D. Đèo Ngang.

Đáp án là: B vì ranh giới tự nhiên ở phía Nam của vùng với Duyên hải Nam Trung Bộ là dãy Bạch Mã.

Câu 3: Các dạng địa hình từ tây sang đông của vùng Bắc Trung Bộ là

A. Núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, hải đảo.

B. Núi, gò đồi, đồng bằng, biển, hải đảo.

C. Biển, đồng bằng, núi, gò đồi, hải đảo.

D. Biển, đồng bằng, gò đồi, núi, hải đảo.

Đáp án là: B vì ở Bắc Trung Bộ, từ tây sang đông tỉnh nào cũng có: núi, gò đồi, đồng bằng, biển, hải đảo -> mỗi dạng địa hình mang lại những thế mạnh kinh tế khác nhau cho vùng.

Câu 4: Loại thiên tai không thường xuyên xảy ra ở Bắc Trung Bộ là

A. Bão.

B. Hạn hán.

C. Động đất.

D. Lũ quét.

Đáp án là: C vì khí hậu Bắc Trung mang tính chất nhiệt đới có mùa đông lạnh, thiên tai bão lũ thường xảy ra, gió phơn khô nóng gây hạn hán hàng năm. Động đất không thường xuyên xảy ra ở Bắc Trung Bộ

Câu 5: Dạng địa hình thuận lợi cho phát triển mô – hình nông lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò) ở Bắc Trung Bộ là

A. Núi cao.

B. Đồng bằng ven biển.

C. Gò đồi.

D. Cao nguyên badan.

Đáp án là: C vì địa hình nhiều gò đồi là điều kiện cho phát triển mô – hình nông lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò).

Câu 6: Các dân tộc ít người của vùng Bắc Trung Bộ phân bố chủ yếu ở

A. Miền núi cao dọc biên giới.

B. Miền núi gò, đồi phía Tây.

C. Dọc các con sông và trục giao thông.

D. Vùng đồng bằng ven biển phía Đông.

Đáp án là: B vì các dân tộc ít người của vùng Bắc Trung Bộ phân bố chủ yếu ở miền núi gò, đồi phía Tây.

Câu 7 Các hoạt động nông nghiệp chủ yếu của đồng bào người Kinh ở vùng đồng bằng ven biển phía đông là

A. Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, thương mại, dịch vụ.

B. Nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

C. Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

D. Trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn.

Đáp án là: C vì các hoạt động nông nghiệp chủ yếu của đồng bào người Kinh ở vùng đồng bằng ven biển phía đông là sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Câu 8: Đâu không phải là ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ?

A. Là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước.

B. Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước láng giềng ra biển Đông.

C. Gần đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế phát triển năng động của cả nước.

D. Phát triển các ngành kinh tế biển.

Đáp án là: B vì ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ:

- Vị trí ở giữa lãnh thổ, phía bắc giáp Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng; phía nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ => là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước, đóng vai trò trung chuyển, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa hai miền.

- Giáp đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động của cả nước, văn hóa và khoa học phát triển => dễ dàng trao đổi kinh nghiệm, kĩ thuật sản xuất, là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

=> Đáp án A, C, D

- Phía Tây giáp Lào => là cửa ngõ ra biển của Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Từ Tây Nguyên ra biển, nếu đi qua vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bằng các tuyến đường ngang sẽ thuận tiện hơn nhiều so với quãng đường vòng qua Bắc Trung Bộ ở phía trên. Do vậy, Bắc Trung Bộ không phải là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.

=> Đáp án B: Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên không đúng.

Câu 9: Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Bắc Trung Bộ?

A. Miền núi phía Tây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.

B. Mật độ dân số thấp.

C. Tỉ lệ dân thành thị thấp.

D. Tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn mức trung bình cả nước.

Đáp án là: D vì đặc điểm dân cư – xã hội vùng Bắc Trung Bộ là:

- Dân cư phân bố khác biệt từ đông sang tây: miền núi phía Tây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, đồng bằng ven biển phía đông chủ yếu là người Kinh.

- Mật độ dân số thấp.

- Tỉ lệ dân thành thị thấp.

=> Nhận xét A, B, C đúng => loại

- Bắc Trung Bộ có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn mức trung bình cả nước (19,3% > 13,3%), đời sống của phần lớn dân cư vùng núi phía tây, đặc biệt khu vực biên giới còn nhiều khó khăn.

=> Nhận xét D không đúng.

Câu 10: Một trong những khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân vùng Bắc Trung Bộ là

A. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế.

B. Cơ sở hạ tầng yếu kém.

C. Mật độ dân cư thấp.

D. Thường xuyên xảy ra thiên tai.

Đáp án là: D vì khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân vùng Bắc Trung Bộ là thường xuyên xảy ra các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt (lũ ống lũ quét vùng núi, ngập lụt vùng đồng bằng), nạn cát bay cát chảy ven biển, hiệu ứng phơn khô nóng ở đồng bằng ven biển phía đông…. => ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. Đây là khu vực hứng chịu nhiều nhất các cơn bão từ biển đông vào nước ta, gây thiệt hại nặng nề về tài sản, con người.

Câu 11: Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu của vùng đồng bằng ven biển phía đông Bắc Trung Bộ là

A. Đem lại lượng mưa lớn vào đầu mùa hạ.

B. Gây hiệu ứng phơn khô nóng vào đầu mùa hạ.

C. Phân hóa mưa – khô sâu sắc giữa lãnh thổ phía bắc và phía nam.

D. Đem lại một mùa đông lạnh, ít mưa.

Đáp án là: B vì vào đầu mùa hạ, gió mùa tây nam thổi vào nước ta gặp bức chắn địa hình là dãy Trường Sơn Bắc, gió này bị chặn lại ở sườn phía Tây và gây mưa lớn, sau khi vượt qua dãy Trường Sơn Bắc và xuống đồng bằng phía đông gió bị biến tính (do mất đi lượng ẩm sau khi gây mưa ở sườn tây) trở nên khô nóng => tạo nên hiệu ứng phơn khô nóng ở Bắc Trung Bộ.

Câu 12: Để hạn chế nạn cát bay, cát chảy ở Bắc Trung Bộ, cần tiến hành

A. Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

B. Trồng rừng phi lao chắn cát ven biển.

C. Xây dựng hệ thống đê biển.

D. Đẩy mạnh phát triển mô hình nông – lâm kết hợp.

Đáp án là: B vì nạn cát bay, cát chảy là xảy ra điển hình ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ. Để hạn chế tác động của hiện tượng này, biện pháp hiệu quả nhất là trồng các rừng cây chắn cát chắn gió ven biển (ví dụ: rừng phi lao) -> ngăn cản ảnh hưởng của chúng vào vùng đất liền bên trong hay các đồng ruộng.

Câu 13: Lũ ở vùng Bắc Trung Bộ thường lên rất nhanh chủ yếu do:

A. Nhiều con sông lớn, lương mưa lớn quanh năm.

B. Sông ngòi ngắn, dốc kết hợp mưa lớn tập trung.

C. Sông ngòi có dạng lông chim nên nước ở các nhánh sông tập trung nhanh.

D. Vùng đồng bằng có địa hình thấp trũng, khó thoát nước.

Đáp án là: B vì sông ngòi Bắc Trung Bộ chủ yếu ngắn, dốc kết hợp với mưa lớn tập trung (chủ yếu vào thu đông) -> nước từ trên cao chảy xuống với tốc độ nhanh gây ra lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu.

Câu 14: Để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng gò đồi phía Tây của Bắc Trung Bộ, trước hết cần

A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

B. Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.

C. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt giao thông vận tải.

D. Phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.

Đáp án là: C vì để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng gò đồi phía Tây của Bắc Trung Bộ, trước hết cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải vì:

- Cơ sở hạ tầng như điện, nước, thông tin liên lạc…đặc biệt là mạng lưới giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng này theo hướng tăng cường trao đổi với bên ngoài, phá bỏ nền kinh tế “tự cấp, tự túc”.

- Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường -> tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân, đẩy nhanh sự phát triển của công nghiệp, đô thị, đồng thời thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.

=> Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển, trình độ dân trí người dân được nâng cao….

Phần tiếp:

Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 24 có đáp án: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp)

Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi vào 10 có đáp án

Tổng hợp các câu trắc nghiệm Địa lý lớp 9 có đáp án: ôn bài, ôn tập chương, kiểm tra, thi học kỳ

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)

Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật