Tìm hiểu chiến thuật kinh điển 4-4-2 trong bóng đá

26/04/2017 09:31

Điểm mạnh và điểm yếu của chiến thuật kinh điển 4-4-2 trong bóng đá

Hầu hết, những người yêu thích môn thể thao vua đều biết tới chiến thuật 4-4-2. Chiến thuật này đã trở thành kinh điển trong làng bóng đá thế giới. Dưới bàn tay điều khiển của Sir Alex Ferguson, MU đã chinh phục hàng loạt những danh hiệu danh giá trong làng túc cầu khi sử dụngchiến thuật 4-4-2. Ngoài MU, Atletico Madrid và Leicester City cũng sử dụng chiến thuật này. Vậy, chiến thuật 4-4-2có gì đặc biệt?

Thành quả từ chiến thuật kinh điển 4-4-2

Sir Alex Ferguson từng biến MU thành một con quái vật với sơ đồ rất kinh điển 4-4-2nhờ cách vận hành biến tấu và tận dụng cầu thủ tuyệt vời. Tương tự, nhiều HLV, đội bóng tài năng khác cũng đã tạo dấu ấn với sơ đồ 4-4-2 hoặc biến thể của nó. Thậm chí cả đội tuyển Việt Nam cũng chơi khá tốt sơ đồ 4-4-1-1 – biến thể quen thuộc của 4-4-2.

Chiến thuật 4-4-2 ra đời từ những năm 1970 và càng trở nên hữu dụng ở bóng đá hiện đại. Thời gian gần đây, những câu lạc bộ có cách chơi dựa trên 4-4-2 nổi bật nhất là Atletico Madrid và Leicester City.

Đáng chú ý nhất là sơ đồ của Simeone áp dụng cho Ateletico Madrid. Chiến thuật có phần thực dụng và đặt nặng kỉ luật của Simeone giúp đội bóng sọc đỏ đen thành Madrid 2 lần vào chung kết Champions League. Đó là minh chứng cho thấy 4-4-2 chưa hề hết thời và vẫn là một chiến thuật hiện đại, đỉnh cao của bóng đá.

Điểm đặc biệt của chiến thuật 4-4-2 là phòng ngự chắc dựa trên ý niệm kiểm soát không gian, phòng ngự khu vực. Không chỉ 8 cầu thủ hậu vệ & tiền vệ lùi sâu như xe bus 2 tầng mà cả 2 tiền đạo cũng lùi về phần sân nhà tham gia phòng thủ.

Tuy nhiên, yêu cầu về xu hướng cầu thủ là quan trọng nhất trong khâu chọn nhân lực triển khai sơ đồ này. 4-4-2 đòi hỏi người chơi thật chậm rãi, trầm tĩnh cũng như cần tránh đối đầu với 4-2-3-1.

Điểm mạnh của chiến thuật 4-4-2

Chơi bóng với 2 tiền đạo giúp tuyến tiền vệ và hậu vệ được giảm tải nhiệm vụ hỗ trợ tấn công. Thường thì những tiền đạo trong sơ đồ 4-4-2 phải có khả năng “tự làm, tự ăn”, tức là tự mình tạo cơ hội và ghi bàn hoặc bổ sung lẫn nhau để hoàn thiện hàng công. Một trong hai tiền đạo nên có kỹ năng không chiến tốt để tận dụng các đường tạt bóng.

Với hai tiền vệ cánh chơi rộng và hai hậu vệ biên, sơ đồ 4-4-2 cho phép những quả tạt hoặc căng ngang vào vòng cấm xuất hiện thường xuyên. Cự li đội hình hợp lý cũng giúp cho 4-4-2 dễ kéo dãn các tuyến của đối phương nếu di chuyển phù hợp.

Nhờ cấu trúc rõ ràng và dễ vận hành, rất nhiều đội bóng ưu tiên 4-4-2, đặc biệt là những đội phải chịu sức ép hay cần lùi sâu phòng ngự.

Điểm yếu của chiến thuật 4-4-2

Dễ bị bắt bài và thiếu linh hoạt là 2 vấn đề lớn của 4-4-2. Ngoài ra, các vị trí tiền vệ phải chịu áp lực rất lớn trong cả nhiệm vụ tấn công lẫn phòng ngự. Khi các tiền vệ cánh chơi thiếu kỉ luật phòng ngự, đó sẽ là vấn đề thực sự với các HLV. Bên cạnh đó, những vị trí tiền vệ trung tâm khó có thể đảm nhiệm tốt cả 2 vai trò đánh chặn từ xa và kiểm soát thế trận.

Ngoài ra, hai hành lang cánh có thể trở thành “gót Achilles” để đối phương khoét vào, đặc biệt với các sơ đồ sử dụng những cầu thủ đá cánh đi bóng vào trung lộ tận dụng khoảng trống giữa trung vệ và hậu vệ biên như 4-3-3 và 4-2-3-1.

Suckhoecuocsong.com.vn tổng hợp

Các tin khác

Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

Luật thi đấu cầu mây chính thức

Luật cử tạ chính thức

Luật đấu vật chính thức

Luật thi đấu Boxing chính thức

Luật thi đấu cầu lông

Luật thi đấu bóng rổ chính thức

Luật thi đấu bơi lội

Luật thi đấu bóng chuyền chính thức

Danh sách các môn thể thao nổi tiếng bằng tiếng Anh, tiếng Việt