Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 20 có đáp án: Vùng Đồng bằng sông Hồng

07/02/2022 11:21

Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 20 có đáp án chính xác: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 20 có đáp án: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Thái Nguyên.

B. Ninh Bình.

C. Hải Dương.

D. Hưng Yên.

Đáp án là: A

B1. Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, xác định phạm vi đồng bằng sông Hồng.

B2. Xác định vị trí các tỉnh Thái Nguyên, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên.

=> 3 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng là: Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên.

=> Tỉnh Thái Nguyên không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng (thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ)

Câu 2: Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với khu vực nào sau đây?

A. Vịnh Bắc Bộ.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Đáp án là: C vì vị trí tiếp giáp của Đồng bằng sông Hồng là:

- Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Phía Tây giáp Tây Bắc

- Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ

- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ

=> Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 3: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở đồng bằng sông Hồng là

A. Đất xám phù sa cổ.

B. Đất feralit.

C. Đất badan.

D. Đất phù sa.

Đáp án là: D vì đất phù sa màu mỡ, chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở đồng bằng sông Hồng, thuận lợi cho thâm canh cây lúa nước.

Câu 4: Thế mạnh tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là

A. Nguồn nước mặt phong phú.

B. Đất phù sa màu mỡ.

C. Có mùa đông lạnh.

D. Địa hình bằng phẳng.

Đáp án là: C vì thế mạnh tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là có mùa đông lạnh.

Câu 5 Loại thiên tai xảy ra hằng năm ở vùng đồng bằng sông Hồng là

A. Lũ quét.

B. Ngập lụt.

C. Sóng thần.

D. Động đất.

Đáp án là: B vì loại thiên tai xảy ra hằng năm ở vùng đồng bằng sông Hồng là ngập lụt (do sông Hồng gây ra)

Câu 6: Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể ở đồng bằng sông Hồng là

A. Than đá, bô xit, dầu mỏ.

B. Đá vôi, sét cao lanh, than nâu.

C. Sét cao lanh, đá vôi, thiếc.

D. Than nâu, đá vôi, apatit, chì – kẽm.

Đáp án là: B vì tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể ở đồng bằng sông Hồng là đá vôi, sét cao lanh, than nâu.

Câu 7: Đặc điểm nổi bật nhất về dân cư Đồng bằng sông Hồng là

A. Đông đúc nhất cả nước.

B. Lao động có trình độ cao.

C. Sống chủ yếu ở nông thôn.

D. Tỉ lệ gia tăng dân số giảm.

Đáp án là: A vì đặc điểm nổi bật nhất về dân cư Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước (năm 2002 mật độ dân số cao nhất nước là 1179 người/km2)

Câu 8: Cửa ngõ biển quan trọng của đồng bằng sông Hồng hướng ra vịnh Bắc Bộ là

A. Hà Nội.

B. Hải Phòng.

C. Nam Định.

D. Thái Bình.

Đáp án là: B vì cửa ngõ biển quan trọng của đồng bằng sông Hồng hướng ra vịnh Bắc Bộ là Hải Phòng.

Câu 9: Ngành kinh tế biển nào sau đây ít được chú trọng phát triển nhất ở vùng biển và ven biển đồng bằng sông Hồng?

A. Nuôi trồng thủy sản.

B. Đánh bắt thủy sản.

C. Khai thác khoáng sản biển.

D. Phát triển du lịch.

Đáp án là: C

- Vùng đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ ở phía đông

=> Vùng biển rộng lớn thuận lợi cho đánh bắt thủy sản, ven biển có nhiều bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn; các bãi biển là điểm du lịch hấp dẫn của vùng.

- Tài nguyên khoáng sản biển của vùng không đáng kể, chỉ có mỏ khí tự nhiên (Tiền Hải) đang được khai thác với quy mô nhỏ, vùng đang trong quá trình thăm dò một số bề dầu khí ở thềm lục địa. Do vậy, khai thác khoáng sản biển là ngành kinh tế biển ít được chú trọng phát triển nhất ở vùng.

Câu 10: Nguồn lao động của đồng bằng sông Hồng có chất lượng cao, biểu hiện ở đặc điểm:

A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

B. Nguồn lao động dồi dào.

C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật tốt.

Đáp án là: D vì xác định từ khóa: lao động có chất lượng cao => Biểu hiện nguồn lao động có chất lượng cao của đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật tốt.

Câu 11: Nét độc đáo của nền văn minh sông Hồng thể hiện ở đặc điểm nào trong kết cấu hạ tầng sau đây?

A. Đường giao thông nông thôn phát triển.

B. Mạng lưới giao thông dày đặc.

C. Hệ thống đê điều được xây dựng và bảo vệ từ lâu đời.

D. Cơ sở điện, nước được đảm bảo rất đầy đủ.

Đáp án là: C vì Đồng bằng sông Hồng hằng năm chịu ảnh hưởng của thiên tai ngập lụt do sông Hồng gây ra, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Do vậy trong lịch sử xây dựng đất nước dưới thời các vị vua nhà Lý, Lê sơ, nhà Nguyễn cho đến thời Tự Đức hệ thống đê sông Hồng đã được chú trọng xây đắp, tu sửa nhiều lần => Do vậy, đây không chỉ là cơ sở kết cấu hạ tầng đơn thuần, hệ thống đê sông Hồng còn có giá trị văn hóa lâu đời, gắn với lịch sử xây dựng và phát triển đất nước ta.

Câu 12: Nội dung nào sau đây không thể hiện việc vai trò của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng

A. Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt vào mùa mưa bão.

B. Bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm cho vùng đất trong đê.

C. Giữ gìn và phát triển các di lịch sử, giá trị văn hóa.

D. Là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông của vùng.

Đáp án là: B

- Vai trò của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng là: tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt vào mùa mưa bão; giữ gìn và phát triển các di lịch sử, giá trị văn hóa của vùng (từ thời các vị vua nhà Lý, Nhà Lê sơ, nhà Nguyễn, Tự Đức); ngày nay đê sông Hồng cũng là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông của vùng.

- Tuy nhiên hệ thống đê dày đặc đã chia cắt đồng bằng thành nhiều ô vuông -> vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm, cùng với quá trình canh tác lâu năm đã bị thoái hóa, bạc màu.

=> Nhận xét B không đúng.

Câu 13: Đâu không phải là vai trò của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

B. Giảm sức ép lên các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm.

C. Bổ sung nguồn lao động dự trữ lớn trong tương lai.

D. Bảo vệ môi trường và tài nguyên.

Đáp án là: C vì Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân số đông, mật độ dân số cao nhất cả nước, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về kinh tế - xã hội và môi trường, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm.

=> Việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở vùng có vai trò:

+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

+ Giảm sức ép lên các vấn đề y, tế, giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống; hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.

+ Đặc biệt tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm sẽ góp phần giảm tỉ lệ lao động dư thừa, đặc biệt lao động trẻ trong tương lai -> giải quyết tốt hơn vấn đề thất nghiệp thiếu việc làm trong vùng.

=> Do vậy nhận xét: vai trò của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở vùng không phải là bổ sung thêm nguồn lao động dự trữ trong tương lai.

Câu 14: Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất cả nước không phải vì

A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.

B. Điều kiện địa hình, nguồn nước, khí hậu thuận lợi.

C. Nền nông nghiệp thâm canh lúa nước.

D. Mạng lưới đô thị dày đặc nhất cả nước.

Đáp án là: A vì Đồng bằng sông Hồng là vùng tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước, nhờ hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi đó là:

- Vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (Hà Nội là thủ đô nghìn năm văn hiến).

-  Điều kiện tự nhiên thuận lợi: địa hình đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho cư trú và sản xuất, đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt ẩm dồi dào, nguồn nước phong phú.

- Có nền nông nghiệp thâm canh lúa nước phát triển nên cần nhiều lao động trong sản xuất nông nghiệp.

- Mạng lưới đô thị dày đặc nhất cả nước -> tập trung dân cư đông đúc ở các thành phố, đô thị.

=> Như vậy, nhận xét đồng bằng sông Hồng có dân cư tập trung đông đúc vì có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn là không đúng.

Câu 15: Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng hiện nay là

A. Thiếu tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiếu lao động có kĩ thuật.

C. Dân số đông trong khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

D. Nhiều vùng đất bị thoái hóa, bạc màu.

Đáp án là: C vì Đồng bằng sông Hồng có dân cư tập trung đông đúc dẫn đến nhu cầu việc làm lớn, trong điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm -> gây sức ép lớn về vấn đề việc làm, kìm hãm sự phát triển kinh tế và khó khăn trong nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, văn hóa, y tế, giáo dục. Đây là khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng hiện nay.

Phần tiếp:

Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 21 có đáp án: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp)

Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi vào 10 có đáp án

Tổng hợp các câu trắc nghiệm Địa lý lớp 9 có đáp án: ôn bài, ôn tập chương, kiểm tra, thi học kỳ

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)

Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật