Tỏi: Kháng sinh tự nhiên cực hữu ích trong nuôi trồng thủy sản
Khả năng kháng bệnh tuyệt vời của tỏi trong nuôi trồng thủy sản
Một số loại hóa chất, kháng sinh bị cấm trong nuôi trồng thủy sản không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng mà kinh tế và môi trường cũng bị ảnh hưởng. Để giảm thiểu điều này nhiều hộ nuôi trồng thủy sản đã sử dụng tỏi để điều trị một số bệnh phát sinh trong quá trình nuôi. Bởi tỏi được ví như một loại kháng sinh tự nhiên trong việc phòng và chữa bệnh cho tôm cá. Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi sử dụng tỏi chưa đúng cách khiến cho loại thuốc kháng sinh tự nhiên này giảm tác dụng.
Theo các chuyên gia cho biết tỏi được dùng để phòng và điều trị một số bệnh ở thủy sản như: bệnh đường ruột, phân trắng, đốm trắng, gan tụy…trên các loài tôm, cá.
Loại kháng sinh tự nhiên này chứa một axit hữu cơ; khi bị đập dập sẽ kết hợp với Allicinase có trong tỏi để tạo thành Allicin. Allicin có khả năng kháng khuẩn và nấm. Chất Allicin có khả năng kháng khuẩn bằng 1/5 thuốc Peniciline và bằng 1/10 thuốc Oxytracilin.
Ngoài ra, tỏi còn chứa diallyl disulfide. Loại chất này không những mạnh hơn nhiều hai dòng kháng sinh thường đang dùng trong nuôi trồng thủy sản là Erythromycin, Ciprofloxacin mà còn có tác dụng nhanh hơn. Do đó, tỏi có tác dụng với hiều loại vi khuẩn như: thương hàn, phó thương hàn, lị, tả, trực khuẩn, bạch cầu, vi khuẩn. Bên cạnh đó, tỏi có tác dụng trị san, các bệnh nấm, giun kim đối với thủy sản.
Khả năng kháng bệnh tuyệt vời của tỏi trong nuôi trồng thủy sản
Qua nhiều quá trình nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế các chuyên gia cho biết tỏi có nhiều tác dụng trong việc trị bệnh trên cả người và động vật trên cạn, động vật dưới nước.
+ Tỏi giúp tăng chỉ số hồng cầu, lượng hemoglobin, bạch cầu và tiểu cầu với các loài thủy sản.
+ Dịch chiết tỏi ức chế một số loại nguyên sinh động vật, giảm nhiễm ký sinh trùng với mức độ ảnh hưởng đến môi trường là thấp nhất.
+ Tỏi kích thích quá trình thực bào, đại thực bào
+ Tỏi còn là chất kích thích miễn dịch tự nhiên cho tôm, cá các loài hải sản khác. Với hoạt nhiều hoạt tính kháng vi khuẩn gram âm và dương, hoạt tính kháng virus, kháng nấm, tăng cường hệ miễn dịch cho động vật thủy sản.
Làm thế nào để sử dụng tỏi hiệu quả nhất trong nuôi trồng thủy sản
Chất Allicin trong tỏi chỉ được sinh ra khi nghiền nát hoặc đập dập. Nhưng chất này kém bền nên biến chất nhanh trong điều kiện môi trường bên ngoài. Do đó, tốt nhất nếu dùng tỏi tự chế biến người nuôi cần xay nhuyễn trộn cho động vật thủy sản ăn ngay trong ngày.
Khi sử dụng tỏi để điều trị cho tôm cá phải có liều lượng khác nhau.
Ví dụ:
Điều trị bệnh viêm ruột của cá do vi khuẩn gây ra, mỗi ngày dùng 50g củ tỏi nghiền nát dùng cho 10 kg cá ăn liên tục trong 5 - 7 ngày.
Điều trị bệnh đường ruột như bệnh phân trắng, ăn mòn vỏ kitin ở tôm dùng 10 - 15 g tỏi tươi/kg thức ăn tôm/ngày, nghiền nát hòa với nước trộn đều với thức ăn, mỗi tháng cho ăn một đợt 5 ngày liên tục.
Tỏi có bản chất là kháng sinh, vì vậy, ngoài việc trị các vi khuẩn gây bệnh, nó còn diệt luôn các vi khuẩn có lợi trong môi trường nuôi thủy sản. Để khắc phục điều này, người nuôi trồng thủy sản nên sử dụng chế phẩm sinh học bao gồm các vi khuẩn sống có lợi để tăng cường sức khỏe cho tôm cá tốt hơn.
Lưu ý khi sử dụng tỏi:
+ Không sử dụng tỏi cho tôm cá ăn lúc đói. Vì chất Alicin trong tỏi là kháng sinh sẽ phát giác gây tác dụng phụ làm tôm cá rối loạn hệ tiêu hóa đường ruột khi cá tôm đang bị đói.
+ Không nên nấu chín tỏi, vì khi ở nhiệt độ cao các hoạt chất này sẽ phân hủy và giảm tác dụng.
+ Nếu dùng tỏi nên bổ sung vào bữa ăn cuối cùng trong ngày cho cá tôm ăn
+ Không sử dụng tỏi bị hỏng, có nấm mốc, có mùi thối, có chất bảo quản khi điều trị bệnh cho cá, tôm,…
+ Tỏi ngâm lâu ngày trong rượu trắng cũng được chứng minh là không có tác dụng trị bệnh cho động vật thủy sản.
Suckhoecuocsong.vn/TH