Luật thi đấu bơi lội
Quyết định số 1706/QĐ-UBTDT về luật thi đấu bơi lội, luật thi đấu bơi lội mới nhất
Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành Quyết định số 1706/QĐ-UBTDT ngày 03 tháng 10 năm 2006 về việc ban hành luật bơi gồm 6 chương và 94 điều được áp dụng trong các cuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu quốc tế tại Việt Nam. Luật bơi quy định tổ chức, khiếu nại, trọng tài, tư cách vận động viên, kiểm tra doping, luật bơi cho từng bộ môn bơi v.v.
Chương I.
ĐIỀU LỆ
FINA LÀ TỔ CHỨC THỂ THAO VỀ CÁC MÔN BƠI TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Điều 1. Tên gọi
Tên gọi chính thức của Liên đoàn các môn bơi quốc tế được viết tắt là FINA.
Điêu 2. Trụ sở
Trụ sở của FINA được đặt tại thành phố Lausanne, Thuỵ Sĩ.
Điều 3. Các định nghĩa
3.1. Ban chấp hành (BCH) FINA là toàn bộ các thành viên của BCH đã được bầu tại Đại hội FINA theo qui định của Luật FINA ở các điều 17.4 và 15.6 hoặc chiểu theo các qui định ở các điều 17.1.6,17.8,17.10,17.11 và 17.12.14.
3.2. Ban điều hành FINA là Uỷ ban điều hành bao gồm Chủ tịch FINA, Tổng thư ký FINA và người phụ trách tài chính FINA theo quy định tại điều 17.6 của luật.
3.3. Các Uỷ ban phụ trách của FINA bao gồm toàn bộ các thành viên đã được BCH FINA chỉ định theo quy định tại các điều 18.1 và 18.2.
3.4. Các hội đồng FINA là những hội đồng được BCH FINA chỉ định để thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt.
3.5. Các cuộc thi đấu bao gồm các giải vô địch, các sự kiện thể thao, các vòng thi đấu.
3.6. Uỷ ban điều hành là Uỷ ban chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ một cuộc thi đấu.
3.7. Vận động viên là những người tham gia vào các cuộc thi đấu.
3.8. Các quan chức là những cá nhân được bầu hoặc chỉ định vào bất kỳ vị trí nào trong tổ chức của FINA, vào các tổ chức của các châu lục, các liên đoàn thành viên và bất kỳ vị trí nào theo quy định tại điều 5.
3.9. Trang phục là bất cứ thứ gì được sử dụng phù hợp với các điều luật và thích hợp với từng môn thể thao riêng biệt.
3.10. Đồ bơi là quần áo bơi, mũ và kính bơi.
3.11. Trên thực tế bất kỳ ở thời điểm và hoàn cảnh nào cũng phải mang lại hiệu quả cho điều lệ và luật của FINA, các từ số ít sẽ mang cả nghĩa số nhiều, các từ số nhiều sẽ mang cả nghĩa số ít; các từ chỉ giới tính nam, giới tính nữ hoặc giới tính chung sẽ mang nghĩa là giới tính nói chung, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt ở các cuộc thi đấu nam riêng, nữ riêng; và được phép hiệu chỉnh bất kỳ lỗi đánh máy sai sót nào.
Điều 4. Phân biệt đối xử
FINA không cho phép có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào trong thi đấu về giới tính, tôn giáo, chính trị với các Liên đoàn quốc gia hoặc các cá nhân(vận động viên, các quan chức, các trọng tài, các đại biểu…).
Điều 5. Các mục tiêu
Các mục tiêu chính của FINA bao gồm:
5.1. Thúc đẩy và khuyến khích sự phát triển của các môn bơi trên toàn thế giới;
5.2. Thể thao lành mạnh;
5.3. Thúc đẩy và khuyến khích sự phát triển mối quan hệ quốc tế;
5.4. Thông qua Luật và Điều lệ cần thiết không thay đổi để tổ chức các cuộc thi đấu bơi, bơi trên mặt nước tự nhiên, nhẩy cầu, bóng nước, bơi nghệ thuật;
5.5. Tổ chức các giải vô địch thế giới và các cuộc thi đấu khác của FINA;
5.6. Tăng số tiện nghi cho môn bơi trên toàn thế giới; và
5.7. Tổ chức các hoạt động khác như mong ước để thúc đẩy thể thao.
Điều 6. Ngôn ngữ
6.1. Ngôn ngữ chính thức của FINA là tiếng Anh và tiếng Pháp.Ngôn ngữ giao tiếp là tiếng Anh. Bất kỳ ngôn ngữ nào khác đều được sử dụng tương ứng hoặc tranh luận bằng bản dịch. Tuy nhiên trong trường hợp có sự bất đồng thì sẽ sử dụng bản tiếng Anh.
Điều 7. Thành viên
7.1. Tổ chức chịu trách nhiệm quản lý bơi trong bể bơi, bơi trên mặt nước tự nhiên, nhảy cầu, bóng nước, bơi nghệ thuật và bơi lão thành ở bất kỳ quốc gia hoặc quốc gia thể thao nào đều có quyền là thành viên của FINA.”Quốc gia” thể thao có nghĩa là một lãnh thổ hoặc một khu vực mà không được công nhận là một quốc gia độc lập nhưng có chính phủ tự trị về thể thao đã được FINA công nhận.
7.2. Điều lệ và luật của các tổ chức thành viên không được trái với những quy định của FINA. Nếu có các quy định trái với các quy định của FINA thì phải tuân thủ theo đúng luật của FINA.
7.3. Mỗi thành viên phải quy định trong luật của quốc gia mình là chỉ công nhận FINA là tổ chức quốc tế về các môn bơi,bơi trên mặt nước tự nhiên, nhẩy cầu, bóng nước, bơi nghệ thuật và bơi lão thành.
7.4. Mỗi Liên đoàn thành viên có thể lựa chọn cách thức tổ chức theo từng môn của riêng mình, và Liên đoàn đó phải thông báo cho FINA về các tổ chức phụ trách các môn của Liên đoàn mình và công nhận các trách nhiệm cơ bản trong hoạt động của từng tổ chức đó.
Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành QĐ số 1706/QĐ-UBTDT ngày 03 tháng 10 năm 2006 về việc ban hành luật bơi gồm 6 chương và 94 điều được áp dụng trong các cuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu quốc tế tại Việt Nam.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên.
8.1. Tất cả các thành viên được quyền:
8.1.1. Sử dụng các dịch vụ của FINA.
8.1.2. Tham dự các giải vô địch thế giới và các cuộc thi đấu của FINA khi họ được phép.
8.1.3. Được công nhận là tổ chức quản lý cao nhất về các môn bơi của quốc gia hoặc quốc gia thể thao, bao gồm cả Uỷ ban Olympic quốc gia.
8.2. Tất cả các thành viên có nghĩa vụ:
8.2.1. Hỗ trợ hết sức mình cho FINA để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
8.2.2. Hoạt động dựa trên các quyết định của đại hội FINA và BCH của FINA.
8.2.3. Đóng niên liễm hàng năm và tất cả các nghĩa vụ về tài chính khác.
8.2.4. Đưa vào các điều lệ của mình các điều khoản quy định cho phép của FINA được kiểm tra doping ngoài các cuộc thi đấu.
Điều 9. Thủ tục đăng ký và thành viên.
9.1. Thủ tục đăng ký là thành viên sẽ phải trình lên BCH FINA như sau:
9.1.1. Một bản khai tên quốc gia trong đó phải phản ánh được vùng lãnh thổ cụ thể, phạm vi thực thi quyền lực, và truyền thống quốc gia hoặc quốc gia thể thao đó.
9.1.2. Một bản photo Điều lệ và luật thi đấu của tổ chức xin là thành viên và,
9.1.3. Lệ phí xin gia nhập.
9.2. BCH có quyền phê chuẩn đơn xin gia nhập là thành viên. Nếu đơn này không được chấp nhận, thì tổ chức đó được thông báo ngay về quyết định này. Trong trường hợp đó, Đại hội tiếp theo sẽ quyết định. Quyết định đó sẽ là quyết định cuôi cùng.
9.3. Các thành viên phải xin BCH FINA phê chuẩn đối với bất kỳ sự đổi tên hoặc điều lệ nào trước khi sự thay đổi đó có giá trị.
Điều 10. Chấm dứt tư cách thành viên.
10.1. Các thành viên sẽ chấm dứt là thành viên của FINA trong các trường hợp sau:
10.1.1. Nếu thành viên đó không tồn tại nữa.
10.1.2. Nếu thành viên đó xin rút hoặc
10.1.3. Nếu thành viên đó bị truất quyền.
10.2. Bất kỳ thành viên nào muốn rút khỏi thành viên FINA sẽ phải gửi thông báo bằng văn bản tới Tổng thư ký. Quyền hội viên sẽ chấm dứt ngay lập tức nhưng không được trả lại những lệ phí đã đóng.
10.3. BCH có quyền truất quyền tham gia của một thành viên vì có chứng cứ về sự vi phạm. Điều lệ hoặc luật của FINA.Thành viên đó sẽ được thông báo về quyết định này. Trong trường hợp này Đại hội tiếp theo sẽ ra quyết định cuối cùng.
Điều 11. Lệ phí.
Mỗi thành viên của FINA phai đóng niên liễm hàng năm. Đại hội sẽ ấn định số tiền phải đóng. Nếu quá hạn mà thành viên nào chưa nộp thì sẽ bị truất quyền hoặc đình chỉ hoạt động quốc tế theo quy định trong quy chế.
Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành QĐ số 1706/QĐ-UBTDT ngày 03 tháng 10 năm 2006 về việc ban hành luật bơi gồm 6 chương và 94 điều được áp dụng trong các cuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu quốc tế tại Việt Nam.
Điều 12. Các hình thức phạt
12.1. Bất kỳ thành viên, thành viên của thành viên hoặc cá nhân nào của một thành viên đều có thể bị phạt trong các trường hợp sau:
12.1.1. Nếu không thực hiện đầy đủ cá nghĩa vụ và bổn phận về tài chính hoặc,
12.1.2. Trong trường hợp có vi phạm về điều lệ, luật hoặc các quyết định của Đại hội hoặc,
12.1.3. Mang tiếng xấu đến cho thể thao.
12.2. Các hình thức phạt bao gồm như sau:
12.2.1. Cảnh cáo.
12.2.2. Phạt
12.2.3. Đình chỉ hoạt động.
12.2.4. Truất quyền thành viên.
12.3. Các hình thức phạt sẽ do BCH FINA quyết định.
12.4. Bất kỳ hình thức phạt nào được áp dụng cho một vận động viên, một thành viên hoặc một cá nhân của FINA đều sẽ được tất cả các thành viên công nhận và thi hành.
12.5. Trong những trường hợp là hậu quả của kiểm tra doping thì hình phạt sẽ được áp dụng theo quy định của luật doping FINA từ điều 21.1-8.
12.6. Trong những trường hợp kỷ luật thông thường (theo điều 22) các hình thức phạt sẽ áp dụng theo các điều khoản thông thường của FINA.
12.7. Trước khi các thành viên hoặc cá nhân bất kỳ nào bị phạt (ngoại trừ trường hợp ở điều 11), cá nhân hoặc đại diện của thành viên đó được quyền gặp hoặc gửi văn bản đến Ban điều hành. Tổng thư ký của FINA sẽ thông báo cho từng thành viên hoặc cá nhân về quyền này bằng văn bản trong khoảng thời gian có thẩm quyền để cho phép thành viên hoặc cá nhân được sử dụng quyền này.
12.8. Các hình thức phạt sẽ được thực hiện ngay tức thì theo quyết định đã quy định trong luật.
12.9. Khiếu nại.
12.9.1. Một thành viên,một thành viên của một thành viên hoặc một cá nhân bị Ban điều hành phạt có thể khiếu nại lên BCH.
12.9.2. Bản khiếu nại phải được trình lên văn phòng FINA trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
12.9.3. Bất kỳ khiếu nại nào chống lại quyết định của BCH hoặc của ban kiểm tra doping hoặc ban kỷ luật sẽ được chuyể tởi toà án thẻ thao (CAS) ở Lausanne,Thuỵ Sĩ trong cùng khoảng thời gian quy định tại điều 12.9.2.Chỉ những khiếu nại liên quan tới quyết định của ban kiểm tra Doping hoặc Ban kỷ luật sẽ được chuyển tới toà án thể thao (CAS).CAS có phán quyết duy nhất về các thủ tục tạm thời và không toà án nào khác nào có quyền đưa ra các thủ tục tạm thời liên quan đến cá vấn đề trước CAS.Các quyết địnhcủa CAS là quyết định cuối cùng và bắt buộc, phụ thuộc vào các điều khoản của đạo luật quốc tế cá nhân Thuỵ Sĩ tại mục 190.
Điều 13. Cơ cấu tổ chức FINA.
13.1. Cơ cấu tổ chức của FINA sẽ bao gồm như sau:
- Đại hội đoàn thể;
- Đại hội kỷ thuật;
- BCH;
- Ban điều hành;
- Các uỷ ban;
- Các hội đồng.
Điều 14. Các tổ chức châu lục.
14.1. Các tổ chức của các châu lục sau đây được FINA công nhận:
- Liên đoàn bơi Châu Phi (CANA).
- Liên đoàn bơi Châu Mỹ (ASUA).
- Liên đoàn bơi Châu Á (AASF).
- Liên đoàn bơi Châu Âu (LEN).
- Hiệp hội bơi Châu Úc (OSA).
Có các quy định tuân thủ theo các điều kiện tại điều14.2.
14.2. Điều kiện của các Liên đoàn, Hiệp hội châu lục phải được BCH phê chuẩn để đảm bảo rằng không có mâu thuẫn với các quy định của luật FINA.Bất kỳ sự thay đổi nào đều phải được phê chuẩn của FINA.
14.3. Sự phê chuẩn của FINA đối với các giải vô địch và các kỳ Đại hôi.
Ban tổ chức các khu vực và các châu lục phải thông báo trước ngày và địa điểm của các giải vô địch hoặc các đại hội để được sự phê chuẩn của FINA.FINA sẽ phê chuẩn các vấn đề sau đây:
- Thời gian của giải vô địch hoặc đại hội.
- Chương trình thi đấu.
- Tổ chức kiểm tra doping.
Bất kỳ sự thay đổi nào về Luật và yêu cầu của FINA.
Sự phê chuẩn sẽ bao gồm các điều kiện và các yêu cầu theo quy định của Luật và Điều lệ FINA, trong đó các đại diện của FINA sẽ do Ban điều hành FINA chỉ định. Tất cả các vận động viên đều phải tuân theo các quy định của luật FINA.
Điều 15. Đại hội toàn thể.
15.1. Đại hội toàn thể của FINA có quyền cao nhất và có quyền quyết định bất kỳ vấn đề nào phát sinh của FINA. Các quyết định của Đại hội kỹ thuật có thể bị Đại hội toàn thể bác bỏ. BCH có thể quyết định để xem xét các đề xuất liên quan tới các luật kỹ thuật cũng như các đề xuất khác.
15.2. Đại hội toàn thể của FINA sẽ bao gồm:
15.2.1. Mỗi thành viên chỉ định hai đại biểu. Mỗi đại biểu có một phiếu bầu, tuy nhiên nếu thành viên nào chỉ có một người tham dự thì được quyền có hai phiếu bầu. Đại biểu đại diện cho các thành viên phải được chỉ định bằng văn bản của thành viên đó và gửi tới cho Tổng thư ký của FINA trước khi bắt đầu Đại hội.
15.2.2. Tất cả các thành viên BCH không có phiếu bầu.
15.2.3. Chủ tịch danh dự suốt đời không có phiếu bầu.
15.2.4. Các thành viên danh dự không có phiếu bầu.
15.3. Chủ tịch FINA sẽ chủ trì tất cả các cuộc họp trong Đại hội hoặc trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt một Phó chủ tịch sẽ được BCH chỉ định thay thế.
15.4. Đại hội sẽ được tổ chức 4 năm một lần.Tổng thư ký sẽ thông báo cho các thành viên về thời gian chính thức tổ chức Đại hội trước ít nhất 12 tháng. Tổng thư ký sẽ gửi thư mời tới tất cả các thành viên cùng với chương trình Đại hội và các báo cáo như quy định tại Điều 15.8.2 và15.8.3, kèm theo bản đăng ký, giới thiệu đại biểu tham dự Đại hội ít nhất 3 tháng trước khi tiến hành đại hội.
15.5. Cuộc họp bất thường của Đại hội sẽ được tổ chức khi có quết định của BCH hoặc dựa trên yêu cầu bằng văn bản của 1/3 tổ chức thành viên. Tổng thư ký sẽ triệu tập một cuộc họp, cuộc họp này không được triệu tập sớm hơn 5 tháng kể từ ngày thông báo, tại đó sẽ thông báo lý do của cuộc họp. Tại cuộc họp đặc biệt đó chỉ thảo luận những vấn đề đã được thông báo trong giấy triệu tập. Số lượng đại biểu tối thiểu theo quy định là 20 thành viên. Nếu không có đủ số lượng theo quy định tham dự thì kiến nghị đó không còn giá trị và sẽ không được triệu tập họp lần nữa cho tới kỳ họp thường niên tiếp theo của Đại hội.
15.6. Nhằm khen thưởng công lao cho những người có đóng góp đặc biệt cho hoạt động bơi Quốc tế, Đại hội toàn thể FINA có thể bầu một Chủ tịch danh dự suốt đời là thành viên của BCH không có phiếu bầu. Đại hội toàn thể cũng có thể bầu các uỷ viên danh dự.
15.7. Đại hội toàn thể có một số quy định nếu quá bán số thành viên có đại biểu tham dự. Nếu đến giờ khai mạc của Đại hội mà vẫn không đủ số lượng đại biểu theo quy định đã thông báo trước thì cuộc họp sẽ lùi lại một tiếng và tại thời điểm đó số đại biểu theo quy định không được ít hơn 40 thành viên. Các quyết định của Đại hội sẽ được tiến hành dựa trên việc bỏ phiếu theo đa số của các thành viên có mặt này.
15.8. Tại mỗi Đại hội toàn thể thông thường các nội dung sẽ được trình bày trong chương trình sau:
15.8.1. Tuyên bố số Đại biểu quy định.
15.8.2. Báo cáo hoạt động trong nhiệm kỳ vừa qua của BCH.
15.8.3. Báo cáo tài chính của người phụ trách tài chính.
15.8.4. Phê chuẩn các thành viên Ban hội thẩm doping FINA mới (theo điều 21.2).
15.8.5. Phê chuẩn nội dung các quy tắc mới của FINA (theo điều 22.2).
15.8.6. Tuyên bố BCH cũ kết thúc nhiệm kỳ.
15.8.7. Đề xuất thay đổi và sửa chữa Luật và điều lệ của FINA.
15.8.8. Bầu BCH theo quy định tại điều 17.4 và các quan chức theo quy định tại điều 17.5 và
15.8.9. Các công việc khác mà đã được thông báo trước.
15.9. Các kiến nghị, đơn, đề xuất thay thế hoặc thêm mới vào Điều lệ và Luật FINA sẽ được xem xét khi nó được trình lên bởi một thành viên hoặc BCH.Tất cả các kiến nghị, đơn, đề xuất để được Đại hội xem xét phải được gửi tới Tổng thư ký trước Đại hội ít nhất 8 tháng và phải được thông báo trong chương trình gửi cho các thành viên theo quy định tại Điều 15.4. Trong trường hợp có kiến nghị khẩn cấp được 2/3 số Đại biểu chính thức tham dự bỏ phiếu thì Đại hội có thể giải quyết các đề xuất mới không có trong chương trình đó.
15.10. Bất kỳ sự thay thế hoặc thêm mới nào vào điều lệ đã được thông qua tại Đại hội sẽ có hiệu lực ngay lập tức, trừ trường hợp thời gian có hiệu lực đã được phê chuẩn. Bất kỳ sự thay thế hoặc thêm mới nào vào các điều luật chung đã được thông qua tại đại hội sẽ có hiệu lực sau đó hai tháng.
Điều 16. Đại hội kỹ thuật.
16.1. Đại hội kỹ thuật được quyền quyết định tất cả các vấn đề kỹ thuật liên quan đến các cuộc thi đấu bơi, bơi trên mặt nước tự nhiên, nhẩy cầu, bóng nước, bơi nghệ thuật và các giải lão thành và có quyền quyết định các điều luật về kỹ thuật của FINA.
16.2. Đại hội được tổ chức 4 năm một lần thường được tổ chức nhân dịp các giải vô địch thế giới.Tổng thư ký sẽ thông báo cho các thành viên trước ngày Đại hội chính thức ít nhất 12 tháng. Tổng thư ký sẽ gửi thư mời tới các thành viên cùng với các bản đề xuất thay đổi kèm theo bảng đăng ký ít nhất 3 tháng trước khi tiến hành Đại hội.
16.3. Đại hội kỹ thuật sẽ bao gồm:
16.3.1. Mỗi thành viên được chỉ định hai đại biểu, nếu đại hội được chia thành các cuộc họp riêng ở từng nội dung. Nếu Đại hội bao gồm cả bốn môn thì mỗi thành viên được chỉ định tối đa là bốn Đại biểu. Đại biểu đại diện cho các thành viên phải được chỉ định bằng văn bản của thành viên đó và gửi tới cho Tổng thư ký của FINA trước khi bắt đầu đại hội. Tại mỗi kỳ của Đại hội kỹ thuật mỗi thành viên có hai phiếu bầu không tính đến số lượng Đại biểu tham dự.
16.3.2. Tất cả các thành viên BCH không có phiếu bầu.
16.3.3. Chủ tịch danh dự suốt đời không có phiếu bầu.
16.3.4. Các thành viên danh dự không có phiếu bầu.
16.3.5. Các thành viên của các Uỷ ban kỹ thuật riêng biệt không có phiếu bầu.
16.4. Chủ tịch FINA sẽ chủ trì tất cả các cuộc họp trong Đại hội hoặc trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt một phó chủ tịch sẽ được BCH chỉ định thay thế.
16.5. Đại hội kỹ thuật phải có ít nhất là 20 thành viên tham dự.
16.6. Tại mỗi kỳ Đại hội kỹ thuật các nội dung sẽ được trình bày trong chương trình như sau:
16.6.1.Tuyên bố số đại biểu quy định.
16.6.2. Đề xuất các thay đổi và sửa đổi các Điều luật và kỹ thuật và
16.6.3.Các vấn đề kỹ thuật khác đã được thông báo trước.
16.7. Các kiến nghị, đơn, đề xuất thay thế hoặc thêm mới vào các Điều luật về kỹ thuật sẽ được xem xét khi nó được trình bởi một thành viên hoặc BCH. Tất cả các kiến nghị, đơn, đề xuất sẽ được Đại hội xem xét phải được gởi tới Tổng thư ký trước Đại hội ít nhất 8 tháng và phải được thông báo trong chương trình gửi cho các thành viên theo quy định tại Điều 16.2. Trong trường hợp có kiến nghị khẩn cấp được 2/3 số Đại biểu chính thức tham dự bỏ phiếu thì Đại hội có thể giải quyết các đề xuất mới không có trong chương trình đó.
16.8. Bất kỳ sự thay thế hoặc thêm mới nào vào các điều luật kỹ thuật đã được thông qua tại Đại hội sẽ có hiệu lực sau đó 2 tháng.
Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành QĐ số 1706/QĐ-UBTDT ngày 03 tháng 10 năm 2006 về việc ban hành luật bơi gồm 6 chương và 94 điều được áp dụng trong các cuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu quốc tế tại Việt Nam.
Điều 17. BCH.
17.1. BCH sẽ bao gồm:
17.1.1. Chủ tịch.
17.1.2. Năm phó Chủ tịch.
17.1.3. Tổng thư ký.
17.1.4. NgườI phụ trách tài chính và.
17.1.5. Mười bốn Uỷ viên khác.
17.1.6. Chủ tịch danh dự suốt đời, Chủ tịch vừa mãn nhiệm, Tổng thư ký vừa mãn nhiệm, người phụ trách tài chính vừa mãn nhiệm đều là Uỷ viên BCH nhưng không có phiếu bầu. Chủ tịch vừa mãn nhiệm, Tổng thư ký vừa mãn nhiệm, người phụ trách tài chính vừa mãn nhiệm chỉ là Uỷ viên BCH trong một nhiệm kỳ 4 năm.
17.2. Các Uỷ viên BCH FINA không chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản nợ và nghĩa vụ chủa FINA.
17.3. BCH được bầu tại Đại hội toàn thể. Tất cả các thành viên BCH, trừ Chủ tịch danh dự suốt đời, Chủ tịch vừa mãn nhiệm, Tổng thư ký vừa mãn nhiệm, Người phụ trách tài chính vừa mãn nhiệm sẽ ở các quốc gia khác nhau. Các ứng cử viên cho BCH sẽ được các thành viên đề xuất. Những người không có mặt có thể được bầu nếu có văn bản chấp thuận được vắng mặt.
17.4. Đại hội sẽ bầu dựa trên sự phân bố địa lý cho 15 thàn viên như sau:
17.4.1. Châu Phi 3.
17.4.2. Châu Mỹ 4.
17.4.3. Châu Á 3.
17.4.4. Châu Âu 4.
17.4.5. Châu Úc 1.
Đối với việc bầu cử này, chỉ các thành viên của các châu lục riêng biệt mới có thể đề xuất và bầu cho các đại diện của châu lục mình. Bảy thành viên khác sẽ được bầu chung trên toàn thế giới nhưng không được vượt quá số lượng như sau: Châu phi 1, Châu Á 1, Châu Úc 1, Châu Mỹ 2 và Châu Âu 2.
17.5. Trong số 22 người này Đại hội sẽ bầu tiếp:
17.5.1. Chủ tịch.
17.5.2. Năm Phó Chủ tịch là những người được bầu đại diện cho các châu lục, mỗi châu lục có 1 Phó Chủ tịch. Khi bầu các Phó Chủ tịch thì các thành viên của Châu lục nào sẽ bầu cho đại diện của châu lục đó.
17.5.3 Tổng thư ký và
17.5.4 Người phụ trách tài chính.
17.6. Ban điều hành sẽ bao gồm Chủ tịch, Tổng thư ký và Người phụ trách tài chính và sẽ chịu trách nhiệm đưa ra quyết định liên quan đến các điều luật và quy định của FINA hoặc các vấn đề liên quan tới BCH và các vấn đề khác mà cần được quyết định giữa các kỳ họp của BCH.
Đôi khi Chủ tịch có thể triệu tập những người có kiến thức về một lĩnh vực đặc biệt tham dự các cuộc họp với Uỷ ban điều hành. Ban điều hành sẽ được triệu tập họp khi có yêu cầu của Chủ tịch hoặc khi có những vấn đề quan trọng mà một mình Chủ tịch không thể giải quyết định được.
Giám đốc điều hành sẽ tham dự tất cả các cuộc họp mà không có phiếu bầu.
17.7. Mười hai thành viên với phiếu bầu là số lượng tối thiểu của bất kỳ cuộc họp BCH. Các thành viên của BCH vẫn tiếp tục làm việc cho tới khi những người kế nhiệm được bầu và làm việc.
17.8. Các thành viên của BCH sắp mãn nhiệm có quyền úng cử vào bất kỳ vị trí nào trong BCH kế nhiệm. Chủ tịch, Tổng thư ký, người phụ trách tài chính của BCH sắp mãn nhiệm nếu không ứng cử vào vị trí cũ hoặc không ứng cử vào vị trí khác sẽ được giữ là uỷ viên của BCH kế nhiệm nhưng không có phiếu bầu và với tư cách là Chủ tịch vừa mãn nhiệm, Tổng thư ký vừa mãn nhiệm, Người phụ trách tài chính vừa mãn nhiệm.
17.9. Chi phí đi lại, ăn ở của BCH sẽ do FINA chi trả.
17.10. BCH có quyền thêm thành viên vào bất cứ chỗ trống nào trong trường hợp có uỷ viên BCH chết hoặc từ chức theo quy định tại Điều 17.3 hoặc thành viên của bất kỳ Uỷ ban nào, việc thêm người này sẽ tuân theo quy định tại Điều 17.4 quy định phân bổ về địa lý.
17.11. Nếu một uỷ viên BCH vắng mặt trong hai cuộc liên tiếp mà không có lý do chính đáng được BCH có uỷ quyền tuyên bố truất quyền thành viên của uỷ viên đó. BCH có thể thêm người theo quy định tại Điều 17.10.
17.12. Quyền và nghĩa vụ của BCH được quy định như sau:
17.12.1. Thảo luận và đưa ra các quyết định về các vấn đề đã được Đại hội giao cho.
17.12.2. Giải thích và thực thi các điều luật của FINA.
17.12.3. Quyết định và hành động ở bất kỳ vấn đề nào liên quan đến công việc của FINA.
17.12.4. Trình các đề xuất với Đại hội.
17.12.5. Quyết định và công bố các quy chế hành chính, bao gồm thời gian và các phương thức chi trả của bất kỳ nghĩa vụ về tài chính nào.
17.12.6. Quyết định và công bố các quy định về các về các cuộc thi đấu của FINA.
17.12.7. Quyết định về các giải thưởng của FINA.
17.12.8. Đưa ra quyết định về các trường hợp khẩn cấp.
17.12.9. Phê chuẩn các danh hiệu Trọng tài điều hành, trọng tài xuất phát hoặc có các trọng tài quốc tế khác do các Uỷ ban kỹ thuật giới thiệu, đăng ký và chứng nhận. Những danh hiệu này sẽ được trao ở các môn bơi, bơi trên mặt nước tự nhiên, nhẩy cầu, bóng nước và bơi nghệ thuật. Các trọng tài điều hành, trọng tài xuất phát và các trọng tài khác được trao danh hiệu này có thể tham gia điều hành tại các cuộc thi đấu quốc tế chính.
17.12.10. Phải thiết lập các nguyên tắc tiến hành các cuộc họp của Đại hội, BCH, các Uỷ ban kỹ thuật…không được trái với Điều lệ của FINA.
17.12.11. Quết định thời gian và địa điểm của các giải vô địch thế giới và các cuộc thi đấu khác của FINA và tổ chức, điều hành các cuộc thi đấu các môn bơi, bơi trên mặt nước tự nhiên,nhẩy cầuv, bóng nước và bơi nghệ thuật ở thế vận hội Olympic, các giải vô địch thế giới và các cuộc thi đấu khác của FINA.
17.12.12.Hướng dẫn các Uỷ ban của FINA và điều hành các hoạt động của họ.
17.2.13.Chỉ định đại diện cho các thế vận hội Olympic, các giải vô địch thế giới, các cuộc thi đấu khác của FINA và các cuộc thi đấu quốc tế khác. Ban tổ chức phải đảm bảo công nhận đại diện chính thức này. Trách nhiệm của các đại diện là quan sát cách thức tổ chức và báo cáo về BCH FINA và
17.12.14. Chỉ định Giám đốc điều hành là người sẽ tham dự tất cả các cuộc họp của FINA.
Giám đốc điều hành sẽ điều hành văn phòng FINA.
Giám đốc điều hành sẽ chịu trách nhiệm tuyển dụng các nhân viên của văn phòng FINA với sự phê chuẩn của Chủ tịch và Tổng thư ký.
17.12.15. BCH FINA không được phép thay đổi bất kỳ điều nào trong Điều lệ, các Điều luật chung hoặc các Điều luật về kỹ thuật.
Điều 18. Các Uỷ ban hiện hành của FINA.
18.1.Các Uỷ ban hiện hành của FINA bao gồm:
18.1.1.Uỷ ban kỹ thuật bơi.
18.1.2.Ủy ban kỹ thuật bơi trên mặt nước tự nhiên.
18.1.3. Ủy ban kỹ thuật nhẩy cầu.
18.1.4. Ủy ban kỹ thuật bóng nước.
18.1.5. Ủy ban kỹ thuật bơi nghệ thuật.
18.1.6. Ủy ban lão thành và
18.1.7. Ủy ban Y tế thể thao.
18.2. Các uỷ viên hiện hành sẽ bao gồm 12 thành viên mỗi người ở một Liên đoàn thành viên khác nhau, ngoại trừ Ủy ban Y tế thể thao sẽ bao gồm 6 thành viên, mỗi thành viên từ một liên đoàn thành viên khác nhau. Những thành viên này sẽ được BCH chỉ định và phê chuẩn vào cuộc họp đầu tiên. Chỉ những người được công nhận là chuyên gia, thường xuyên quan tâm, hoạt động đều đặn, tham dự thường xuyên và luôn hợp tác ở các lĩnh vực chuyên biệt mới được chỉ định là các thành viên của uỷ ban. Các uỷ viên BCH sẽ chỉ định các trưởng ban, phó trưởng ban và các tổng thư ký của các ban.
18.3.Các Uỷ ban sẽ được nhóm họp bất kỳ khi nào có vấn đề phải giải quyết, tất cả các cuộc họp này phải được BCH phê chuẩn.
18.4. Số thành viên tối thiểu của mỗi cuộc họp Ủy ban là 7 người.
18.5. Nếu một thành viên của Uỷ ban vắng mặt trong hai cuộc họp liên tiếp mà không có lý do chính đáng được BCH chấp thuận, BCH có quyền tuyên bố truất quyền thành viên của cá nhân đó. BCH có thể thêm người theo quy định tại Điều 17.11, 18.12 và điều 5 của quy chế.
18.6. Đối với bất kỳ Uỷ ban nào, BCH có thể chỉ định 1 thành viên BCH mặc nhiên là người đảm bảo sẽ liên lạc giữa BCH và Uỷ ban.
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của các Uỷ ban hiện hành
19.1 Quyền và nghĩa vụ của các Uỷ ban kỹ thuật bơi, bơi trên mặt nước tự nhiên, nhẩy cầu, bóng nước, bơi nghệ thuật và lão thành như sau:
19.1.1. Phân tích các yêu cầu cải tiến luật kỹ thuật của các môn bơi, bơi trên mặt nước tự nhiên, nhẩy cầu, bóng nước, bơi nghệ thuật và lão thành và xem xét các đề xuất liên quan của các thành viên. Uỷ ban có trách nhiệm đệ trình những việc này lên BCH.
19.1.2. Xem xét và quyết định bất kỳ vấn đề gì liên quan đến trách nhiệm của họ, có thể do BCH hoặc đại hội tham khảo ý kiến.
19.1.3. Chỉ định các Ủy ban cấp dưới, nếu có yêu cầu để kiểm tra, nghiên cứu và giới thiệu tới Uỷ ban cấp trên bất kỳ vấn đề nào được giao. Các thành viên của Uỷ ban cấp dưới có thể là những người không là thành viên của các Uỷ ban cấp trên.
19.1.4. Xem xét, nghiên cứu và giới thiệu về các vấn đề liên quan tới thiết bị tiêu chuẩn và kỹ thuật của các bể thi đấu cho các kỳ thế vận hội Olympic hoặc các cuộc thi đấu quốc tế.
19.1.5. Đánh giá và giới thiệu các ứng cử đã được các thành viên giới thiệu vào ác danh hiệu trọng tài xuất phát quốc tế hoặc các trọng tài quốc thê khác đã được BCH chọn lựa.
19.1.6. Chỉ định 1 hoặc nhiều thành viên báo cáo về trình đọ chuyên môn của bất kỳ cá nhân nào đã được giới thiệu là trọng tài điều hành quốc tế, trọng tài xuất phát quốc tế hoặc các trọng tài quốc tế khác và báo cáo định kỳ về việc tiếp tục đánh giá trình độ chuyên môn của các trọng tài điều hành quốc tế, trọng tài xuất phát quốc tế hoặc các trọng tài quốc tế khác trong danh sách hiện tại.
19.1.7. Tiếp nhận và báo cáo với BCH FINA bất kỳ phản ánh nào của các trọng tài điều hành liên quan đến các hành vi không đúng của các cá nhân tại các cuộc thi đấu quốc tế và đưa ra giải pháp cho các vấn đề đó.
19.1.8. Tham gia chuẩn bị kỹ thuật và chỉ đạo các cuộc thi đấu môn của mình tại các kỳ thế vận hôi, các giải vô địch thế giới và các cuộc thi đấu khác của FINA.
19.1.9. BCH sẽ đảm bảo sự tham dự của các Uỷ ban vào việc chuẩn bị cho các cuộc họp của BCH về các vấn đề liên quan tới trách nhiệm và lĩnh vực riêng của họ. Đối với mục đích đó họ có quyền trình các báo cáo, đề xuất, giới thiệu và các bình luận. Trưởng ban hoặc các thành viên có trách nhiệm của Uỷ ban có thể tham dự cuộc họp BCH về vấn đề có liên quan đến Uỷ ban mình. Các Uỷ ban sẽ chuẩn bị về kỹ thuật cho các cuộc thi đấu tại các kỳ thế vận hội các giải vô địch thế giới và các cuộc thi đấu khác của FINA.
19.2. Quyền và nghĩa vụ của Uỷ ban lão thành bao gồm:
19.2.1. Tiếp nhận và phân tích các đề xuất sửa chữa Luật lão thành.
19.2.2. Đưa ra các đề xuất riêng của mình với BCH và
19.2.3. Xem xét và quyết định mọi vấn đề có liên quan đến trách nhiệm của họ, có thể do BCH hoặc Đại hội tham khảo ý kiến.
19.3. Quyền và nghĩa vụ của Uỷ ban Y tế thể thao bao gồm:
19.3.1. Cung cấp y tế và các ý kiến chuyên môn khoa học thể thao cho BCH và đưa ra các đề xuất liên quan đến các vấn đề khoa học thể thao.
19.3.2. Xem xét sự phát triển của y tế, các vấn đề bảo vệ sức khoẻ và các Điều luật về Y tế và đệ trình các đề xuất làm luật với BCH.
19.3.3. Đề xuất các vấn đề liên quan tới các điều kiện đảm bảo sức khoẻ trong luyện tập các môn bơi, bơi trên mặt nước tự nhiên, nhẩy cầu, bóng nước, bơi nghệ thuật và lão thành.
19.3.4. Đánh giá ích lợi của việc đảm bảo y tế thích hợp các vận động viên của FINA và các trọng tài tại các cuộc thi đấu của FINA.
19.4. Tất cả các đề xuất hoặc các quyết định của một Uỷ ban hiện hành thực hiện đòi hỏi phải được sự phê chuẩn của BCH trước khi đưa vào áp dụng trên thực tế.
19.5. BCH có thể phê chuẩn các chi phí hành chính và các chi phí đi lại có thể được FINA chi trả.
Điều 20. Ban xem xét quản lý Doping (DCRB)
20.1. Ban xem xét quản lý Doping FINA (DCRB) sẽ bao gồm 8 người do BCH chỉ định. Không được phép có quá một người trong ban này đến từ cùng một quốc gia hay một quốc gia thể thao. Đa số thành viên của DCRB sẽ phải có bằng bác sĩ quốc tế về nội tiết, khoa dược lý hoặc y tế thể thao và đã được huấn luyện đặc biệt về mô tả nước tiểu steroid, hoặc nhà phân tích hoá học với kinh nghiệm làm việc tại các phòng xét nghiệm của IOC hoặc các phòng xét nghiệm tương đương.
20.2. Một ngưòi có thể làm việc ở DCRB nếu anh ta hoặc cô ta đang làm một nhiệm vụ khác của FINA.
20.3. BCH sẽ chỉ định trưởng ban DCRB trong số các thành viên của DCRB.
20.4. DCRB có thể hoạt động dựa trên nguyên tắc đa số hoặc thông qua trách nhiệm của các đại diện được xử theo đa số với một thành viên hoặc nhiều thành viên của DCRB.
20.5. DCRB có thể xem xét và đưa ra các đề xuất với BCH về chương trình phòng chống Doping của FINA và có thể đề xuất sửa đổi hoặc thêm mới vào luật phòng chống Doping để Đại hội xem xét.
Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành QĐ số 1706/QĐ-UBTDT ngày 03 tháng 10 năm 2006 về việc ban hành luật bơi gồm 6 chương và 94 điều được áp dụng trong các cuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu quốc tế tại Việt Nam.
Điều 21. Ban kiểm tra Doping.
21.1. Ban kiểm tra Doping FINA bao gồm 6 người. Không được phép có quá một người trong ban này đến từ cùng một quốc gia hay một quốc gia thể thao. Các thành viên của Ban kiểm tra Doping làm việc với nhiệm kỳ 4 năm cho tới khi có ban khác được chỉ định để thay thế.
21.2. Chủ tịch sắp mãn nhiệm sẽ chọn 6 người để thành lập Ban kiểm tra Doping. Họ được xem xét khả năng, trình độ và kinh nghiệm về các vấn đề Doping ở các môn của FINA nói riêng và thể thao nói chung. Ít nhất 4 người trong số họ phải được đào tạo và có kinh nghiệm theo đúng quy định. BCH sắp mãn nhiệm sẽ phê chuẩn Ban kiểm tra Doping và chỉ định một trong số họ là trưởng ban. Đại hội sẽ phê chuẩn Ban kiểm tra Doping.
21.3. Một cá nhân có thể làm việc trong Ban kiểm tra Doping nếu người đó:
Là thành viên của BCH hoặc các uỷ ban hiện hành của FINA hoặc
Có thể nói tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
21.4. Nếu một thành viên của Ban kiểm tra Doping chết hoặc nghỉ hưu, sự thay thế sẽ được thực hiện dựa trên quy định tại Điều 21.2.
21.5. Ban kiểm tra Doping sẽ:
Tổ chức tất cả các cuộc phán quyết theo quy định tại Điều 8 Luật phòng chống Doping.
Liên quan tới việc chống Doping chuyển đến FINA.
Liên quan tới các trường hợp chuyển tới Ban kiểm tra Doping theo quy định tại Điều 15 Luật chống Doping.
Áp dụng các hình thức phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định phòng chống Doping theo quy định tại Điều 10 luật chống Doping.
21.6. Khi cần thiết Trưởng ban kiểm tra Doping có thể chỉ định 3 người của ban để phân xử tất cả các vấn đề xảy ra trước đó. Không thành viên nào của Ban được chỉ định để xem xét một trường hợp đặc biệt khi thành viên đó là công dân của quốc gia có vận động viên bị nghi ngờ đã vi phạm luật FINA, trưởng ban cũng có thể quyết định các tình huống trong đó một thành viên của ban không thể được tham gia để tránh có thể xảy ra tranh luận sau đó.
21.7. Khi kiểm tra phát hiện thấy sự có mặt của các chất cấm hoặc có sự nghi ngờ hoặc có bằng chứng cho thấy có sự vi phạm luật FINA về Doping và trái ngược với điều 8 Luật chống Doping, một Liên đoàn thành viên từ chối cho phếp vận động viên được nghe thông báo, vận động viên có thể yêu cầu được thông báo về các vấn đề đưa ra ban kiểm tra Doping.
Điều 22. Ban kiểm tra.
22.1. Ban kỷ luật bao gồm 6 người. Không được phép có quá một người trong ban này đến từ cùng một quốc gia hay một quốc gia thể thao. Các thành viên của Ban kỷ luật làm việc với nhiệm kỳ 4 năm cho tới khi có ban kế nhiệm khác được chỉ định để thay thế.
22.2. Chủ tịch sắp mãn nhiệm sẽ chọn 6 người để thành lập ban kỷ luật. Họ được xem xét khả năng, trình độ và kiến thức về luật, điều lệ của FINA và kinh nghiệm về thể thao nói chung và các môn bơi nói riêng. Ít nhất 3 người trong số họ phải được đào tạo và có kinh nghiệm theo đúng quy định.BCH sắp mãn nhiệm sẽ phê chuẩn ban kỷ luật và chỉ định một trong số họ là trưởng ban.Đại hội sẽ phê chuẩn Ban kỷ luật.
22.3. Trưởng ban kỷ luật sẽ chỉ định ba người của ban trong đó ít nhất một người được đào tạo theo đúng quy định để điều chỉnh tất cả các vấn đề trước đó. Trong trường hợp ban điều hành FINA và các ban khác đồng ý, một cá nhân của ban kỷ luật có thể thông báo và quyết định vấn đề. Không thành viên nào của ban được chỉ định để xem xét một trường hợp đặc biệt khi cô ta hoặc ông ta là công dân của quốc gia có vận động viên bị nghi ngờ đã vi phạm luật FINA.
22.4.Ban kỷ luật của FINA sẽ xem xét tất cả các trường hợp vi phạm Luật và điều lệ thông thường của FINA (ngoại trừ các vấn đề liên quan đến luật phòng chống Doping FINA tại Điều 12.5) và chuyển tới Ban điều hành FINA.
Điều 23.Các Uỷ ban AD HOC
BCH sẽ đề xuất bất kỳ ban AD HOC hoặc các Hội đồng tạm thời nào khi xem xét thấy là thích hợp.
Điều 24. Quản lý và kiểm tra tài chính
24.1. Năm tài chính của FINA là năm dương lịch. Mỗi năm người phụ trách tài chính sẽ làm một bản báo cáo tài chính. Những bản báo cáo tài chính hàng năm này sẽ được kế toán công kiểm tra,xác nhận và phải được BCH FINA phê chuẩn.
24.2. Báo cáo tài chính của nhiệm kỳ 4 năm sẽ được người phụ trách tài chính làm và được kế toán xác nhận sau đó sẽ được gửi cho tất cả các thành viên.
Điều 25. Phân xử
Sự tranh cãi giữa FINA và bất kỳ thành viên nào hoặc giữa các thành viên của thành viên, các cá nhân cảu thành viên hoặc giữa các thành viên của FINA không giải quyết được bằng quyết định của BCH FINA thì có thể được chuyến đến phân xử tại toà án thể thao (CAS) tại Laussane. Quyết định của toà án thể thao là quyết định cuối cùng để giải quyết các vấn đề tranh chấp.
Điều 26. In luật
Tất cả luật FINA chỉ dành cho các thành viên và có thể được các thành viên in lại hoặc dịch ra dựa trên trách nhiệm của họ, và phải được hiểu rằng trong trường hợp có sự bất đồng khi dịch luật thì sẽ áp dụng bảng tiếng Anh. Bất kỳ tổ chức nào khác muốn xuất bản những luật này thì phải được sự cho phép của FINA.
Chương II.
ĐIỀU LUẬT CHUNG
Điều 1. Tư cách VĐV.
1.1. Vận động viên của các Liên đoàn quốc gia thành viên đều được phép tham gia thi đấu.
Điều 2. Quan hệ quốc tế
2.1. Cuộc thi đấu do Liên đoàn Quốc gia hoặc Liên đoàn khu vực hoặc Câu lạc bộ tổ chức mà có sự tham gia của các Liên đoàn quốc gia, Câu lạc bộ hoặc cá nhân là thành viên của FINA được gọi là cuộc thi đấu quốc tế.
2.2. Mỗi cá nhân hoặc câu lạc bộ chỉ được đăng kí là thành viên của 1 câu lạc bộ hoặc Liên đoàn, Hiệp hội quốc gia.
2.3. Bất kì VĐV nào khi được thay đổi tạm thời hoặc vĩnh viễn nơi cư trú tới 1 quốc gia khác thì được phép trở thành thành viên của Liên đoàn quốc gia đó và phải chịu sự quản lí của Liên đoàn quốc gia này.
2.4. Không VĐV (đội) nào được mang danh nghĩa của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nếu VĐV (đội) không được Liên đoàn quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tuyển chọn hoặc cử tham gia.
2.5. VĐV đại diện cho quốc gia và vùng lãnh thổ tại các cuộc thi đấu phải là công dân (được sinh ra hoặc nhập quốc tịch) của quốc gia mà VĐV đại diện với điều kiện đã nhập quốc tịch của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó ít nhất 1 năm trước khi diễn ra cuộc thi đấu. VĐV có hơn 1 quốc tịch chỉ được đại diện cho 1 quốc gia khi tham gia thi đấu và chỉ chịu sự điều hành của quốc gia đó.
2.6. Bất kì VĐV khi thay đổi quốc tịch muốn đại diện thi đấu cho quốc gia mới bắt buộc phải cư trú hợp pháp tại quốc gia đó ít nhất 12 tháng trước lần thi đấu đầu tiên đại diện cho quốc gia đó.
2.7. Bất kì sự thay đổi quốc tịch thể thao nào phải được sự phê chuẩn của FINA.
Điều 3. Thi đấu quốc tế
3.1. VĐV khi tham gia thi đấu nước ngoài phải là thành viên của Liên đoàn quốc gia hoặc câu lạc bộ thuộc Liên đoàn quốc gia đó. Điều này cũng được áp dụng đối với các quan chức, trọng tài, HLV, chỉ đạo viên.
3.2. Mọi cuộc thi đâú phải được sự chấp thuận của Liên đoàn quốc gia nơi diễn ra cuộc thi đâú. Tất cả các VĐV, CLB được phép tham gia thi đấu khi được Liên đoàn quốc gia của mình cho phép.
3.3 Trong mọi trường hợp có tranh cãi, thì sẽ áp dụng điều lệ thi đấu của Liên đoàn quốc gia hoặc khu vực đứng ra tổ chức. Trong các kì Thế vận hội Olympic, giải vô địch thế giới hoặc các cuộc thi đấu khác do FINA tổ chức thì sẽ áp dụng luật FINA.
Điều 4. Các quan hệ trái phép.
4.1. Không 1 Liên đoàn thành viên nào được quan hệ với 1 tổ chức khi tổ chức đó chưa được công nhận là thành viên hoặc đang bị đình chỉ hoạt động quốc tế.
4.2. Không được phép trao đổi VĐV, nhà quản lí, giám đốc, trọng tài, HLV, chỉ đạo viên…với các tổ chức chưa được công nhận là thành viên hoặc đang bị đình chỉ hoạt động quốc tế.
4.3 Không được phép tổ chức các cuộc biểu diễn, triễn lãm, các khoá đào tạo, thi đâú…với các tổ chức chưa được công nhận là thành viên hoặc đang bị đình chỉ hoạt động quốc tế.
4.4. BCH FINA có thể cho phép quan hệ với các tổ chức chưa được công nhận là thành viên hoặc đang bị đình chỉ hoạt động quốc tế đã nêu trong các Điều 4.1 đến 4.3.
4.5. Bất cứ cá nhân hoặc nhóm nào vi phạm Điều luật này sẽ bị Liên đoàn thành viên đình chỉ hoạt động tối thiểu 1 năm cho đến mức tối đa là 2 năm. FINA có thể xét lại thời gian đình chỉ hoạt động của tổ chức thành viên do Liên đoàn quốc gia đó quy định và cũng có quyền tăng lên đến mức tối đa là 2 năm tuỳ theo các tình tiết liên quan. Liên đoàn thành viên đó phải tuân theo bất kì mức gia tăng thời hạn đỉnh chỉ hoạt động quốc tế đã được xét lại. Trong trường hợp cá nhân hay 1 nhóm đã từ chối quyền là hội viên hoặc không còn là hội viên của Liên đoàn thành viên thì sẽ không được phép công nhận là hội viên của Liên đoàn đó trong thời gian tối thiểu là 3 tháng cho đến mức tối đa là 2 năm. FINA có quyền xem xét lại các hình phạt do Liên đoàn quy định và có thể tăng thời hạn đó lên tới mức tối đa là 2 năm tuỳ theo các tình tiết liên quan. Liên đoàn thành viên đó sẽ phải tuân theo bất lì mức tăng nào đã được xem xét lại.
4.6. Mỗi quốc gia khi tổ chức 1 cuộc thi sẽ phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của luật FINA.
Điều 5. Trang phục
5.1. Trang phục của các VĐV (quấn áo bơi, mũ bơi, kính bơi) phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và thích hợp với môn thể thao riêng biệt và không được phép in các biểu tượng bị xem là thiếu thẩm mỹ.
5.2. Mọi trang phục phải được làm từ các vật liệu không trong suốt.
5.3. Trong các cuộc thi đấu, VĐV phải mặc trang phục bơi liền mảnh hoặc 2 mảnh nhưng không được phép dài quá mắc cá chân, cổ tay và cổ. Các vật dụng kèm theo khác như băng tay, băng chân sẽ không được coi là 1 phần của trang phục.
5.4. Trọng tài điều hành có quyền loại bất kì VĐV nào mặc trang phục hoặc có các biểu tượng không tuân theo quy định tại điều luật này.
5.5. Trước khi đưa bất kì mẫu thiết kế trang phục hoặc chất liệu trang phục mới nào vào thi đấu, nhà sản xuất phải trình mẫu hoặc chất liệu mới đó cho FINA và phải được FINA phê chuẩn.
5.6. Các nhà sản xuất phải đảm bảo rằng trang phục mới được phê chuẩn sẽ có thể mua được cho tất cả các VĐV.
Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành QĐ số 1706/QĐ-UBTDT ngày 03 tháng 10 năm 2006 về việc ban hành luật bơi gồm 6 chương và 94 điều được áp dụng trong các cuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu quốc tế tại Việt Nam.
Điều 6. Quảng cáo
6.1. Được phép quảng cáo trên trang phục bơi như quần áo, mũ, kính và các thiết bị trên bể bơi, quần áo thể thao, đồng phục trọng tài, giầy, khăn và túi theo như quy định tại Điều 7 quy chế quảng cáo. Đối với trang phục bơi 2 mảnh cũng áp dụng quy định về quảng cáo như trang phục bơi 1 mảnh. Tên quốc gia, mã quốc gia và quốc kì của VĐV sẽ không bị xem là quảng cáo.
6.2. Không được phép quảng cáo trên thân thể bằng bất kì hình thức nào.
6.3. Không được phép quảng cáo cho thuốc lá và rượu.
Điều 7. Thay người, loại và rút khỏi cuộc thi đấu.
7.1. Tại cuộc họp chuyên môn có thể thay thế 1 VĐV đã đăng kí thi đấu bằng 1 VĐV đã đăng kí thi đấu ở cự li khác.
7.2. Trong tất cả các cuộc thi đấu trừ bóng nước, 1 VĐV hoặc 1 đội sau khi giành được quyền tham gia mà không muốn tham gia thi chung kết sẽ phải xin rút trong vòng 30 phút sau khi đấu loại vào chung kết. Nếu quá 30 phút theo như quy định mà VĐV hoặc đội đó xin rút thì Liên đoàn quốc gia của VĐV hoặc đội đó phải nộp phạt 100 Franc Thụy Sĩ đối với cá nhân và 200 Franc Thụy Sĩ đối với đội.
7.3. Đối với môn bóng nước do FINA tổ chức nếu 1 đội rút khỏi cuộc thi đấu sau khi đã bốc thăm và không được sự phê chuẩn của Ban điều hành thì đội đó sẽ bị văn phòng FINA phạt 8000 Franc Thụy Sĩ trong đó BTC giải sẽ được nhận 6000 Franc và đội đó sẽ bị đình chỉ thi đấu quốc tế tối thiểu 3 tháng và tối đa là 2 năm.
7.4. Trong các môn bơi, nhẩy cầu và bơi nghệ thuật nếu có 1VĐV đã thi đấu chung kết mà bị loại vì bất kỳ lý do nào, kể cả kiểm tra y học, thì thứ hạng mà lẽ ra VĐV đó giành được sẽ trao cho VĐV đạt thứ hạng kế tiếp và tất cả các VĐV xếp hạng thấp hơn trong đợt thi chung kết sẽ được nâng lên một thứ hạng. Nếu việc xoá bỏ thành tích đó diễn ra sau khi trao giải thì sẽ phải rút lại giải đã trao và chuyển cho các VĐV thích hợp như đã nói trong điều khoản này.
7.5. Nếu lỗi của các trọng tài xảy ra sau lỗi của VĐV thì lỗi của VĐVcó thể được bỏ.
Điều 8. Cấm hút thuốc lá.
Trong tất cả các cuộc thi đấu quốc tế, việc cấm hút thuốc lá được thực hiện ở tất cả những khu vực dành cho VĐV trước cũng như trong thi đấu.
Điều 9. Đại hội thể thao Olympic, giải vô địch thế giới, giải vô địch thế giới bể 25m và các Điều luật chung cho các cuộc thi đấu của FINA.
9.1. Về tổ chức
9.1.1. Chỉ có FINA mới có quyền tổ chức giải vô địch thế giới và các cuộc thi của FINA về các môn bơi, nhẩy cầu, bóng nước, bơi nghệ thuật và bơi trên mặt nước tự nhiên. Các từ “Thế giới” và “FINA” sẽ không được sử dụng đối với bất kỳ cuộc thi bơi, nhẩy cầu, bóng nước, bơi nghệ thuật hoặc bơi trên mặt nước tự nhiên nếu không có sự đồng ý của FINA.
9.1.2. Quốc kỳ của các quốc gia có VĐV xếp hạng nhất, nhì và ba sẽ được kéo lên và quốc thiều(rút ngắn như đã ghi trong hiến chương Olympic) của quốc gia có nhà vô địch cá nhân hoặc đồng đội sẽ được cử.điều luật này không được áp dụng đối với các Giải vô địch lão thành.
9.1.3. BCH FINA được uỷ quyền thảo ra tất cả các điều luật và các điều lệ để điều hành các cuộc thi đấu nói trên. Điều lệ do BCH quy định phải được công bố và đăng báo một năm trước ngày khai mạc cuộc thi đấu.
9.2. Khiếu nại
9.2.1. Được phép khiếu nại:
- Nếu các điều luật và các quy định cho tổ chức thi đấu không được tôn trọng.
- Nếu có các điều kiện khác gây nguy hiểm cho cuộc thi đấu hoặc cho các VĐV.
- Chống lại quyết định của Trọng tài điều hành, tuy nhiên không được phép khiếu nại chống lại thực tế.
9.2.2. Khiếu nại phải tuân theo các quy định sau:
- Gửi tới Trọng tài điều hành,
- Bằng văn bản,
- Do lãnh đội hoặc trưởng đoàn nộp,
- Kèm theo 100 Franc Thuỵ Sĩ hoặc số tiền tương đương đặt cọc và
- Phải gửi trong vòng 30 phút sau khi có kết quả thi đấu.
Mọi khiếu nại khác liên quan đến diễn biến của một cuộc thi đấu sắp diễn ra thì phải gửi trước khi cuộc thi đấu đó được tiến hành.
9.2.3. Tất cả các khiếu nại sẽ do trọng tài điều hành xem xét. Nếu trọng tài điều hành bác bỏ khiếu nại đó thì phải tuyên bố rõ lý do của quyết định đó. Trưởng đoàn có thể tiếp tục khiêú nại lên hội đồng trọng tài là nơi sẽ ra quyết định cuối cùng. Trong các kỳ thế vận hội Olympic và các giải vô địch thế giới thì tiểu ban điều hành thi đấu của mỗi môn sẽ xem xét khiếu nại và gửi tới Hội đồng trọng tài.
9.2.4. Nếu khiếu nại bị bác bỏ thì số tiền đặt cọc sẽ được chuyển cho ban tổ chức thi đấu. Nếu khiếu nại được chấp thuận thì sẽ trả lại số tiền đặt cọc.
9.2.5. Trong môn nhẩy cầu, VĐV hoặc trưởng đoàn có thể khiếu nại bằng miệng ngay sau khi kết thúc lược nhẩy, vòng nhảy. Nếu khiếu nại không được chấp thuận thì có thể khiếu nại chính thức bằng văn bản theo như quy định tại Điều 9.2.2.
9.3. Hội đồng trọng tài
9.3.1. Đối với Thế vận hội Olympic và Giải vô địch thế giới,Ban xét khiếu nại bao gồm các Ủy viên BCH và các uỷ viên danh dự có mặt do ông Chủ tịch, hoặc Phó chủ tịch (nếu Chủ tịch vắng mặt) làm trưởng ban. Đối với các cuộc thi khác của FINA,Ban xét khiếu nại sẽ bao gồm đại diện của FINA cùng với các uỷ viên BCH hoặc các uỷ viên của Uỷ ban kỹ thuật thích hợp có mặt và do đại diện của FINA làm trưởng ban. Mỗi uỷ viên sẽ có một phiếu bầu trừ các trường hợp đã nêu ở dưới đây, và trong trường hợp phiếu ngang nhau thì trưởng ban sẽ có phiếu quyết định.
9.3.2. Uỷ viên Ban khiếu nại sẽ chỉ được phép phát biểu ý kiến, nhưng không được phép biểu quyết trong trường hợp có liên quan đến lợi ích của Liên đoàn của uỷ viên này. Một uỷ viên ban khiếu nại đang hoạt động với tư cách là một trọng tài sẽ không được phép biểu quyết trong trường hợp nếu có kháng nghị chống lại quyết định hoặc về sự giải thích luật của ông ta. Trong trường hợp khẩn cấp, Ban xét khiếu nại có thể biểu quyết các vấn đề ngay cả khi không thể mời được tất cả các uỷ viên. Quyết định của Ban xét khiếu nại là quyết định cuối cùng.
9.4. Ủy ban điều hành
9.4.1. Sự điều hành thực tế tất cả các cuộc thi tại Thế vận hội Olympic và Giải vô địch thế giới sẽ phải chịu sự kiểm soát của FINA.
9.4.2. Đối với Thế vận hội Olympic và Giải vô địch thế giới BCH FINA sẽ là Ủy ban điều hành. Đối với các giải Vô địch thế giới trong bể 25m, Vô địch thế giới bơi đường dài, Vô địch thế giới bơi lão thành,Vô địch trẻ thế giới các môn bơi, nhẩy cầu,bóng nước và bơi nghệ thuật và bất kỳ giải thi đấu nào khác của FINA thì Uỷ ban điều hành sẽ do Ban thường vụ FINA chỉ định.
9.4.3. Ủy ban điều hành sẽ có quyền thêm một đại diện của nước chủ nhà đăng cai thế vận hội Olympic hoặc Giải vô địch thế giới vào uỷ ban này nếu họ cho rằng điều đó là thích hợp.
9.4.4. Ủy ban điều hành sẽ chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ cuộc thi đấu bao gồm cả việc sắp xếp chương trình thi đấu và chỉ định trọng tài.
9.4.5.Trong các kỳ thế vận hội Olympic và các giải vô địch thế giới nếu bất kỳ thành viên nào của uỷ ban điều hành vắng mặt thì các thành viên còn lại có quyền chỉ định những người thay thế nếu thấy cần thiết. 12 thành viên sẽ thành lập số đại biểu theo quy định.
9.4.6. Khi Uỷ ban điều hành hoạt động như hội đồng trọng tài thì sẽ áp dụng quy định tại điều 9.3
9.5. Các tiểu ban
9.5.1. Đối với mỗi môn thi đấu tại Thế vận hội Olympic và Giải vô địch thế giới sẽ chỉ định một tiểu ban kỹ thuật tương ứng và Chủ tịch, tổng thư ký danh dự cho từng tiểu ban đó.
9.5.2. Tuỳ thuộc vào sự chỉ định của BCH FINA, các tiểu ban sẽ có trách nhiệm:
a. Tổ chức thi đấu từng môn riêng biệt.
b. Vận hành và lắp đặt các thiết bị kỹ thuật trước và trong khi thi đấu.
c. Phân công nhiệm vụ cho các trọng tài.
d. Kiểm tra lại các trường hợp khiếu nại để chuẩn bị cho Hội đồng trọng tài.
9.6. Nội dung thi đấu.
9.6.1. Nội dung thi đấu (dành cho giải Vô địch thế giới).
9.6.1.1. Nội dung thi đấu giải vô địch thế giới (bể 25m).
Tự do:
- Nam: 50m, 100m,200m, 400m, 1500m.
- Nữ: 50m, 100m, 200m, 400m, 800m.
Ngửa:
- Nam: 50m, 100m, 200m.
- Nữ: 50m, 100m, 200m.
Ếch:
- Nam: 50m, 100m, 200m.
- Nữ: 50m, 100m, 200m.
Bướm:
- Nam: 50m, 100m, 200m.
- Nữ: 50m, 100m, 200m.
Hỗn hợp:
- Nam: 100m, 200m, 400m.
- Nữ: 100m, 200m, 400m.
Tiếp sức:
Tự do:
- Nam: 4 x 100m, 4 x 200m
- Nữ: 4 x 100m, 4 x 200m
Hỗn hợp:
- Nam: 4x100m
- Nữ: 4x100m
Chỉ chấp nhận các đăng ký thành tích đạt được tại bể 25m.
9.6.1.2. Nội dung thi đấu giải vô địch thế giới (bể 50m).
Tự do:
- Nam: 50m, 100m, 400m,800m*,1500m.
- Nữ: 50m, 100m, 400m, 800m, 1500m*.
Ngửa:
- Nam: 50m*,100m,200m
- Nữ: 50m*,100m,200m
Ếch:
- Nam: 50m*,100m, 200m.
- Nữ: 50m*,100m, 200m.
Bướm:
- Nam: 50*m, 100m, 200m.
- Nữ: 50*m, 100m, 200m.
Hỗn hợp:
- Nam: 200m, 400m.
- Nữ: 200m, 400m.
Tiếp sức:
Tự do:
- Nam: 4 x 100m, 4 x 200m.
- Nữ: 4 x 100m, 4 x 200m.
Hỗn hợp:
- Nam: 4 x 100m
- Nữ: 4 x 100m
Chỉ chấp nhận các đăng ký thành tích đạt được tại bể 50m.
9.6.1.3. Nhẩy cầu:
Nam
Cầu mềm: 1m*, 3m
Cầu cứng: 10m
Cầu đôi: 3m, 10m
Nữ
1m*, 3m
10m
3m, 10m
9.6.1.4. Bóng nước:
Nam
Nữ
9.6.1.5. Bơi nghệ thuật:
Nữ: đơn*, đôi, đồng đội, kết hợp tự do.
9.6.16. Bơi đường dài:
- Nam: 25km*, 10km*, 5km*
- Nữ: 25km*, 10km*, 5km*
9.6.2. Chỉ có Uỷ ban điều hành của FINA mới có quyền thay đổi nội dung chuẩn các môn thi trong ngày do hoàn cảnh đặc biệt. Việc thông báo về bất kỳ sự thay đổi nào đều phải đăng trên bản tin chính thức chậm nhất là 24 giờ trước khi sự thay đổi đó có hiệu lực trong thực tế.
9.6.3. Tại thế vận hội Olympic các nội dung thi đấu sẽ diễn ra trong những ngày do Uỷ ban Olympic và FINA phối hợp xác định. Sẽ thi đấu vào các buổi sáng, buổi chiều và buổi tối.
9.6.4. Tại giải vô địch thế giới các nội dung thi đấu sẽ diển ra trong những ngày do BCH FINA quy định. Sẽ thi đấu vào các buổi sáng, buổi chiều và buổi tối.
9.6.5. Các cuộc trình diễn, biểu diễn ngoài chương trình bình thường của Thế vận hội Olympic hoặc các giải vô địch thế giới là điều không được khuyến khích và không được tiến hành trong lúc đang thi đấu môn bơi, trừ khi được phép của FINA.
9.7. Giải thưởng
9.7.1. Huy chương – các huy chương vàng, bạc, đồng sẽ được tặng cho ba vị trí nhất, nhì, ba trong thi chung kết các môn cá nhân và tiếp sức tại Giải vô địch thế giới.
Bằng chứng nhận - tại các giải Vô địch thế giới bằng chứng nhận sẽ được tặng cho tất cả 8 VĐV lọt vào chung kết các môn thi đấu cá nhân và 6 đội tiếp sức đạt vị trí cao thứ nhất đến thứ 6 trong thi chung kết.
9.7.2. Trong các nội dung thi đấu đồng đội trừ các nội dung tiếp sức trong môn bơi tất cả các thành viên trong đội sẽ được nhận huy chương.
9.7.3. Trong các nội dung tiếp sức của môn bơi khi có các đợt thi đấu bán kết, huy chương và bằng chứng nhận sẽ được trao cho các VĐV đã tham gia thi đấu tại các đợt đấu loại và chung kết.
9.8. Tính điểm
Chỉ có trong giải Vô địch thế giới mới tính điểm cho các VĐV vào chung kết theo cách tính sau:
9.8.1. Môn bơi.
Các nội dung cá nhân:
Các VĐV xếp hạng từ thứ 1-16:18, 16, 15, 14, 13, 12, 11, 10, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1.
Các nội dung tiếp sức:
Các đội xếp hạng từ thứ 1-8: 36, 32, 30, 28, 26, 24, 22, 20.
Cúp sẽ được trao cho đội có số điểm cao nhất. Sẽ trao cúp cho VĐV nam và VĐV nữ có số điểm cao nhất theo cách tính sau:
Xếp thứ nhất: 5 điểm
Xếp thứ nhì: 3 điểm
Xếp thứ ba: 2 điểm
Xếp thứ tư: 1 điểm
Phá kỷ lục thế giới ở các cự ly cá nhân 2 điểm.
Trong trường hợp có cùng số điểm thành tích sẽ được so sánh với kỷ lục thế giới và Tiểu ban tổ chức môn bơi sẽ quyết định.
9.8.2. Bơi đường dài.
18,16,14,12,10,8,6,5,4,3,2,1 điểm
Cúp đội đặc biệt của FINA sẽ được trao dựa trên số điểm đạt được theo quy định của luật này ở các cự ly cá nhân.
9.8.3. Nhẩy cầu.
Các nội dung cá nhân:
18-16-14-12-10-8-6-5-4-3-2-1 điểm.
Các nội dung nhẩy đôi (đối với trường hợp 8 VĐV vào chung kết).
27-24-21-18-15-12-9-7-5 điểm.
Các nội dung nhẩy đôi (đối với trường hợp 12 VĐV vào chung kết).
27 – 24 – 21 – 18 – 15 – 12 – 9 - 7, 5 – 6 – 4, 5 – 3 - 1,5 điểm.
9.8.4. Bóng nước.
Không có điểm.
9.8.5. Bơi nghệ thuật.
Solo, Technical Routine and Solo, Free Routine.
24, 22, 20, 18, 16,14, 12, 10, 8, 6, 4, 2 điểm.
Duet, Technical Routine and Duet, Free Routine.
36, 33, 30, 27, 24, 21, 18, 15, 12, 9, 6, 3
Team, Technical Routine, Team Free Routine and Free Combination.
72, 66, 60, 54, 48, 42, 36, 30, 24, 18, 12, 6 điểm.
9.8.6. Trong trường hợp bằng điểm nhau, các điểm cao nhất sẽ được trao cho mỗi VĐV hoặc đội tiếp sức.
Điều 10. Giải vô địch trẻ thế giới
10.1. FINA có thể tổ chức các giải vô địch trẻ thế giới ở từng môn trừ môn bơi theo luật FINA và đặc biệt là các luật trình bày ở Điều 10 này.
10.2. Thông thường các giải vô địch trẻ thế giới được tổ chức vào những năm lẻ.
10.3. Tất cả các giải vô địch trẻ thế giới sẽ được tiến hành với việc kiểm tra Doping theo quy 5định của Luật chống Doping FINA
10.4. Tại tất cả các giải vô địch trẻ thế giới,Ban điều hành sẽ gồm các thành viên của Ủy ban kỹ thuật tương ứng có mặt tại cuộc thi và người đại diện của BCH FINA làm chủ tịch và là người có phiếu quyết định trong trường hợp ngang phiếu, nếu cần thiết.
10.5. Việc lựa chọn trọng tài sẽ do Uỷ ban kỹ thuật tương ứng xác định với điều kiện được BCH hoặc ban thường vụ tán thành.
10.6. Tuổi của các VĐV trẻ sẽ được quy định cụ thể tại luật của từng môn (DAG 2, DAG 3 và DAG 4, WPAG 2 và SSAG 2.2).
Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành QĐ số 1706/QĐ-UBTDT ngày 03 tháng 10 năm 2006 về việc ban hành luật bơi gồm 6 chương và 94 điều được áp dụng trong các cuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu quốc tế tại Việt Nam.
QUY CHẾ
Điều 1. Thủ tục và quy tắc đóng niên liễm.
1.1. Trong tuần đầu của tháng 10 hàng năm người phụ trách tài chính sẽ phải gửi tới tất cả các Liên đoàn thành viên của FINA thông báo kèm theo hoá đơn số tiền niêm liễm phải nộp vào tháng giêng năm sau.
1.2. Người phụ trách tài chính phải thông báo kịp thời Liên đoàn thành viên nào chưa đóng hội phí vào cuối tháng giêng, yêu cầu phải nộp và nhắc nhở Liên đoàn vi phạm này là nếu khoản tiền đó không gửi tới FINA trước ngày 31 tháng 03 thì sẽ bị đình chỉ hoạt động quốc tế từ ngày 1/4 cho đến khi nộp khoản tiền đó hoặc cho tới khi BCH FINA cho phép.
1.3. Người phụ trách tài chính phải thông báo vào tháng 04 cho các Liên đoàn thành viên chưa nộp niêm liễm trước ngày 31 tháng 03 rằng họ đã bị đình chỉ hoạt động quốc tế và Liên đoàn nào không nộp niên liễm trước ngày 01 tháng 7 thì sẽ bị coi như không phải là thành viên.
1.4. Người phụ trách tài chính phải gửi tới chủ tịch và tổng thư ký FINA, trong khoản tháng 04 và tháng 6 danh sách các Liên đoàn và thành viên chưa đóng niên liễm.
1.5. Tổng thư ký phải thông báo cho các Liên đoàn thành viên về tất cả các trường hợp đình chỉ hoạt động và mất quyền hội viên và khi nào quyền hội viên mới được phục hồi.
1.6. Thông báo cho các Liên đoàn thành viên liên quan đến các Điều 1.2 đến 1.4 Quy chế, phải do người phụ trách tài chính hoặc thư ký gửi đi bằng thư đảm bảo.
Điều 2. Biểu quyết qua thư
2.1. Khi việc biểu quyết qua thư là cần thiết hoặc được quyết định thực hiện, ông Tổng thư ký sẽ gửi bằng thư đảm bảo đến từng ủy viên BCH một văn bản rõ ràng về vấn đề cần được biểu quyết với yêu cầu rằng mỗi ủy viên sẽ gửi ý kiến biểu quyết của mình đến ông Tổng thư ký FINA và nói rõ đến ngày nào thì kết thúc việc biểu quyết. Ngày đó sẽ không được sớm hơn một tháng sau khi văn bản về vấn đề cần được biểu quyết được gửi qua bưu điện.
2.2. Vào bất kỳ thời điểm nào, khi đã nhận đủ số phiếu biểu quyết tán thành hoặc bác bỏ vấn đề đã nêu, ông Tổng thư ký có thể công bố kết quả biểu quyết và kết quả đã được công bố sẽ có ý nghĩa quyết định. Các phiếu biểu quyết của từng ủy viên sẽ được lưu giữ trong hồ sơ.
2.3. Trong vòng 5 ngày sau khi hết thời gian gửi thư biểu quyết, Tổng thư ký sẽ gửi cho mỗi ủy viên BCH một bản sao vấn đề đã nêu ra và kết quả biểu quyết.
Ghi chú: Các thủ tục biểu quyết qua thư nói trên không chỉ được áp dụng cho BCH FINA mà còn cho tất cả các uỷ Ban kỹ thuật của FINA, ngoại trừ một điều là các thủ tục sẽ do thư ký của mỗi uỷ Ban kỹ thuật tương ứng thực hiện mà không phải do Tổng thư ký của FINA.
Điều 3. Các quy tắc để tiến hành đại hội đại biểu.
3.1. Chủ tịch hoặc một người khác được chỉ định theo điều 15.3 hoặc 16.4 của điều lệ với tư cách là chủ tịch Đại hội sẽ điều hành quá trình làm việc của đại hội và có sự trợ giúp của đoàn chủ tịch như sau:
a) Các thành viên Ban thường vụ của BCH FINA
b) Chủ tịch danh dự suốt đời.
3.2. Tại Đại hội chỉ thảo luận những vấn đề trong chương trình nghị sự như đã được ghi tại Điều 15.4 hoặc 16.2 Điều lệ. Tất cả các ý kiến thảo luận, đề nghị, kiến nghị và giải pháp sẽ dựa trên cơ sở các điều luật đã có của FINA. Nếu có một kiến nghị hoặc giải pháp nào được nêu ra mà không phù hợp với các điều luật đã có thì sẽ bị bác bỏ.
3.3. Các kiến nghị thay đổi hoặc mở rộng chương trình nghị sự có thể được các thành viên có đủ thẩm quyền dự đại hội nêu ra vào bất kỳ lúc nào trước khi đại hội kết thúc với điều kiện các kiến nghị đó là khẩn cấp và được hai phần ba số phiếu ủng hộ theo quy định tại Điều 15.9 hoặc 16.7 Điều lệ.
3.4. Các thủ tục tiến hành.
3.4.1. Các kiến nghị sẽ được giải quyết phù hợp với thứ tự ưu tiên như đã công bố trong các phụ lục hoặc công báo tương ứng với điều kiện là các đề nghị của BCH sẽ được ưu tiên.
3.4.2. Các kiến nghị sẽ được đánh theo số thứ tự ưu tiên, số 1 có ưu thế cao hơn so với các số lớn hơn.
3.4.2. Ý kiến đề nghị của BCH FINA đối với mỗi kiến nghị sẽ được công bố trước (nên hay không nên chấp nhận kiến nghị đó).
3.4.4. Một ý kiến chủ yếu có thể được bổ sung và kiến nghị bổ sung đó cũng được bổ sung thêm cho tốt hơn. Sự bổ sung cho một kiến nghị được biểu quyết trước khi kiến nghị chủ yếu vừa được bổ sung được đem ra biểu quyết.
3.45. Các đề nghị sẽ được thảo luận và biểu quyết theo thứ tự ưu tiên với điều kiện là các đề nghị đó không trùng hợp về nội dung và ý nghĩa với các đề nghị đã bị bác bỏ.
3.4.6. Các kiến nghị trừ kiến nghị của BCH cần phải có sự xác nhận trước khi bắt đầu thảo luận. Chủ tịch sẽ phải yêu cầu cụ thể sự xác nhận về kiến nghị. Các câu hỏi đối với kiến nghị, sự chỉ định thứ tự hoặc các kiến nghị đã rút thì không cần có sự xác nhận.
3.4.7. Đại biểu đưa ra kiến nghị có quyền nói tóm tắt về kiến nghị đó nếu muốn, đồng thời có quyền trả lời trước khi tiến hành biểu quyết.
3.4.8. Ngoại trừ trường hợp quy định tại Điều 3.4.7 Quy chế, các đại biểu có thể được phát biểu về kiến nghị một lần. ThờI gian của bài phát biểu có thể bị giới hạn. Trong trường hợp đó, việc giới hạn thời gian phải được thông báo trước.
3.4.9. Tất cả các thành viên đủ tư cách tham dự HộI nghị theo Điều 15.2 hoặc 16.3 Điều lệ, có quyền nêu câu hỏi trong lúc thảo lụân về một nộI dung nào đó và đưa ra bình luận về phương pháp biểu quyết. Hơn nữa, BCH có quyền trao cho các đạI biểu văn bản những ý kiến của mình liên quan đến kiến nghị chiểu theo Điều 15.4 hoặc Điều 16.2 Điều lệ với điều kiện là kiến nghị đó phải được đệ trình không muộn hơn một giờ trước khi Đại hội bắt đầu.
3.4.10. Chủ tịch hoặc chủ toạ có khả năng linh hoạt mềm dẻo và có quyền ra những quyết định cần thiết nhằm xúc tiến công việc của Hội nghị tiến triển có hiệu quả và thiết thực.
3.5. Biểu quyết.
3.5.1. Trước khi đưa một kiến một kiến nghị ra để biểu quyết, Chủ tịch phải nêu câu hỏi có liên quan một cách xúc tích, rõ ràng và bằng ngôn ngữ dễ hiểu.
3.5.2. Các quyết định sẽ được xác định trên cơ sở đa số phiếu của các đại biểu có mặt và tham gia biểu quyết.
3.5.3. Chủ tịch phải đề cử để Hội nghị chấp thuận ít nhất là 3 người kiểm phiếu cho tất cả các lần biểu quyết. Báo cáo của Ban kiểm phiếu sẽ nộp cho Chủ tịch hoặc Tổng thư ký.
3.5.4. Các phương pháp biểu quyết (tán thành và chống) có thể được cuộc họp chấp nhận là:
- Bằng cách giơ tay.
- Bằng lấy biểu quyết chống (phân chia).
- Bằng gọi danh sách (phân chia).
- Bằng phiếu kín, đề nghị và ủng hộ.
3.5.5. Nếu việc biểu quyết bị nghị ngờ về sự chuẩn xác thì chủ tịch hoặc Chủ toạ cuộc họp sẽ quyết định giá trị pháp lý của bản khiếu nại, lưư ý rằng sự chuẩn xác đó của biểu quyết sẽ không phải là sự nêu lại một kiến nghị đã được biểu quyết. Nếu có người nào đó yêu cầu lại vấn đề đó thì cần phải có 2/3 số phiếu ủng hộ. Nếu không thì kiến nghị đó bị bác bỏ.
3.6. Bầu cử.
Nếu cần thiết việc bầu cử BCH và các viên chức sẽ tiến hành bằng phiếu kín nhưng phải phù hợp với các quy định tại Điều 17.3, 17.4 và 17.5 của Điều lệ. Trong trường hợp có sự rút khỏi danh sách ứng cử vào BCH thì sẽ làm phiếu bầu mới trên cơ sở các ứng cử viên hiện có.
3.7. Ủy ban phúc tra.
3.7.1. Tại tất cả các Hội nghị toàn thể, một uỷ ban phúc tra sẽ được chỉ định để điều chỉnh, hoàn thiện, hiện đại hoá, thay đổi hoặc sữa chữa những điều bổ sung cho những kiến nghị đã được nêu ra trong khi thảo luận về một kiến nghị hoặc khuyến nghị nào đó đối với Hội nghị do BCH đưa ra hoặc do các đại biểu đề nghị sao cho phù hợp với các quyết nghị của Hội nghị.
3.7.2. Khi một ý kiến bổ khuyết hoặc khuyến nghị đã được chuyển đến Ủy ban phúc tra, thì các quyết định liên quan đến kiến nghị đang xem xét sẽ phải hoãn lại, nhưng Hội nghị vẫn được tiếp diễn theo chương trình nghị sự cho đến khi Uỷ ban phúc tra báo cáo lại với Hội nghị.
3.8. Biên bản cuộc họp.
3.8.1. Tại mỗi Hội nghị toàn thể cần ghi chép biên bản đầy đủ của cuộc hội nghị đó để lưu lại. Biên bản đó phải được hoàn tất và gửi đến tất cả các Liên đoàn thành viên trong vòng 4 tháng sau Hội nghị.
3.8.2. Nếu không có vấn đề gì nảy sinh trong thời gian hai tháng sau đó nữa thì biên bản coi như được phê chuẩn như một tài liệu có giá trị lưu hành.
3.8.3. Biên bản gốc phải được giữ lại cho đến khi biên bản đó được xác nhận hoàn toàn.
3.8.4. Biên bản sẽ được đăng trên công báo của FINA. Vì những lý do riêng, các Liên đoàn thành viên có thể được thông báo bằng văn bản về những quyết định có liên quan trước khi biên bản được đăng trên công báo.
Điều 4. Các quy tắc làm việc của BCH và các Uỷ ban.
4.1. Tổng thư ký phải đảm bảo rằng thông báo đầu tiên về bất kỳ cuộc họp nào được triệu tập đúng lúc cũng phải gửi qua bưu điện chậm nhất là 4 tháng trước cuộc họp.Nếu một số đại biểu cần thiết theo quy định không được đảm bảo ít nhất 30 ngày trước ngày họp thì cuộc họp đó phải hoãn lại.
4.2. Chủ tịch FINA, hoặc phó chủ tịch nếu Chủ tịch vắng mặt sẽ chủ toạ tại tất cả các cuộc họp của BCH.
4.3. Nếu cả Chủ tịch và Phó chủ tịch đều vắng mặt trong cuộc họp thì những nguời có mặt trong cuộc họp được quyền biểu quyết bầu ra một trong số các uỷ viên của họ làm quyền Chủ toạ.
4.4. Chủ toạ sẽ có lá phiếu thứ hai hoặc lá phiếu quyết định trong trường hợp số phiếu biểu quyết ngang nhau.
4.5. Chủ tịch hoặc Chủ toạ có trách nhiệm và quyền hạn đưa ra những quyết định cần thiết nhằm xúc tiến công việc của hội nghị tiến triển có hiệu quả và thiết thực.
4.6. Trong thời gian giữa các cuộc họp, mọi hoạt động được quyết định hợp lệ cũng phải được biểu quyết qua thư.
4.7. Tổng thư ký sẽ phải phụ trách việc ghi chép về các cuộc họp.
Điều 5. Bầu các Uỷ viên Uỷ ban thường vụ.
5.1. Thành phần của các Uỷ ban thường trựcnhư liệt kê ở Điều 18.1 Điều lệ phải gồm ít nhất một uỷ viên đại diện cho mỗi khu vực địa lý như liệt kê tại Điều 17.4. Điều lệ. Đối với việc bầu cử các đại biểu theo khu vực địa lý thì chỉ có các uỷ viên BCH xuất thân từ các lục địa tương ứng mới được giới thiệu và biểu quyết các ứng cử viên.
5.2. Mỗi Liên đoàn thành viên có quyền đề cử các ứng cử viên vào chức uỷ viên thường vụ theo quy định tại Điều 18.2 Điều lệ và gửi tới Tổng thư ký.
Điều 6. Các quan chức kỷ thuật.
Tuổi tối đa được tính trong năm thi đấu của các quan chức kỹ thuật cũng như trọng tài, trọng tài xuất phát và các trọng tài điều hành tham gia điều hành tại các giải vô địch và các cuộc thi đấu của FINA, trừ các giải VĐV lão thành là 60. Các quan chức kỹ thuật bao gồm các trọng tài, trọng tài xuất phát, trọng tài điều hành trong danh sách của FINA mà trên tuổi quy định đó sẽ có quyền tiếp tục tham gia các giải của FINA cho đến hết thời hạn quy định của bản danh sách đó.
Điều 7. Quảng cáo tại các giải Vô địch thế giới của FINA và các cuộc thi đấu FINA.
7.1. Quảng cáo.
Quy định về quảng cáo trên trang phục bơi, các thiết bị thi đấu trên bể bơi và đồng phục trọng tài tại các cuộc thi đấu và các giải vô địch của FINA ngoại trừ các giải vô địch các VĐV lão thành như sau:
7.1.1. Quần áo bơi.
- Có một logo kích thước tối đa là 20 cm2.Trong trường hợp bộ quần áo bơi liền mảnh được phép có 2 logo của nhà sản xuất một ở trên thắt lưng và một ở dưới thắt lưng và kích thước tối đa mỗi logo là 20cm2. Hai logo này không được phép đặt gần nhau.
- Có một lá cờ và một dãy chữ tên quốc gia hoặc mã quốc gia với kích thước tối đa là 20 cm2.
- Có một logo của nhà tài trợ với kích thước tối đa là 20 cm2.
7.1.2. Mũ.
- Có một logo của nhà sản xuất kích thước tối đa là 12cm2 ở phía sau.
- Có một logo đối tác của FINA thường đặt ở bên trái.
- Có một lá cờ và một dãy chữ tên quốc gia hoặc mã quốc gia với kích thước tối đa là 32 cm2 ở bên phải.
- Tên VĐV với kích thước là 20cm2 ở bên phải
7.1.3. Kính bơi.
Được phép có 2 logo của nhà sản xuất với kích thước là 6cm2 nhưng chỉ được đặt trên gọng kính hoặc trên dây đeo.
7.1.4. Yếm đeo.
- Kích thước tối đa là rộng 24 cm x dài 20 cm.
- Chiều cao của các con số không được thấp hơn 6 cm và không được cao hơn 10 cm.
- Chiều cao tối đa ở phần trên các con số không quá 6 cm, phần này có thể được in tên hoặc logo của nhà tài trợ.
- Chiều cao tối đa ở phần dưới các con số không quá 4cm, phần này có thể được in tên hoặc logo của thành phố đăng cai.
- Mầu của yếm đeo phải đảm bảo cho các con số dễ nhìn nhất.
- Các yếm này được VĐV đeo trong suốt thời gian giới thiệu VĐV và trong lễ trao huy chương.
- Chỉ có một nhà tài trợ FINA được in trên yếm. Tuy nhiên, có thể có một nhà tài trợ cho nam và một nhà tài trợ cho nữ trong cùng một giải vô địch.
7.1.5. Các trang phục trên bể.
Được phép có hai logo quảng cáo trong đó một logo là logo của nhà sản xuất với kích thước tối đa là 20cm2 một cái đối với các quần áo và tối đa là 6cm2 đối với các đồ dùng và thiết bị được liệt kê dưới đây. Các quảng cáo này phải được đặt trên ngực để yếm của FINA dễ được nhìn thấy phía dưới.
- Áo phông cộc tay.
- Áo Polo.
- Áo lạnh tay ngắn.
- Áo tắm.
- Quần áo thể thao.
- Quần dài.
- Quần sooc.
- Váy ngắn.
- Áo gió.
- Khăn tắm(6 cm2).
- Mũ bơi (6 cm2).
- Giầy (6 cm2).
- Túi.
7.1.6. Bất kỳ việc quảng cáo nào mà không được quy định tại điều luật này đều không được phép. Trong trường hợp có những quảng cáo trái với các quy định này ngay lập tức VĐV phải thay thế các vật dụng hoặc quần áo này bằng các vật dụng hoặc quần áo khác theo quy định của luật FINA. Trong trường hợp không thể ngay lập tức sữa chữa sai phạm này VĐV có thể bị yêu cầu phải mặc trang phục do BTC cung cấp.
7.1.7. FINA có quyền yêu cầu các quốc gia tham dự các cuộc thi đấu của FINA nộp bất kỳ mẫu quảng cáo nào theo quy định này để kiểm tra và để FINA phê chuẩn trước khi thi đấu.
Điều 8. Thế vận hội Olympic, Giải vô địch thế giới và Vô địch thế giới bể 25m.
Sắp xếp chương trình thi đấu tại Thế vận hội Olympic sẽ do IOC lập trên cơ sở đề xuất của BCH FINA và sẽ được công bố ngay sau khi được IOC phê chuẩn. Chương trình thi đấu của giải vô địch thế giới được quy định tại Điều 9.6 Luật chung.
8.1. Trọng tài.
Văn phòng FINA sẽ gửi mẫu đăng ký cho các Liên đoàn thành viên mẫu đăng ký làm trọng tài tại Thế vận hội Olympic và Giải vô địch thế giới. Các mẫu đăng ký này phải có chữ ký của chủ tịch hoặc tổng thư ký của liên đoàn thành viên và tất cả các ứng viên phải được các Uỷ ban kỹ thuật của FINA cấp chứng chỉ đầy đủ.
8.2. Trang thiết bị.
8.2.1. Tại Thế vận hội Olympic, Giải vô địch thế giới sẽ áp dụng các quy định theo Điều 3, 6, 8 và 11 của Luật về các phương tiện vật chất.
8.2.2. Tại Thế vận hội Olympic, Giải vô địch thế giới sẽ được cung cấp và sử dụng hệ thống tính giờ tự động đã được phê chuẩn.
8.2.3. Các bể bơi phải luôn sẵn sàng cho VĐV đăng ký tập luyện trước ngày thi đấu chính thức là 5 ngày đối với các môn bơi, bóng nước, bơi nghệ thuật và 8 ngày đối với môn nhẩy cầu.
8.2.4. Trong suốt các ngày thi đấu, ngoài giờ thi đấu bể bơi sẽ được sử dụng để VĐV tập luyện.
8.2.5. Các ghế ngồi dọc theo theo thành bể bơi được giành cho các VĐV, trưởng đoàn, HLV và các quan chức kỹ thuật để họ có thể quan sát VĐV thi đấu và tập luyện.
8.3 Đăng ký thi đấu.
8.3.1. a. Mỗi Liên đoàn tham dự thi đấu phải gửi đăng ký thi đấu tới Liên đoàn đăng cai và một bản copy tới FINA trước khi thi đấu ít nhất 4 tháng. Mẫu đăng ký thi đấu phải được gửi tới các Liên đoàn ít nhất 1 tháng trước hạn đăng ký cuối cùng.
b. Số lượng VĐV nam, nữ chính thức của các nước phải được gửi trước ngày thi đấu 30 ngày.
8.3.2. Đối với Thế vận hội Olympic, đăng ký thi đấu phải được làm vào mẫu đăng ký thi đấu chính thức do Tổng thư ký của uỷ ban Olympic Quốc gia ký và gửi tới BTC của nước đăng cai trước hoặc đúng ngày quy định của Uỷ ban Quốc tế (IOC). Tổng thư ký của FINA hoặc trợ lý của ông ta thông qua các đăng ký thi đấu này trước ngày thi đấu đầu tiên là 7 ngày.
8.3.3. Đối với Giải vô địch thế giới, đăng ký thi đấu phải được làm vào mẫu đăng ký thi đấu chính thức do Tổng thư của Liên đoàn Quốc gia ký và gửi tới BTC của nước đăng cai trước hoặc đúng ngày quy định của FINA. Tổng thư ký của FINA hoặc trợ lý của ông ta thông qua bản đăng ký thi đấu này trước ngày thi đấu đầu tiên là 5 ngày.
8.3.4.
8.3.4.1. Các VĐV tham dự thi đấu Nhẩy cầu, Bóng nước và bơi nghệ thuật không được phép đăng ký bơi tiếp sức, những VĐV bơi, nhẩy cầu và bơi nghệ thuật không được sử dụng làmVĐV dự bị trong môn bóng nước, một VĐV có thể được thi đấu cả bơi và bóng nước với điều kiện phải đăng ký là VĐV thi đấu chính thức.
8.3.4.2. Mỗi VĐV khi tham dự các Giải vô địch thế giới và các cuộc thi đấu của FINA đều phải đeo yếm quảng cáo do FINA cung cấp trước ngực trong khi giới thiệu VĐV trước khi thi đấu và trong suốt thời gian trao giải.
8.3.5. Trước ngày thi đấu chính thức của Thế vận hội Olympic và giải vô địch thế giới ít nhất 7 ngày, ban thư ký sẽ gửi tới Ban tổ chức của nước đăng cai danh sách các VĐV đã đăng ký nhưng không thi đấu và các VĐV không thi đấu sẽ bị gạch tên ra khỏi danh sách thi đấu.
8.3.6. Môn bơi.
8.3.6.1. Tại các Giải vô địch thế giới mỗi nước được đăng ký 2 VĐV ở các nội dung cá nhân không tính tiêu chuẩn. Tại các kỳ Thế vận hội đối với các cự ly cá nhân BCH FINA sẽ thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn thành tích ở 2 mức A và B, trong đó mức B sẽ dễ đạt hơn. Nếu các Liên đoàn hoặc các Uỷ ban Olympic quốc gia chỉ đăng ký thi đấu 1 VĐV cho một nội dung cá nhân thì VĐV này phải đáp ứng được tiêu chuẩn mức B. Nếu đăng ký cho 2 VĐV ở một nội dung cá nhân thì cả 2 VĐV này đều phải đáp ứng tiêu chuẩn mức A. Tiêu chuẩn thành tích này chỉ được xác định tại các cuộc thi đấu do FINA phê chuẩn để tuyển chọn cho Olympic.
8.3.6.2. Các Liên đoàn và các Uỷ ban Olympic Quốc gia có thể cử các VĐV tham gia thi đấu dù không đạt thành tích tiêu chuẩn như sau:
- Không có VĐV nào được tuyển chọn: được phép cử một nam một nữ.
- Có một VĐV được tuyển chọn: được phép cử 1 VĐV khác giới.
Quy định:
- Các VĐV tham dự giải vô địch Thế giới FINA lần thứ 12 – Melboune 2007.
- FINA sẽ quyết định VĐV nào sẽ được tham dự Thế vận hội Olympic dựa trên thành tích thi đấu.
8.3.6.3. Đối với các cự ly tiếp sức mỗi nước được đăng ký một đội. Tất cả các VĐV tham dự các nội dung cá nhân đều được phép bơi tiếp sức. Tại Thế vận hội olympic, mỗi cự ly tiếp sức không được phép có quá 16 đội. 12 đội có thành tích tốt nhất tại Giải vô địch Thế giới FINA lần thứ 12 – Melboune 2007 sẽ được chọn. Bốn đội còn lại sẽ do FINA chọn dựa trên thành tích họ đạt được trong các cuộc thi đấu do FINA phê chuẩn để tuyển chọn cho Olympic trong vòng 15 tháng trước khi diễn ra Olympic.
Mỗi Liên đoàn hoặc Uỷ ban Olympic Quốc gia chỉ được phép thêm một VĐV cho các cự ly tiếp sức trong trường hợp họ đã đạt được trình độ “B” ở kiểu bơi và cự ly bơi đó.
Công thức được tính như sau:
1 tiếp sức thêm 2 VĐV
2 tiếp sức thêm 4 VĐV
3 tiếp sức thêm 6 VĐV
4 tiếp sức thêm 10 VĐV
5 tiếp sức thêm 12 VĐV
6 tiếp sức thêm 16 VĐV
8.3.6.4. Thành phần của đọi tiếp sức có thể thay đổi giữa đấu loại và chung kết của một nội dung. Huy chương sẽ được trao cho cả các VĐV bơi đấu loại và chung kết.
8.3.6.5. Danh sách thứ tự thi đấu chính thức của VĐV thi đấu tiếp sức phải được nộp trước buổi thi đấu ít nhất 1 giờ. Tên của các VĐV trong các cự ly thi đấu tiếp sức hỗn hợp phải theo đúng kiểu bơi.
8.3.6.6. Mỗi nước đăng ký tối đa 26 VĐV nam và 26 VĐV nữ.
8.3.6.7. Các đợt đấu loại, bán kết và chung kết sẽ được sắp xếp dựa trên quy định tại Điều 3 Luật bơi dưới sự giám sát của Uỷ ban kỹ thuật bơi.
8.3.6.8. Danh sách thi đấu phải được công bố trước ngày thi đấu ít nhất 4 ngày.
8.3.6.9. Tại Thế vận hội Olympic và các giải vô địch thế giới ở tất cả các cự ly thi đấu bao gồm cả cự ly 800m và 1 500m nam và nữ các VĐV sẽ được xếp đường bơi ở các cự ly đấu loại dựa trên thành tích ở bản đăng ký thi đấu. Tại giải vô địch thế giới (bể 25m) ở các cự ly 800m nữ và 1500m nam có thể BCH sẽ cân nhắc cho phép thi đấu chung kết ngay và các VĐV có thành tích tốt hơn sẽ thi đấu sẽ thi đấu ở buổi chung kết. Các VĐV có thành tích tốt hơn sẽ thi đấu ở buổi chung kết. Các VĐV có thành tích tốt tại các cuộc đấu loại và bán kết sẽ được ưu tiên xếp đường bơi tốt hơn tại các đợt bán kết và chung kết.
Ở các cự ly 50m, 100m và 200m nếu có từ 4 đợt đấu loại trở lên sẽ tổ chức thi đấu bán kết.Ở các cự ly khác sẽ tổ chức thi chung kết ngay.
Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành QĐ số 1706/QĐ-UBTDT ngày 03 tháng 10 năm 2006 về việc ban hành luật bơi gồm 6 chương và 94 điều được áp dụng trong các cuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu quốc tế tại Việt Nam.
Điều 9. Các giải cúp thế giới.
9.1. Quy định chung.
FINA có thể tổ chức các giải Cúp thế giới ở từng môn theo các quy định sau:
9.1.1. Tất cả các giải Cúp thế giới được tổ chức cùng với việc kiểm tra Doping theo quy định của Luật chống Doping FINA.
9.1.2. Tại các giải Cúp thế giới.
Uỷ ban điều hành sẽ bao gồm các Uỷ ban kỹ thuật của từng môn , người chủ tịch Ban liên lạc do bầu cử nếu thấy cần thiết.
9.1.3. Việc lựa chọn trọng tài sẽ do từng Uỷ ban kỹ thuật quyết định và đệ trình lên văn phòng hoặc Ban điều hành phê chuẩn.
Điều 10. Lịch thi đấu Thế giới.
10.1. FINA sẽ thiết lập thi đấu thế giới. Lịch thi đấu này sẽ hướng dẫn cho Liên đoàn khu vực, châu lục, các Liên đoàn quốc gia, các tổ chức quốc tế quyết định thời gian và địa điểm để tổ chức các Giải vô địch, các kỳ đại hội và các cuộc thi đấu khác.
10.2. Lịch thi đấu sẽ bao gồm các giải như sau:
- Các giải vô địch và các cuộc thi đấu khác của FINA.
- Các giải vô địch và các kỳ đại hội khu vực và châu lục.
- Các giải vô địch và các đại hội của các tổ chức quốc tế chính quan trọng khác.
- Các cuộc thi đấu quốc tế được FINA phê chuẩn.
10.3. Các giải vô địch hoặc các đại hội và các cuộc thi đấu quốc tế khác có thể được ghi thêm vào lịch trong trường hợp họ đã được FINA phê chuẩn theo quy định tại Điều 14.3 Điều lệ.
10.4. Các giải vô địch hoặc các đại hội và các cuộc thi đấu quốc tế khác phải được kết thúc trước khi Thế vận hội Olympic và giải Vô địch thế giới của FINA bắt đầu 1 tháng, ngoại trừ các cuộc thi đấu ngoại thành.
10.5. Việc hoãn hoặc thay đổi ngay thi đấu, địa điểm thi đấu cố định trong lịch thi đấu phải thông báo cho FINA ít nhất 6 tháng trước khi cuộc thi đấu đó bắt đầu.
Điều 11. Các yêu cầu về trật tự, antoàn và an ninh cho giải vô địch thế giới và các cuộc thi đấu của FINA (và các giải vô địch, các đại hội của khu vực và châu lục).
Những yêu cầu dưới đây được quy định nhằm đảm bảo trật tự, antoàn và an ninh cho giải vô địch thế giới và các cuộc thi đấu của FINA (và các giải vô địch, các đại hội của khu vực và châu lục).
Những quy định dưới đây không bao gồm hết mọi khía cạnh và không thể xem như là kết luận cuối cùng mà đó là những quy định bao quát tổng thể các mặt. Ban tổ chức được yêu cầu phải làm mọi việc có thể trong khả năng, quyền hạn của mình để đảm bảo trật tự, antoàn và an ninh trong và xung quanh khu vực thi đấu trước, trong và sau các buổi thi đấu.
Những quy định này sẽ hướng dẫn bổ sung dựa trên pháp luật của từng quốc gia và từng địa phương.
11.1. Thảo luận với những người có thẩm quyền. Trước khi xin đăng cai các giải vô địch hoặc các cuộc thi đấu của FINA, Liên đoàn xin đăng cai phải thảo luận với các đơn vị chức năng để đảm bảo đáp ứng được đầy đủ các quy định tại luật này.
11.2. Kiểm tra địa điểm thi đấu.
Các địa điểm tổ chức thi đấu phải được những người có thẩm quyền phê chuẩn.
11.3. Tổ chức.
11.3.1. Liên đoàn, Ban tổ chức hoặc câu lạc bộ được giao quyền tổ chức các giải Vô địch hoặc các cuộc thi đấu khác phải hợp tác với các cơ quan chức năng của địa phương đề xuất các nhân viên an ninh những người chiụ trách nhiệm toàn bộ về vấn đề trật tự, an toàn và an ninh liên quan đến thi đấu. Tương tự như vậy cũng phải đề xuất các nhân viên y tế và cứu hoả.
11.3.2. Thêm vào đó tất cả các Liên đoàn tham gia vào các giải vô địch hoặc các cuộc thi đấu được yêu cầu phải chọn ra một người biết rõ hành vi cư xử của các cổ động viên ở tại địa điểm thi đấu, trong những trường hợp đặc biệt những người này có trách nhiệm phải thông báo cho các nhân viên an ninh biết để đảm bảo trật tự, an toàn và an ninh tại địa điểm thi đấu.
11.4. Các cuộc họp an ninh.
11.4.1. Ban tổ chức phải cung cấp văn phòng cho nhân viên an ninh để họ có thể tiến hành các cuộc họp bất kỳ lúc nào cần thiết. Những người thường xuyên tham dự cuộc họp này là những người chịu trách nhiệm đảm bảo trật tự,an toàn, an ninh, y tế và cứu hoả. Trong trường hợp đặc biệt các cá nhân khác khác như quan chức FINA, quan chức Liên đoàn quốc gia, hoặc các quan chức của câu lạc bộ, những người có thẩm quyền tại khu vực thi đấu và cảnh sát địa phương sẽ tham gia vào các cuộc họp này.
11.4.2. Trong tình huống có trường hợp cấp cứu nghiêm trọng tất cả các cá nhân đã được liệt kê tại Điều 11.4.1 Quy chế sau khi thấy có tín hiệu khẩn cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng phải ngay lập tức tham dự vào cuộc họp khẩn cấp.
11.4.3. Trong cuộc họp chuyên môn trước khi khai mạc Giải sẽ giới thiệu trưởng ban an ninh và những người có liên quan đến việc đảm bảo trật tự, an toàn và an ninh, nhân viên y tế và nhân viên cứu hoả. Đồng thời trưởng ban an ninh cũng thông báo những thông tin liên quan đến việc đảm bảo trật tự, an toàn và an ninh, y tế và cứu hoả.
11.5. Kiểm tra và canh gác tại địa điểm thi đấu. Tại địa điểm thi đấu phải được canh gác để chống lại sự xâm nhập bất hợp pháp trước khi khai mạc giải, đồng thời phải rà soát kỹ lưỡng điạ điểm thi đấu để đuổi những người không có thẩm quyền hoặc vứt những vật thể nguy hiểm ra khỏi khu vực thi đấu trước khi cuộc thi đấu bắc đầu.
11.6. Thời gian có mặt của ban an ninh.
Các trưởng ban cảnh sát, trật tự, an ninh, y tế, cứu hoả và phát thanh sẽ phải ở tại vị trí đã được phân công bên trong và xung quanh địa điểm thi đấu trước khi giờ mở cửa cho khán giả vào và họ phải ở đúng vị trí làm nhiệm vụ của mình theo sự chỉ đạo của trưởng ban an ninh cho đến khi khán giả về hết.
11.7. Kiểm tra khán giả.
Khán giả bị kiểm tra an ninh ban đầu ở hàng rào bên ngoài khu vực thi đấu hoặc hàng rào an ninh được thiết lập ở đại điểm thi đấu để đảm bảo chỉ những khán giả có vé mới được vào cửa kiểm soát vé để kiểm tra ngăn chặn mang vào nơi thi đấu các vật thể nguy hiểm, rượu, pháo hoa….
Việc kiểm tra an ninh cuối cùng sẽ được thực hiện bên ngoài cửa kiểm soát vé để đảm bảo:
Khán giả sẽ vào đúng khu vực.
Khán giả không được mang các vật thể nguy hiểm lẫn rượu và pháo hoa có thể gây ra bạo động vào địa điểm thi đấu.
Không cho những người có khả năng gây nguy hiểm, hoặc những người say rượu, ma tuý vào địa điểm thi đấu.
Lệnh báo động đặc biệt phải được thông báo ngay khi có những hành động gây ra nguy cơ khủng bố.
Việc kiểm tra an ninh phải được thực hiện một cách tế nhị và hiệu quả để đảm bảo rằng các khán giả không bị kiểm tra đi kiểm tra lại và việc kiểm tra an ninh không được kéo dài quá mức để gây ra chậm trễ.
Cửa quay và các cửa ra vào cũng như các cửa thoát hiểm phải luôn luôn sẵn sàng để sử dụng và do những nhân viên đã được huấn luyện canh gác. Cac nhân viên y tế cũng như các nhân viên an ninh phải nắm vững sơ đồ của địa điểm thi đấu để đảm bảo an toàn y tế và an ninh.
11.8. Các nhân viên soát vé.
Các nhân viên soát vé phải làm nhiệm vụ ở khu vực đã được phân công để đảm bảo cho khán giả ngồi đúng khu vực và đúng ghế của mình một cách nhanh chóng và không lộn xộn.
11.9. Trong trường hợp phân chia khán giả.
Đối với trường hợp thi đấu môn bóng nước là môn có khán giả riêng biệt cho từng đội thì trưởng ban an ninh và người chỉ huy cảnh sát phải có kế hoạch phân chia khu vực cho khán giả của từng đội tại địa điểm thi đấu.
11.10. Các cửa ra vào và cửa thoát hiểm.
Tất cả các cửa ra vào và thoát hiểm ở địa điểm thi đấu sẽ mở hướng ra ngoài tính từ phía khán giả và không khoá trong suốt thời gian khán giả ở trong khu vực thi đấu. Toàn bộ cửa ra vào và các cửa thoát hiểm đó phải luôn có một nhân viên soát vé được chỉ định đứng để kiểm soát các trường hợp xấu và đảm bảo có đường thoát hiểm ngay lập tức khi có trường hợp khẩn cấp.
11.11. Xếp loại chất có cồn.
Những người có dấu hiệu sử dụng chất có cồn sẽ không được phép vào khu vực khán giả, khu vực VĐV hoặc khu vực thi đấu của bể bơi.
11.12. Hệ thống thông tin công cộng.
Tại địa điểm thi đấu phải có hệ thống thông tin công cộng, với hệ thống loa dễ nghe và có thể nghe rõ kể cả khi ồn. Thông thường nên chọn người phát thanh có giọng nói quen thuộc với khán giả. Cảnh sát có thể thông qua phát thanh để thông báo những trường hợp khẩn cấp bằng microphone riêng của họ.
11.13. Phát thanh.
Phát thanh trên hệ thống thông tin công cộng phải hoàn toàn khách quan. Không sử dụng hệ thống thông tin công cộng để truyền bá những thông tin chính trị phản động.
11.14. Phương tiện cấp cứu.
Tại địa điểm thi đấu phải có phòng cấp cứu với đầy đủ trang thiết bị y tế dùng để cấp cứu cho VĐV, trọng tài cũng như khán giả. Bên cạnh các trang thiết bị này cần phải có sự hỗ trợ của nhân viên y tế mà đã được cơ quan y tế có thẩm quyền của địa phương cấp phép. Phải có xe cứu thương thường trực bên ngoài địa điểm thi đấu trong suốt thời gian thi đấu.
11.15. Hoạt động chính trị.
Không có các hoạt động chính trị diễn ra trong khu vực thi đấu cũng như các khu vực lân cận của địa điểm thi đấu. Nghiêm cấm việc khuyến khích hoặc tuyên truyền thông tin chính trị phản động hoặc bất kỳ hình thức tương tự nào khác trong hoặc các vùng phụ cận của địa điểm thi đấu trước, trong và sau thời gian thi đấu.
11.16. Hành động khiêu khích, phân biệt chủng tộc.
Ban tổ chức giải cùng với trưởng ban an ninh sẽ ngăn chặn bất kỳ hành động khiêu khích hoặc phân biệt chủng tộc nào từ phía khán giả bên trong hoặc các vùng phụ cận của địa điểm thi đấu (Không cho phép có các lời nói khiêu khích của khán giả đối với nhau,cũng như các hành động phân biệt chủng tộc và cờ hoặc khẩu hiệu khiêu khích …). Nếu trong trường hợp có những hành động trên xảy ra trưởng ban an ninh sẽ can thiệp thông qua hệ thống thông tin công cộng hoặc loại bỏ bất kỳ vật tấn công nào nếu thấy cần thiết sẽ yêu cầu sự hỗ trợ của cảnh sát. Các nhân viên soát vé sẽ chú ý tới các trường hợp vi phạm bao gồm cả những hành động lăng mạ phân biệt chủng tộc để thong báo cho cảnh sát loại ra khỏi khu vực thi đấu.
11.17. Hình phạt.
Các Liên đoàn, Ban tổ chức hoặc các câu lạc bộ có thể bị phạt vì không tuân thủ đầy đủ các quy định trong luật này. Hình phạt bao gồm các mức sau:
a. Cảnh cáo.
b. phạt.
c. Đình chỉ
Các hình thức phạt sẽ được áp dụng theo Luật và điều lệ của ban tổ chức đã được trao quyền tổ chức giải.
Chương III.
LUẬT BƠI
Điều 1. Điều hành các cuộc thi đấu.
1.1. Ban điều hành được cơ quan lãnh đạo chỉ định có quyền hợp pháp giải quyết tất cả các vấn đề không được ấn định trong Luật được đặt ra cho Trưởng ban trọng tài, Trọng tài điều hành và các trọng tài khác; có quyền hoãn cuộc thi và đưa ra những chỉ dẫn phù hợp với điều luật đã được thừa nhận để tiến hành cuộc thi.
1.2.1. Ở Thế vận hội Olympic và các giải Vô địch Thế giới, Ban thường vụ FINA sẽ chỉ định số trọng tài tối thiểu để diều hành thi đấu:
- Trọng tài điều hành (1).
- Giám sát phòng máy (1).
- Trọng tài kỹ thuật (4).
- Xuất phát (2).
- Trưởng trọng tài quay vòng (2, mỗi đầu bể 1 người).
- Trọng tài quay vòng (mỗi đường bơi 1 người ở cả hai đầu bể).
- Trưởng trọng tài xác định kỷ lục (1).
- Thư ký (2).
- Báo xuất phát lỗi (1).
- Phát thanh (1).
1.2.2. Đối với tất cả các cuộc thi đấu quốc tế khác cơ quan quản lý sẽ chỉ định số lượng trọng tài như trên hoặc ít hơn nếu có sự thoả thuận với ban tổ chức quốc tế hoặc khu vực có thẩm quyền.
1.2.3. Ở những nơi không có thiết bị tính giờ tự động thì sẽ được thay thế bằng 1 tổ trưởng trọng tài bấm giờ, mỗi đường bơi có 3 trọng tài bấm giờ và 2 trọng tài bấm giờ dự bị.
1.2.4. Phải có một tổ trưởng trọng tài đích và các trọng tài đích khác khi không có thiết bị tính giờ tự dộng hoặc 3 đồng hồ bấm giờ ở 1 đường bơi.
1.3. Bể bơi và các thiết bị kỹ thuật dùng cho Thế vận hội Olympic và các giải vô địch thế giới phải được đại diện của FINA cùng với thành viên của Uỷ ban kỹ thuật bơi kiểm tra và chấp thuận hợp thức trước các cuộc thi bơi.
1.4. Khi có sự dụng các thiết bị ghi hình dưới nước cho vô tuyến truyền hình thì thiết bị đó phải được điều khiển từ xa và không che khuất tầm nhìn hoặc hướng bơi của VĐV đồng thời không được làm thay đổi hình dáng bể bơi hoặc làm mờ các vạch dấu ở bể bơi theo quy định của FINA.
Điều 2. Trọng tài
2.1. Trọng tài điều hành
2.1.1. Trọng tài điều hành có toàn quyền kiểm tra và điều hành đối với những trọng tài khác phê chuẩn sự phân công nhiệm vụ và hướng dẫn họ lưu ý đến những đặc điểm riêng hoặc các quy định liên quan đến cuộc thi. Trọng tài điều hành phải áp dụng có hiệu lực tất cả những điều luật và những quy định của FINA và giải quyết các vấn đề liên quan đến diễn biến thực tế của cuộc thi mà không được quy định trong Luật.
2.1.2. Trọng tài điều hành có thể can thiệp vào tất cả các giai đoạn của cuộc thi để đảm bảo cho những quy định của FINA được tuân thủ và xử lý tất cả khiếu nại liên quan đến cuộc thi đang tiến triển.
2.1.3. Khi sử dụng các trọng tài đích mà không có 3 đồng hồ bấm giờ một đường bơi, trọng tài điều hành sẽ quyết định bố trí trọng tài ở những nơi cần thiết. Nếu có hệ thống tính giờ tự động và đang vận hành thì sẽ dùng để tham khảo theo quy định tài Điều 13 của Luật bơi.
Trọng tài điều hành phải đảm bảo tất cả các trọng tài cần thiết đều có mặt ở vị trí làm nhiệm vụ đã được phân công để tiến hành cuộc thi đấu. Trọng tài điều hành có thể chỉ định người thay thế những trọng tài vấn mặt, những trọng tài không đủ năng lực làm việc hoặc làm việc không có hiệu quả, đồng thời có thể chỉ định các trọng tài bổ sung nếu cần thiết.
2.1.5. Khi bắt đầu mỗi đợt bơi, trọng tài điều hành báo hiệu cho VĐV bằng loạt hồi còi ngắn để yêu cầu họ bỏ quần áo ngoài. Sau đó thổi một hồi còi dài báo cho họ phải đứng lên bục xuất phát (hoặc đối với bơi ngửa và bơi tiếp sức hỗn hợp thì phải nhảy ngay xuống nước). Đối với bơi ngửa và tiếp sức hỗn hợp sẽ có hồi còi dài thứ hai và VĐV phải vào ngay tư thế xuất phát. Khi VĐV và trọng tài đã sẵn sàng xuất phát, trọng tài điều hành sẽ giơ tay sang ngang báo hiệu cho trọng tài xuất phát. Trọng tài điều hành giữ nguyên tư thế giơ tay ra trước cho đến khi hiệu lệnh xuất phát được thực hiện.
2.1.6. Trọng tài điều hành sẽ loại bất kỳ vận động viên nào vi phạm luật mà cá nhân ông ta quan sát được hoặc những trọng tài có chức năng khác báo cáo. Tất cả các trường hợp loại VĐV đều do trọng tài điều hành quyết định.
2.2. Trọng tài giám sát phòng máy.
2.2.1. Trọng tài giám sát phòng máy sẽ giám sát quá trình hoạt động của thiết bị điện tử bao gồm cả việc xem lại hệ thống tính thành tích back up.
2.2.2. Trọng tài giám sát phòng máy chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả in ra từ máy tính.
2.2.3. Trọng tài giám sát phòng máy chịu trách nhiệm kiểm tra việc thay đổi tiếp sức và thông báo cho Trọng tài điều hành bất kỳ trường hợp nào xuất phát trước.
2.2.4. Trọng tài giám sát phòng máy có thể sử dụng tài liệu tính thành tích back up để khẳng định việc xuất phát trước.
2.2.5. Trọng tài giám sát phòng máy sẽ kiểm tra việc bỏ cuộc sau các đợt đấu loại hoặc chung kết, ghi kết quả vào các mẫu chính thức, liệt kê các kỷ lục được thiết lập và xác nhận các kết quả thi đấu phù hợp.
2.3. Trọng tài xuất phát.
2.3.1. Trọng tài xuất phát có toàn quyền điều khiển các VĐV từ lúc trọng tài điều hành chuyển các VĐV đến cho mình (như điều 2.1.5. của Luật bơi) cho đến sau khi đợt bơi bắt đầu. Lệnh xuất phát sẽ được phát ra phù hợp với điều 4 Luật bơi.
2.3.2. Trọng tài xuất phát phải báo cáo với Trọng tài điều hành bất kỳ trường hợp nào cố ý không tuân theo trình tự xuất phát hoặc bất ký hành vi sai trái nào xảy ra lúc xuất phát, nhưng chỉ có Trọng tài điều hành mới có quyền loại VĐV vì đã có hành vi trên.
2.3.3. Trọng tài xuất phát có quyền quyết định đợt xuất phát có đúng quy Luật không và chỉ phụ thuộc vào quyết định của Trọng tài điều hành.
2.3.4. Khi phát lệnh xuất phát cho mỗi đợt bơi, Trọng tài xuất phát phải đứng trên thành dọc của bể bơi cách bục xuất phát khoảng 5 mét để VĐV và trọng tài bấm giờ có thể nhìn thấy tín hiệu xuất phát và VĐV có thể nghe rõ tín hiệu đó.
2.4. Trọng tài sắp xếp gọi tên
2.4.1. Trọng tài sắp xếp gọi tên có nhiệm vụ tập họp các VĐV trước mỗi đợt thi đấu.
2.4.2. Báo cáo với Trọng tài điều hành mọi vi liên quan đến việc quảng cáo (Điều 6 Luật chung) và trường hợp VĐV không có mặt khi gọi tên.
2.5. Tổ trưởng trọng tài quay vòng
2.5.1. Tổ trưởng trọng tài quay vòng phải bảo đảm các trọng tài trọng tài quay vòng hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của mình trong suốt thời gian thi đấu
2.6.3. Trong các đợt bơi cá nhân 800 và 1500 mét, mỗi trọng tài trọng tài quay vòng ngồi tại đầu quay vòng của bể bơi phải ghi số lần chiều dài bể bơi mà VĐV đã hòan thành trên đường bơi của mình và thông báo cho VĐV biết số lần bơi còn phải thực hiện bằng cách dơ “bảng báo số lần bơi”.
Có thể sử dụng thiết bị bán điện tử, kể cả màn hình dưới nước để báo hiệu.
2.6.4. Mỗi trọng tài quay vòng tại đầu xuất phát phải báo hiệu khi vận động viên trên đường bơi của mình còn phải bơi hai lần chiều dài bể bơi cộng năm (5) mét nữa là đến đích trong cự ly 800 và 1500 mét. Việc báo hiệu có thể được nhắc lại sau khi VĐV đã quay vòng đã bơi tới vạch báo 5 m. Có thể báo bằng còi hoặc bằng chuông.
2.6.5. Mỗi trọng tài quay vòng ở đầu xuất phát phải xác định trong các đợt bơi tiếp sức, xem VĐV xuất phát có tiếp xúc với bục xuất phát trong lúc VĐV trước chạm thành xuất phát của bể bơi không. Khi có thiết bị tự động để kiểm tra thời điểm rời bục trong tiếp sức thì nó sẽ phải được sử dụng phù hợp với điều 13.1. Luật bơi.
2.6.6. Các trọng tài quay vòng phải báo cáo bằng phiếu có chữ ký về mọi sự vi phạm, có ghi rõ đợt bơi, đường bơi, tên VĐV và lỗi vi phạm, gửi đến Tổ trưởng trọng tài quay vòng để trưởng trọng tài quay vòng chuyển ngay báo cáo tới Trọng tài điều hành.
2.7. Trọng tài kỹ thuật bơi.
2.7.1. Các Trọng tài kỹ thuật sẽ được bố trí đứng theo hai thành dọc của bể bơi.
2.7.2. Mỗi trọng tài kỹ thuật phải đảm bảo các VĐV bơi đúng kỹ thuật và kiểu bơi đồng thời quan sát VĐV quay vòng và về đích hỗ trợ cho trọng tài quay vòng.
2.7.3. Các trọng tài kỹ thuật phải báo cáo mọi vi phạm cho trọng tài điều hành bằng phiếu có ghi rõ nội dung thi, số đường bơi, tên VĐV và lỗi đã vi phạm.
2.8. Tổ trưởng trọng tài bấm giờ:
2.8.1. Tổ trưởng trọng tài bấm giờ có nhiệm vụ phân công vị trí cho tất cả trọng tài bấm giờ theo từng đường bơi mà họ chịu trách nhiệm. Mỗi đường bơi phải có ba (3) trọng tài bấm giờ. Nếu không sử dụng thiết bị bấm giờ tự động thì cần chỉ định thêm hai (2) trọng tài bấm giờ dự bị để sẵn sàng phân công thay thế cho trọng tài mà đồng hồ không được bấm hoặc bị dừng trong lúc đợt bơi đang diễn ra, hoặc do trọng tài vì một lý do nào đó không có khả năng bấm giờ được. Khi sử dụng mỗi đường bơi ba (3) đồng hồ hiện chữ số thì thành tích cuối cùng và thứ hạng được xác định theo thời gian ghi được.
2.8.2. Tổ trưởng trọng tài bấm giờ phải thu các phiếu ghi thời gian đã bấm được của các trọng tài bấm giờ trên từng đường bơi và nếu cần thì kiểm tra đồng hồ của họ.
2.8.3. Tổ trưởng trọng tài bấm giờ phải ghi hoặc kiểm soát thời gian chính thức trên từng phiếu của từng đường bơi.
2.9. Các Trọng tài bấm giờ.
2.9.1. Mỗi trọng tài bấm giờ phải bấm thời gian của VĐV trên đường bơi đã được chỉ định cho mình phù hợp với điều 11.3. Luật bơi. Đồng hồ bấm giờ phải được Ủy ban Điều hành cuộc thi chứng thực là đúng.
2.9.2. Mỗi trọng tài bấm giờ phải bấm chạy đồng hồ của mình vào lúc phát lệnh và bấm dừng khi VĐV trên đường bơi của mình kết thúc cự ly bơi. Các trọng tài bấm giờ có thể được Tổ trưởng trọng tài bấm giờ chỉ dẫn để bấm giờ các cự ly trung gian trong các nội dung dài hơn 100 mét.
2.9.3. Ngay sau đợt bơi, các trọng tài bấm giờ trên mỗi đường bơi phải ghi thời gian bấm được trên đồng hồ của mình vào phiếu sau đó chuyển phiếu cho Tổ trưởng trọng tài bấm giờ, nếu cần thiết thì đưa đồng hồ để giám định. Các trọng tài bấm giờ không được xóa đồng hồ của mình trước khi nhận được khẩu lệnh “đồng hồ về số không” của Tổ trưởng trọng tài bấm giờ hoặc Trọng tài điều hành.
2.9.4. Trừ khi có sử dụng hệ thống ghi hình quay lại, còn không thì phải sử dụng đầy đủ các trọng tài bấm giờ, kể cả khi có dùng các thiết bị bấm giờ tự động.
2.10. Tổ trưởng trọng tài đích.
2.10.1. Tổ trưởng trọng tài đích phải phân công vị trí cho mỗi Trọng tài đích và thứ hạng cần xác định.
2.10.2 Sau mỗi đợt bơi Tổ trưởng trọng tài đích phải thu nhận phiếu biên bản đích của từng trọng tài đích, xác minh kết quả và thứ hạng rồi gởi thẳng cho Trọng tài điều hành.
2.10.3. Ở nơi có sử dụng thiết bị tự động để kiểm tra về đích, thì Tổ trưởng trọng tài đích phải báo cáo trình tự về đích do thiết bị đó ghi được sau đợt bơi.
2.11. Trọng tài đích.
2.11.1. Các trọng tài đích phải đứng ở vị trí cao trên đường thẳng của đích, nơi mà họ nhìn rõ được đường bơi và đường thẳng của đích vào mọi thời điểm, trừ khi họ điều khiển thiết bị tự động ở các đường bơi được chỉ định tương ứng bằng cách ấn nút bấm vào lúc hoàn thành cự ly bơi.
2.11.2. Sau mỗi đợt bơi, mỗi Trọng tài đích phải quyết định và báo cáo thứ hạng của VĐV trên các đường bơi đã được phân công. Trọng tài đích cũng như người điều khiển bấm nút không được hoạt động với tư cách là Trọng tài bấm giờ trong cùng một đợt bơi.
2.12. Trọng tài thư ký (ngoài các kỳ thế vận hội và các giải Vô địch thế giới)
2.12.1. Tổ trưởng thư ký có trách nhiệm kiểm tra kết quả từ vi tính in ra hoặc từ kết quả thời gian và thứ hạng của từng đợt bơi do Trọng tài điều hành giao cho. Tổ trưởngỉtọng tài thư ký phải chứng kiến chữ ký của Trọng tài điều hành vào bản ghi kết quả.
2.12.2. Các thư ký phải kiểm tra những người rút khỏi sau thi đấu hoặc trong chung kết, viết kết quả vào văn bản chính thức, kê ra những kỷ lục mới được lập, và tính điểm khi cần thiết.
2.13. Đưa ra quyết định của các Trọng tài.
2.13.1 Các trọng tài phải đưa ra Quyết định của mình một cách tự chủ và độc lập với nhau, tuy nhiên trừ những điều đã quy định trong Luật bơi.
Điều 3. Sắp xếp đường bơi các đợt đấu loại, bán kết và chung kết
Vị trí xuất phát trong tất cả các cuộc thi đấu tại Đại hội Olympic, Giải vô địch thế giới, Đại hội thể thao khu vực và các cuộc thi của FINA sẽ được sắp xếp như sau:
3.1. Các đợt đấu loại.
3.1.1. Thành tích thi đấu tốt nhất trong 12 tháng đăng ký trong mẫu đăng ký thi đấu Ban điều hành thi đấu thống kê theo thứ tự thành tích. VĐV không đăng ký thành tích được coi là VĐV có thành tích thấp nhất và sẽ được sắp xếp ở cuối danh sách. Đường bơi của VĐV có thành tích đăng ký giống nhau hoặc các VĐV không đăng ký thành tích, sẽ được được quyết định bằng việc bóc thăm. Các VĐV sẽ được sắp xếp đường bơi theo quy định tại Điều 3.1.2. dưới đây. Ở các đợt đấu loại giữa các VĐV đồng hạng thì VĐV sẽ được sắp xếp đường bơi theo cách sau:
3.1.1.1. Nếu có một đợt bơi đấu loại thì đợt bơi đó sẽ được sắp xếp như thi chung kết trong buổi bơi chung kết.
3.1.1.2. Nếu có hai đợt bơi đấu loại, thì VĐV có thành tích cao nhất sẽ được sắp xếp ở đợt bơi thứ hai, VĐV có thành tích cao tiếp theo sẽ được sắp xếp trong đợt bơi đầu, VĐV có thành tích cao tiếp theo – trong đợt bơi thứ hai, tiếp theo – trong đợt bơi thứ nhất …
3.1.1.3. Nếu có ba đợt bơi loại, VĐV có thành tích cao nhất được xếp trong đợt bơi thứ ba, VĐV có thành tích thứ nhì – trong đợt bơi thứ hai, thành tích thứ ba - đợt bơi thứ nhất. VĐV có thành tích thứ tư sẽ được xếp trong đợt bơi thứ ba, thành tích thứ năm – trong đợt bơi thứ hai, thành tích thứ sau – trong đợt bơi thứ nhất, thành tích thứ bảy – trong đợt bơi thứ ba v.v…
3.1.1.4. Nếu có bốn hoặc nhiều hơn bốn đợt bơi, thì ba đợt bơi đấu loại cuối cùng của một môn bơi sẽ phải sắp xếp theo điều luật 3.1.1.3 kể trên. Đợt bơi trước ba đợt bơi loại cuối cùng gồm những VĐV có thành tích bơi thấp hơn; đợt bơi trước bốn đợt bơi cuối cùng gồm những VĐV có thành tích thấp hơn nữa v.v… Đường bơi trong từng đợt bơi sẽ được sắp xếp theo trật tự thành tích đã khai, phù hợp với quy cách được nêu tại điều 3.1.2 Luật bơi.
3.1.1.5. Ngoại lệ: Khi có hai đợt bơi trở lên trong một cự ly, thì tối thiểu phải có ba VĐV được sắp xếp trong mỗi đợt bơi đấu loại, những lần xuất phát tiếp theo có thể giảm số lượng VĐV đấu loại xuống ít hơn hai người.
3.1.2. Trừ các nội dung 50 mét, sự phân bổ đường bơi phải theo nguyên tắc VĐV hoặc đội bơi có thành tích cao nhất được xếp ở đường bơi giữa của bể bơi có số đường bơi lẻ, hoặc ở đường bơi số 3 hoặc số 4 tương ứng ở bể bơi có 6 hoặc 8 đường bơi (đường bơi số 1 là đường bơi ở sát thành bên phải của bể bơi khi hướng nhìn bể bơi từ phí đầu xuất phát). VĐV có thành tích thấp hơn tiếp theo sẽ được xếp ở đường bơi bên trái của VĐV thứ nhất, cứ theo đó lần lượt sắp xếp các VĐV về phía đường bơi bên phải rồi bên trái theo thành tích đã ghi trong bản đăng ký. Những VĐV có thành tích ngang nhau sẽ được xếp vị trí đường bơi bằng cách rút thăm như đã nêu trên.
3.1.3. Khi thi đấu cự ly 50 mét thì theo sự xem xét cảu Ủy ban Điều hành, có thể bơi hoặc từ đầu xuất phát thông thường đến đầu quay vòng, hoặc từ đầu quay vòng đến đầu xuất phát, tùy thuộc vào các yếu tố như có sẵn thiết bị tự động thích hợp, vị trí phát lệnh, bảo đảm an toàn … Ủy ban Điều hành cần thông báo kỹ càng cho các VĐV về quyền quyết định của mình trước khi bắt đầu thi đấu. Không cần biết cuộc đua sẽ bắt đầu từ phía nào của bể bơi, các VĐV sẽ được sắp xếp trên chính đường bơi được phân bổ dù họ xuất phát hay về đích ở đầu xuất phát của bể bơi.
Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành QĐ số 1706/QĐ-UBTDT ngày 03 tháng 10 năm 2006 về việc ban hành luật bơi gồm 6 chương và 94 điều được áp dụng trong các cuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu quốc tế tại Việt Nam.
3.2. Thi bán kết và chung kết.
3.2.1. Trong các đợt bơi bán kết việc sắp xếp vị trí được ấn định như tại điều 3.1.1.2.
3.2.2. Khi không cần phải đấu loại, vị trí đường bơi sẽ được ấn định phù hợp với điều 3.1.2 nói trên. Khi đã tiến hành các đợt bơi đấu loại hoặc bán kết, vị trí các đường bơi sẽ được ấn định theo Điều 3.1.2. nhưng dựa vào thành tích vừa đạt được trong các đợt bơi đó.
3.2.3. Trường hợp các VĐV bơi trong cùng một đợt bơi, hoặc trong các đợt bơi khác nhau, mà đạt thành tích ngang nhau tới 1/100 giây, cùng giành hạng thứ tám hoặc thứ mười sáu, khi cần có lần bơi phụ để xác định VĐV được lọt vào chung kết thích hợp. Lần bơi phụ đó phải diễn ra sớm nhất là một giờ sau khi tất cả các VĐV có liên quan đã hòan thành đợt bơi dấu loại của mình. Một lần bơi phụ khác sẽ được tiến hành nếu lại ghi được những thành tích ngang nhau.
3.2.4. Khi có một số VĐV rút tên khỏi cuộc thi bán kết hoặc chung kết (chung kết A hoặc B), các VĐV khác sẽ được gọi thay thế căn cứ vào trình tự thành tích trong đấu loại. Đợt bơi hoặc các đợt đó phải được sắp xếp lại vị trí đường bơi và phải có biên bản bổ sung ghi rõ sự thay đổi hay thay thế như mô tả tại Điều 3.1.2.
3.3. Trong các cuộc thi đấu khác, có thể áp dụng phương pháp rút thăm để phân bổ vị trí đường bơi.
Điều 4. Xuất phát
4.1. Xuất phát trong thi đấu các kiểu bơi tự do, bơi ếch, bơi bướm, và bơi hỗn hợp cá nhân được thực hiện bằng động tác nhảy xuống nước. Khi có tiếng còi dài của Trọng tài điều hành (Điều 2.1.5), tất cả VĐV phải bước lên bục xuất phát. Khi có khẩu lệnh “chú ý” (“take your marks”) của trọng tài xuất phát, VĐV phải vào ngay tư thế xuất phát, ít nhất một bàn chân phải đặt ở mép trước của bục xuất phát. Tư thế của hai tay không liên quan đến điều này. Khi tẩt cả các VĐV đã đứng yên, trọng tài xuất phát sẽ phát lệnh.
4.2. Xuất phát trong bơi Ngửa và Tiếp sức hỗn hợp phải thực hiện ở dưới nước. Khi có tiếng còi dài của Trọng tài điều hành (điều 2.1.5), các VĐV phải nhanh chóng nhảy xuống nước. Khi có tiếng còi dài thứ hai của Trọng tài điều hành, thì VĐV phải khẩn trương quay lại để vào tư thế xuất phát (điều 6.1). Khi tất cả các VĐV đã ở tư thế xuất phát, Trọng tài xuất phát sẽ hô khẩu lệnh “Take you masks”. Khi tất cả các đấu thủ đã yên vị, Trọng tài xuất phát sẽ phát lệnh.
4.3. Tại Thế vận hội Olympic, Giải vô địch thế giới và các cuộc thi đấu của FINA, khẩu lệnh “chuẩn bị” được thể hiện bằng tiếng Anh “Take your marks” và lệnh xuất phát phải được thể hiện qua loa phóng thanh gắn trên mỗi bục xuất phát.
4.4. Bất kỳ VĐV nào xuất phát trước tín hiệu xuất phát thì sẽ bị loại. Nếu tín hiệu xuất phát được phát ra trước khi có VĐV phạm quy thì cuộc thi đấu vẫn được tiếp tục và 1 hoặc nhiều VĐV phạm quy sẽ bị laọi ngay sau khi đợt bơi kết thúc. Nếu việc phạm quy được phát hiện trước khi có tín hiệu xuất phát thì sẽ không phát tín hiệu xuất phát nữa nhưng các VĐV còn lại sẽ được trọng tài xuất phát gọi quay trở lại nhắc nhở về hình phạt và cho xuất phát lại
Điều 5. Bơi tự do
5.1. Bơi Tự do có nghĩa là trong thi đấu nội dung này VĐV có thể bơi bất kỳ kiểu gì. Trừ trường hợp trong môn bơi hỗn hợp cá nhân hoặc tiếp sức hỗn hợp, bơi Tự do có nghĩa là tất cả các kiểu bơi khác với bơi Ngửa, bơi Ếch, bơi Bướm.
5.2. Một bộ phận nào đó của cơ thể VĐV phải chạm vào thành bể mỗi lần bơi hết chiều dài bể bơi và khi về đích.
5.3. Một bộ phận nào đó của cơ thể VĐV phải nhô trên mặt nước trong suốt cự ly bơi, trừ lúc quay vòng và sau xuất phát VĐV được phép hòan toàn chìm trong nước ở khoảng cách 15 mét sau xuất phát và sau mỗi lần quay vòng. Sau giới hạn đó, đầu của VĐV phải nhô trên mặt nước.
Điều 6. Bơi Ngửa
6.1. Trước khi có hiệu lệnh xuất phát, VĐV sẽ sếp hàng thành dưới mặt nước mặt nhìn vào bục xuẩt phát, hai tay bám vào tay nắm xuất phát. Cấm không được để chân lên máng tràn hoặc móc các ngón chân vào mép máng tràn. (Bàn chân có thể trên hoặc dưới mép nước)
6.2. Khi có tín hiệu xuất phát và sau khi quay vòng VĐV phải đạp ra và bơi ở tư thế nằm ngửa trên suốt đường bơi, trừ lúc thực hiện quay vòng như đã nêu ở điều 6.4. của Luật bơi. Tư thế nằm ngửa bình thường trong bơi ngửa có thể bao gồm động tác vặn người mạnh, nhưng không được tới mức 90° so với mặt phẳng nằm ngang. Tư thế của đầu không liên quan đến điều vừa nói.
6.3. Trong suốt quá trình bơi một phần cơ thể VĐV phải nhô trên mặt nước. Trong khi quay vòng và sau khi xuất phát VĐV được phép chìm hoàn toàn trong nước quá 15m. Tại điểm đó đầu VĐV phải nhô lên mặt nước.
6.4. Khi VĐV thực hiện động tác quay vòng thì bắt buộc một phần cơ thể VĐV phải chạm vào thành bể. Trong khi quay vòng hai vai có thể quay qua chiều thẳng đứng chuyển vào tư thế sấp, sau đó có thể dùng một tay quạt liên tục hoặc hai tay quạt đồng thời liên tục để bắt đầu quay vòng. Khi đạp ra khỏi thành bể VĐV phải trở lại tư thế ngửa.
6.5. Khi về đích VĐV phải chạm vào thành bể khi ở tư thế nằm ngửa.
Điều 7. Bơi Ếch
7.1. Từ lúc bắt đầu động tác tay đầu tiên sau xuất phát và sau mỗi lần quay vòng cơ thể phải giữ ở tư thế ếch. Không được phép xoay người sang tư thế ngửa ở bất kỳ lúc nào. Trong suốt quá trình bơi chu kỳ bơi bắt buộc phải tuân theo quy luật một động tác tay và một động tác chân.
7.2. Tất cả các cử động của hai tay phải đồng thời và trên cùng một mặt phẳng ngang, không được phép làm các cử động luân phiên nhau.
7.3. Hai bàn tay phải cùng đưa từ ngực về phía trước ở ngang, ở dưới hoặc ở trên mặt nước. Hai khuỷu tay phải ở dưới mặt nước, trừ động tác cuối cùng trước khi quay vòng, trong khi quay vòng và động tác cuối cùng trước khi về đích. Hai tay phải quạt về sau ở ngang hoặc dưới bề mặt của nước. Hai bàn tay không được quạt ra sau quá đường trục ngang của hông ngoại trừ động tác thứ nhất sau xuất phát và sau mỗi lần quay vòng.
7.4. Khi hoàn thành mỗi chu kỳ bơi, một phần đầu của VĐV phải nhô lên mặt nước. Sau khi xuất phátvà mỗi lần quay vòng VĐV phải được phép thực hiện một động tác tay kéo dài ra sau và một động tác chân. Đầu phải nổi lên mặt trước hai tay hướng vào phía trong, tại thời điểm hai tay mởi rộng nhất để quạt nước lần thứ hai. Trong khi cơ thể còn chìm hoàn toàn trong nước VĐV được thực hiện một động tác chân bướm đơn (hướng từ trên xuống dưới) trên khi thực hiên động tác chân ếch. Tiếp sau đó,tất cả các chuyển động của hai chân phải đồng thời và cùng trên mặt phẳng nằm ngang không có chuyển động luân phiên.
7.5. Trong lúc động tác chân đang ở phần đẩy thì phần chân phải xoay ra ngoài. Không được phép thực hiện động tác chân cắt kéo, vẩy chân hoặc chân bướm đơn trừ trường hợp đã được quy định tại Điều 7.4. Được phép nhô chân lên mặt nướctrừ trường hợp sau đó là một động tác chân bướm đơn.
7.6. Tại mỗi lần quay vòng và trong lúc về đích, hai bàn tay phải đồng thời chạm thành bởi trên, dưới, hoặc ngang mặt nước. Đầu có thể ngụp dưới nước sau động tác quạt tay cuối cùng khi chạm thành bể, miễn là đầu có nhô trên mặt nước tại một thời điểm nào đó có chu kỳ động tác hòan chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh cuối cùng trước khi chạm tay thành bể.
Điều 8. Bơi Bướm.
8.1. Từ lúc bắt đầu động tác quạt tay thứ nhất sau xuất phát và sau mỗi lần quay vòng, cơ thể của VĐV phải giữ ở tư thế sấp. Được phép đạp chân sang hai bên ở dưới mặt nước. Không được phép xoay người sang tư thế ngửa ở bất kỳ trường hợp nào.
8.2. Hai cánh tay phải cùng vung ra trước ở phía trên mặt nước và quạt về sau đồng thời theo quy định tại Điều 8.5
8.3. Tất cả các chuyển động lên xuống của chân phải đồng thời. Hai cẳng chân hoặc hai bàn chân không bắt buộc phải song song nhưng không được phép có chuyển động luân phiên .Không được phép có chuyển động chân ếch..
8.4. Tại mỗi lần quay vòng và lúc về đích hai tay phải đồng thời chạm thành bể ở trên hoặc ở dưới mặt nước.
8.5. Lúc xuất phát và quay vòng VĐV được phép thực hiện một hoặc nhiều động tác đập chân và một động tác quạt tay dưới mặt nước để đưa người nhô lên mặt nước. VĐV được phép chìm hoàn toàn dưới nước trong khoảng cách không quá 15 mét sau xuất phát và sau mỗi lần quay vòng. Đến giới hạn này, đầu của VĐV phải nhô lên mặt nước cho đến lúc quay vòng tiếp theo hoặc về đích.
Điều 9. Bơi Hỗn hợp.
9.1. Trong các lội dung bơi Hỗn hợp cá nhân VĐV phải bơi bốn kiểu bơi theo trình tự sau đây: bướm, ngửa, ếch và tự do.
9.2. Trong nội dung bơi tiếp sức hỗn hợp, VĐV phải bơi bốn kiểu theo trình tự sau đây: ngửa, ếch, bướm, tự do.
9.3. Về đích trong mỗi phần bơi tiếp sức phải thực hiện đúng điều luật áp dụng cho mỗi kiểu bơi tương ứng.
Điều 10. Bơi trên đường bơi.
10.1. VĐV phải bơi một mình vượt qua toàn bộ đoạn đường bơi mới được coi là đã bơi hết cự ly thi đấu.
10.2. VĐV phải về đích trên cùng đường bơi mà mình đã xuất phát.
10.3. Trong tất cả các nội dung thi, khi quay vòng VĐV phải chạm hợp lệ vào thành bể bơi. Động tác quay vòng phải được thực hiện từ thành bể không được bước hoặc đạp từ đáy bể bơi.
10.4. VĐV đứng xuống đáy bể bơi trong khi thi bơi tự do hoặc trong đoạn bơi tự do của nội dung bơi hỗn hợp sẽ không bị loại nhưng không được bước đi dưới đáy bể.
10.5. Không được phép bám và kéo dây phao bơi.
10.6. VĐV gây trở ngại cho VĐV khác bằng cách bơi sang đường bơi khác hoặc bằng hành vi cản trở khác sẽ bị loại. Nếu đó là lỗi cố ý thì Trọng tài điều hành phải báo sự việc đó cho Liên đoàn thành viên đăng cai tổ chức cuộc thi và Liên đoàn thành viên của VĐV vi phạm.
10.7. Không VĐV nào được phép sử dụng hoặc mang bất kỳ dụng cụ nào có thể hỗ trợ cho tốc độ, độ nổi hoặc sức bền trong lúc thi đấu (như áo nổi, bao tay, màng bơi, chân vịt…). Có thể đeo kính bơi.
10.8. VĐV nào không đăng ký tham gia đợt bơi mà nhảy xuống bể bơi trong lúc đang diễn ra cuộc thi đấu, trước khi tất cả các VĐV hoàn thành cự li thì sẽ bị loại khỏi lần bơi sắp tới có trong chương trình cuộc thi.
10.9. Mỗi đội bơi tiếp sức phải có bốn VĐV.
10.10. Trong cự ly tiếp sức, đội nào có VĐV xuất phát trước khi VĐV ở dưới nước về đích thì đội đó sẽ bị loại.
10.11. Một đội tiếp sức sẽ bị loại nếu một thành viên của đội hoặc một thành viên của đội không tham dự thi đấu ở nội dung đó nhảy xuống nước khi cuộc thi đấu đang tiến hành, trước khi tất cả VĐV của các đội chưa kết thúc cự li thi đấu
10.12. Các thành viên của đội tiếp sức và trình tự thi đấu của họ phải được đăng kỹ trước cuộc thi. Mỗi thành viên của đội tiếp sức chỉ được bơi một lần trong một nội dung. Thành phần của đội tiếp sức có thể được thay đổi trong khoảng giữa thi đấu loại và thi chung kết với điều kiện là chỉ được thay đổi trong số danh sách VĐV mà Liên đoàn thành viên đã đăng ký chính thức cho nội dung này. Bơi sai thứ tự danh sách VĐV đã đăng ký thì sẽ bị loại. Chỉ được thay thế VĐV trong trường hợp khẩn cấp có chứng nhận của bác sỹ.
10.13. Các VĐV đã về đích hoặc hoàn thành đoạn cự li của mình trong bơi tiếp sức phải nhanh chóng rời khỏi bể bơi, không gây trở ngại cho các VĐV khác còn chưa kết thúc thi đấu. Nếu không, VĐV mắc lỗi hoặc đội tiếp sức của VĐV này sẽ bị loại.
10.14. Nếu có sự vi phạm gây tác hại đến thành tích của một VĐV thì Trọng tài điều hành có quyền cho phép VĐV này thi đấu ở đợt bơi tiếp sau đó hoặc nếu vi phạm xẩy ra ở chung kết hoặc trong đợt bơi loại cuối cùng thì có thể cho VĐV này bơi lại.
10.15. Không cho phép sử dụng vật dẫn tốc độ, cũng như các thiết bị và cách thức có tác dụng dẫn tốc độ bơi.
Điều 11. Tính giờ
11.1. Việc điều hành thiết bị bấm giờ tự động phải có sự giám sát của các trọng tài được chỉ định. Thời gian mà các thiết bị đó ghi sẽ được sử dụng để xác định người về nhất, tất cả thứ hạng và thời gian ứng với mỗi đường bơi. Các thứ hạng và thời gian được xác định đó sẽ có giá trị cao hơn những quyết định của các trọng tài và từng trọng tài bấm giờ. Trong trường hợp thiết bị tự động bị hư hỏng, hoặc có bằng chứng rõ ràng về sự hỏng hóc của thiết bị hoặc VĐV đã không tác động cho thiết bị hoạt động được thì quyết định của trọng tài đích và trọng tài bấm giờ sẽ được coi là chính thức (xem điều 13.3)
11.2. Khi có sử dụng thiết bị tự động thì thành tích sẽ chỉ được ghi đến 1/100 giây. Khi có thể bấm giờ được 1/1000 giây thì con số thứ ba không cần ghi hoặc sử dụng để xác định thời gian hoặc thứ hạng. Trong trường hợp thời gian bằng nhau thì tất cả các VĐV có thời gian ghi được như nhau đến 1/100 giây sẽ được xếp ở cùng một thứ hạng. Thời gian trên bảng số điện tử chỉ thể hiện đến 1/100 giây.
11.3. Mọi dụng cụ đo thời gian do trọng tài bấm tay đều được coi là đồng hồ. Thời gian đo bằng cách thủ công đó phải do ba trọng tài bấm giờ được chỉ định hoặc được Liên đoàn của nước liên quan tán thành. Tất cả đồng hồ bấm giờ đều phải được chứng nhận là chính xác phù hợp với yêu cầu của cơ quan liên quan. Bấm giờ tay sẽ ghi tới 1/100 giây. Nơi nào không sử dụng thiết bị tính giờ tự động, thời gian ghi được bằng đồng hồ bấm tay sẽ được xác định như sau:
11.3.1. Nếu hai trong ba đồng hồ ghi được một thời gian như nhau và đồng hồ thứ ba không giống như vậy, thì hai thời gian giống nhau đó sẽ là thời gian chính thức.
11.3.2. Nếu cả ba đồng hồ đều khác nhau, thì đồng hồ ghi được thời gian ở giữa sẽ là thời gian chính thức.
11.3.3. Nếu chỉ có hai đồng hồ bấm giờ thì thành tích chính thức sẽ được tính bằng trung bình cộng của hai đồng hồ.
11.4. Nếu một VĐV bị loại trong hoặc sau cuộc thi, thì việc loại đó phải được ghi vào bảng kết quả thi đấu chính thức, nhưng không phải ghi hoặc công bố thời gian hoặc thứ hạng.
11.5. Trong trường hợp bơi tiếp sức bị loại, thì thời gian các đoạn bơi hợp lệ trước khi phạm quy của lần bơi tiếp sức bị loại đó sẽ được ghi vào bảng kết quả thi đấu chính thức.
11.6. Thành tích tất cả các đoạn 50 mét và 100 mét của người bơi đầu tiên trong từng nội dung tiếp sức đều được ghi lại và công bố trong bảng kết quả chính thức.
Điều 12. Kỷ lục thế giới.
12.1. Các kỷ lục thế giới trong bể bơi 50 mét được công nhận đối với từng cự li và các kiểu bơi sau đây cho cả nam và nữ:
Tự do 50m, 100m, 200m, 400m, 800m, 1500m
Ngửa 50m, 100m, 200m
Ếch 50m, 100m, 200m
Bướm 50m, 100m, 200m
Hỗn hợp cá nhân 200m, 400m
Tiếp sức
Tự do 4 x 100m, 4 x 200m
Hỗn hợp 4 x 100m
12.2. Các kỷ lục thế giới trong bể bơi 25 mét được công nhận đối với từng cự ly và kiểu bơi sau đây cho cả nam và nữ:
Tự do 50m, 100m, 200m, 400m, 800m, 1500m
Ngửa 50m, 100m, 200m
Ếch 50m, 100m, 200m
Bướm 50m, 100m, 200m
Hỗn hợp cá nhân 100m, 200m, 400m
Tiếp sức
Tự do 4 x 100m, 4 x 200m
Hỗn hợp 4 x 100m
12.3. Thành viên của đội tiếp sức phải là những người ở cùng một đơn vị.
12.4. Các kỷ lục phải được thực hiện trong các cuộc thi đấu có nhiều VĐV hoặc trong cuộc thi để phá kỷ lục được tiến hành công khai và công bố rộng rãi bằng thông báo chậm nhất là bảy ngày trước khi tiến hành cuộc thi. Trong cuộc thi phá kỷ lục được Liên đoàn thành viên chấp thuận như một cuộc kiểm tra thành tích tại một cuộc thi đấu, thì việc thông báo trước sẽ không cần thiết.
12.5.1 Chiều dài của mỗi đường bơi trong bể bơi phải được xác nhận của nhân viên trắc địa hoặc của một nhân viên có nghiệp vụ được Liên đoàn thành viên của quốc gia sở tại chỉ định, hoặc chấp thuận.
12.5.2. Nếu bể bơi có sử dụng vách ngăn di động thì việc đo chiều dài của mỗi đường bơi sẽ được thực hiện sau khi kết thúc mỗi buổi thi đấu để xác lập kỷ lục đó.
12.6. Các kỷ lục thế giới chỉ được công nhận khi thời gian được ghi nhận bằng thiết bị tính giờ tự động, hoặc bằng các thiết bị bán tự động trong trường hợp thiết bị tự động bị hỏng hóc.
12.7. Nếu thời gian bằng nhau đến 1/100 giây sẽ được công nhận như các kỷ lục ngang nhau và VĐV đạt được thời gian ngang mức đó sẽ được gọi là “Người cùng giữ kỷ lục”. Chỉ thời gian của VĐV thắng trong nội dung thi đấu mới có thể đệ trình để công nhận kỷ lục thế giới.
12.8. VĐV bơi đoạn cự li đầu tiên trong tiếp sức có thể làm thủ tục để được công nhận kỷ lục thế giới. Nếu VĐV bơi đầu tiên trong tiếp sức hoàn thành đoạn bơi của mình với thời gian kỷ lục phù hợp với các điều luật của kiểu bơi đó thì thành tích bơi của VĐV này sẽ không bị xóa bỏ do bất kỳ sự vi phạm nào làm cho đội tiếp sức bị loại xảy ra sau khi VĐV đó hoàn thành đoạn bơi.
12.9. Trong nội dung thi cá nhân, VĐV có thể đăng ký công nhận kỷ lục thế giới ở đoạn bơi trung gian nếu VĐV đó hoặc huấn luyện viên hoặc lãnh đạo của VĐV đó yêu cầu riêng đối với trọng tài bấm giờ đặc biệt cho VĐV đó, hoặc thời gian bơi ở đoạn bơi trung gian được ghi bằng thiết bị tự động. VĐV đó phải hoàn thành đoạn bơi đã quy định của cự li thì mới được công nhận kỷ lục ở đoạn bơi trung gian.
12.10. Tờ khai để công nhận kỷ lục thế giới phải do người có trách nhiệm của ban tổ chức hoặc ban điều hành cuộc thi làm theo mẫu chính thức của FINA và có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của Liên đoàn có VĐV lập lỷ lục và nêu rõ đã tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật bao gồm cả chứng nhận đã kiểm tra Doping âm tính (theo quy định tại điều 5.3.2 của Luật chống Doping). Tờ khai phải được gửi cho Tổng thư ký của FINA trong vòng 14 ngày sau cuộc thi.
12.11. Khiếu nại đối với kỷ lục thế giới phải kịp thời thông báo bằng điện tín hoặc telex hoặc fax cho Tổng thư ký của FINA trong vòng 7 ngày sau cuộc thi.
12.12. Liên đoàn thành viên của quốc gia có VĐV lập kỷ lục cần báo cáo về kỷ lục đó bằng văn bản cho Tổng thư ký FINA để thông tin và tác động, nếu cần và bảo đảm rằng sự kê khai chính thức đó đã được tổ chức có thẩm quyền đệ trình đúng qui định.
12.13. Khi nhận được tờ khai chính thức và sau khi công nhận những thông tin trong tờ khai là đúng, Tổng thư ký của FINA sẽ tuyên bố kỷ lục thế giới mới đó, coi đó là sự công bố và các giấy chứng nhận sẽ được chuyển đến cho những người có tờ khai đã được chấp nhận.
12.14. Tất cả các kỷ lục được lập trong Thế vận hội Olympic, Giải vô địch thế giới và Cúp thế giới đương nhiên được công nhận một cách tự động.
12.15. Nếu các thủ tục ở điều 12.10 không được thực hiện, Liên đoàn thành viên của quốc gia có VĐV lập lỷ lục có thể kê khai để công nhận kỷ lục thế giới sau cuộc thi. Sau khi kiểm tra đầy đủ, Tổng thư ký của FINA có quyền chấp nhận kỷ lục nếu thấy yêu cầu đó là đúng đắn.
12.16. Nếu tờ khai xin công nhận kỷ lục thế giới đã được FINA chấp nhận thì Tổng thư ký sẽ gửi bằng chứng nhận có chữ ký của Chủ tịch và Tổng thư ký FINA cho Liên đoàn quốc gia có VĐV lập kỷ lục để gửi đến cho VĐV này công nhận thành tích của họ. Tấm bằng kỷ lục thế giới thứ năm sẽ được cấp cho tất cả các thành viên của đội tiếp sức đã lập kỷ lục thế giới. Tấm bằng này sẽ do Liên đoàn thành viên cất giữ.
TỜ KHAI KỶ LỤC THẾ GIỚi
1. Kiểu bơi (Tự do, Ngửa, Bướm, Ếch)
2. Cự li bơi
3. Chiều dài bể bơi 25 mét, 50 mét
4. Tên và quốc tịch của đấu thủ
5. Tên của đội bơi tiếp sức theo thứ tự bơi:
1
2
3
4
6. Ngày thi đấu
7. Thời gian (thành tích)
8. Hãng sản xuất thiết bị điện tử
9. Thành phố diễn ra cuộc thi và tên bể bơi
10. Tên Liên đoàn xác nhận tờ khai này
11. Bể bơi có được người có bằng cấp đo không? (tên người đó)
12. Nước có đứng yên không?
13. Thi đấu tại bể bơi trong nhà hay ngoài trời?
14. VĐV đã nộp phiếu kiểm tra Doping trong vòng 24 giờ sau khi thi đấu chưa?
15. Theo tôi đã đáp ứng mọi Điều luật của FINA
Tên của Trọng tài điều hành
Chữ ký của Tổng trọng tài
Lưu ý: Để tờ khai nào được chấp thuận yêu cầu phải gửi kèm theo bản chứng nhận đã kiểm tra Doping (theo quy định tại Điều 12.10 và Điều 5.3.2 của Luật chống Doping).
Điều 13. Thủ tục xác định thứ hạng và vai trò của thiết bị tính giờ tự động
13.1. Khi có sử dụng thiết bị tự động trong các cuộc thi đấu thì thứ hạng, thành tích và sự giám sát chạm - rời thành bể trong tiếp sức do các thiết bị đó xác định sẽ được coi là có giá trị hơn so với các kết quả của trọng tài bấm giờ.
13.2. Khi thiết bị tính giờ tự động không ghi lại được thành tích và thứ tự về đích của một hay nhiều VĐV thì cách tính như sau:
13.2.1. Ghi lại thành tích và thứ hạng có giá trị của thiết bị tính giờ tự động.
13.2.2. Ghi thành tích và thứ hạng do trọng tài thực hiện.
13.2.3. Thứ hạng chính thức sẽ được quyết định như sau:
13.2.3.1. VĐV có thời gian và thứ hạng do thiết bị tự động ghi được phải có quan hệ về thứ hạng khi so sánh với những VĐV khác có thời gian và thứ hạng do thiết bị tự động ghi được trong đợy bơi đó.
13.2.3.2. VĐV không có thứ hạng do thiết bị tự động ghi được sẽ được xác định quan hệ thứ hạng bằng cách so sánh thời gian của VĐV đó với thời gian của các VĐV khác do thiết bị tự động khác đã ghi được.
13.2.3.3. VĐV không có cả thời gian và thứ hạng do thiết bị tự động ghi được sẽ được xác định quan hệ thứ hạng theo thời gian do thiết bị bán tự động hoặc ba đồng hồ ghi được.
13.3. Thành tích chính thức sẽ được tính như sau:
13.3.1. Tất cả các VĐV có thời gian do thiết bị tự động ghi được thì đó là thời gian chính thức.
13.3.2. Thời gian chính thức đối với tất cả những VĐV không có thời gian dio thiết bị tự động ghi được sẽ là thời gian do ba đồng hồ bấm tay hoặc thiết bị bán tự động xác định, chứng nào chúng không mâu thuẫn với thứ tự về đích chính thức.
13.4. Để xác định thứ hạng về đích đối với các đợt đấu loại của một cự li được xác định như sau:
13.4.1. Quan hệ thứ hạng của tất cả những VĐV sẽ được xác định bằng cách so sánh thời gian chính thức của họ.
13.4.2. Nếu một VĐV có thời gian chính thức ngang bằng với thời gian chính thức của một hoặc một số VĐV, thì tất cả những VĐV có cùng thời gian như thế sẽ được xếp bằng nhau trong quan hệ thứ tự về đích của nội dung thi đó.
Điều 14. Luật phân nhóm tuổi trong môn bơi
Các Liên đoàn có thể áp dụng phân nhóm tuổi riêng của mình khi sử dụng các điều luật kỹ thuật của FINA.
Chương IV.
BƠI TRÊN MẶT NƯỚC TỰ NHIÊN
Tất cả các Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, các cuộc thi đấu của FINA phải được điều hành bởi các điều luật của FINA kèm theo những điều ngoại lệ và bổ sung sau đây:
Điều 1. Định nghĩa
1.1. Bơi trên mặt nước tự nhiên là các cuộc thi bơi được tiến hành ở những nơi có mặt nước tự nhiên như sông, hồ, biển.
1.1.1. Bơi đường dài là các cuộc thi bơi trên mặt nước tự nhiên với khoảng cách tối đa 10 km.
1.1.2. Bơi Marathon là các cuộc bơi trên mặt nước tự nhiên với khoảng cách trên 10 km.
1.2. Giới hạn độ tuổi cho các cuộc thi đấu bơi trên mặt nước tự nhiên của FINA là ít nhất 14 tuổi.
Điều 2. Các trọng tài
Tại các cuộc thi bơi trên mặt nước tự nhiên cần phải chỉ định các trọng tài như sau:
- 1 Trọng tài điều hành.
- Các trợ lý trọng tài điều hành.
- Tổ trưởng trọng tài bấm giờ và 3 trọng tài bấm giờ.
- Tổ trưởng trọng tài kỹ thuật và hai – trọng tài kỹ thuật.
- Các nhân viên cứu hộ.
- Các nhân viên y tế.
- Các nhân viên đường bơi.
- Trọng tài sắp xếp gọi tên.
- Trọng tài đường bơi (mỗi VĐV có 1 trọng tài) ngoại trừ các cự ly 10 km trở xuống.
- Các trọng tài quay vòng (một cho mỗi chỗ đổi hướng đường bơi).
- Trọng tài xuất phát.
- Phát thanh.
- Thư ký.
Điều 3. Nhiệm vụ của các trọng tài
Trọng tài điều hành:
3.1. Trọng tài điều hành có toàn quyền kiểm tra và điều hành đối với các trọng tài khác, phê chuẩn sự phân công nhiệm vụ và hướng dẫn lưu ý đến những đặc điểm riêng hoặc các quy định liên qua đến cuộc thi. Trọng tài điều hành phải áp dụng tất cả các điều luật và những quy định của FINA cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến diễn biến thực tế của cuộc thi mà không được quy định trong các điều luật.
3.2. Có quyền can thiệp vào cuộc thi ở bất kỳ giai đoạn nào để đảm bảo các quy định của FINA được tuân thủ.
3.3. Xem xét mọi khiếu nại có liên quan đến cuộc thi đang diễn ra.
3.4. Đưa ra quyết định trong trường hợp các quyết định cuả trọng tài và thời gian ghi nhận không ăn khớp với nhau.
3.5. Giơ cao cờ và thổi một hồi còi ngắn để báo hiệu cho các VĐV sắp sửa có lệnh xuất phát và khi thấy vừa ý thì chỉ cờ về phía trọng tài xuất phát để báo hiệu là cuộc thi có thể bắt đầu.
3.6. Loại những VĐV vi phạm luật do bản thân Trọng tài điều hành quan sát được hoặc do các trọng tài có thẩm quyền báo cáo.
Trợ lý trọng tài điều hành:
3.7. Đảm bảo rằng tất cả các trọng tài cần thiết cho việc tiến hành cuộc thi đấu có mặt ở đúng vị trí làm nhiệm vụ của họ. Có thể chỉ định người thay thế cho các trọng tài vắng mặt, không làm được việc hoặc làm việc không hiệu quả. Có thể chỉ định các trọng tài bổ sung nếu thấy cần thiết.
3.8. Tiếp nhận tất cả những báo cáo của trọng tài sắp xếp gọi tên, trọng tài đường bơi và nhân viên cứu hộ trước khi cuộc thi bắt đầu và thông báo cho Trọng tài điều hành về nội dung của những báo cáo đó trước giờ xuất phát đã định 15 phút.
3.9. Sắp xếp trọng tài trên đường bơi và giao họ xuống các thuyền tương ứng.
Trọng tài xuất phát:
3.10. Đứng ở vị trí sao cho mọi VĐV có thể nhìn rõ.
3.11. Khi có báo hiệu của Trọng tài điều hành, giơ thẳng đứng cờ có màu sắc dễ nhận biết.
3.12. Phất cờ thẳng từ trên xuống, đồng thời phát một tín hiệu to và dứt khoát.
Tổ trưởng trọng tài bấm giờ:
3.13. Chỉ định ít nhất ba trọng tài bấm giờ tại nơi xuất phát và về đích.
3.14. Đảm bảo tiến hành kiểm tra đồng hồ để tất cả các trọng tài bấm giờ có thể so đồng bộ đồng hồ của mình với đồng hồ chính thức trước lúc xuất phát 15 phút.
3.15. Thu nhận các phiếu ghi thời gian bấm được của mỗi trọng tài bấm giờ và nếu cần thì kiểm tra đồng hồ của họ.
3.16. Ghi hoặc soát xét thời gian chính thức trên phiếu của mỗi VĐV.
Trọng tài bấm giờ:
3.17. Bấm giờ của VĐV đã được chỉ định. Các đồng hồ bấm giờ phải có hệ thống nhớ và có khả năng in ra kết quả đồng thời phải được ban điều hành cuộc thi xác nhận là chính xác.
3.18. Bấm giờ cho đồng hồ chạy khi có tín hiệu xuất phát và chỉ dừng đồng hồ khi có chỉ dẫn của tổ trưởng trọng tài bấm giờ.
3.19. Ngay sau khi ghi thời gian và số liệu của VĐV vào phiếu, phải chuyển phiếu đó cho tổ trưởng trọng tài bấm giờ.
Lưu ý: Khi có sử dụng thiết bị tính giờ tự động thì vẫn sử dụng cả cách bấm giờ bằng đồng hồ tay như thế.
Tổ trưởng trọng tài kỹ thuật
3.20. Phân công vị trí cho mỗi trọng tài kỹ thuật.
3.21. Sau cuộc thi đấu thu nhận các phiếu ghi kết quả của mỗi giám sát và lập bản kết quả và thứ hạng gửi thẳng cho Trọng tài điều hành.
Trọng tài đích (ba người, trong đó một người là Tổ trưởng).
3.22. Được bố trí trên đường thẳng của đích nơi có thể nhìn thấy rõ đích vào mọi thời điểm.
3.23. Ghi thứ hạng của VĐV sau mỗi đợt về đích theo sự phân công đã xác định.
Ghi chú: Các trọng tài đích không được làm nhiệm vụ của trọng tài bấm giờ trong cùng một cuộc thi.
Trọng tài kỹ thuật
3.24. Được bố trí trên thuyền đi kèm, do sự chỉ định ngẫu nhiên ngay trước lúc xuất phát, để có thể giám sát VĐV được phân công vào mọi thời điểm.
3.25. Bảo đảm cho luật thi đấu luôn luôn được tuân thủ, mọi sự vi phạm đều được ghi vào viên bản và báo cáo cho Trọng tài điều hành vào thời điểm sớm nhất.
3.26. Có quyền ra lệnh cho VĐV lên khỏi mặt nước khi đã quá thời gian giới hạn như Trọng tài điều hành quy định.
3.27. Đảm bảo rằng VĐV được chỉ định giám sát không tạo lợi thế bằng cách gian lận hoặc gây cản trở cho các VĐV khác và nếu tình huống đòi hỏi phải hướng dẫn cho VĐV duy trì khoảng cách rõ ràng với VĐV khác.
Trọng tài quay vòng
3.28. Được bố trí để có thể bảo đảm cho tất cả các VĐV thay đổi hướng bơi theo chỉ báo trong những tài liệu thông tin về cuộc thi và như đã công bố tóm tắt trước khi xuất phát.
3.29. Ghi lại mọi sự vi phạm về cách quay vòng vào biên bản đã được phát và thổi còi báo hiệu về sự vi phạm đó cho trọng tài giám sát VĐV vào lúc vi phạm xảy ra.
3.30. Ngay sau cuộc thi kết thúc cuộc thi, chuyển phiếu ghi có chữ ký cho Tổ trưởng trọng tài giám sát.
Nhân viên cứu hộ:
3.31. Có trách nhiệm an toàn đối với Trọng tài điều hành về mọi mặt có liên quan đến việc tiến hành cuộc thi.
3.32. Kiểm tra và bảo đảm rằng toàn bộ đường đua, đặc biệt là khu vực xuất phát và về đích là an toàn, thuận tiện và không có chướng ngại vật nào.
3.33. Chịu trách nhiệm bảo đảm có sẵn thuyền đủ sức an toàn trong khi thi đấu để hỗ trợ an toàn ngược lại cho các thuyền hộ tống.
3.34. Trước cuộc thi đấu phải thông báo cho các VĐV biểu đồ thủy triều, dòng chảy, có chỉ rõ thời gian thay đổi của thủy triều trên đường bơi và tác động của thủy triều hoặc dòng chảy với tiến trình thi đấu của VĐV dọc theo đường bơi.
3.35. Kết hợp với nhân viên y tế để kiến nghị hoặc đề xuất với Trọng tài điều hành việc thay đổi đường bơi hoặc cách thức tiến hành thi đấu nếu cho rằng các điều kiện không thích hợp cho việc tổ chức thi đấu.
Nhân viên y tế
3.36. Chịu trách nhiệm trước Trọng tài điều hành về mọi vấn đề y tế liên quan đến cuộc thi và các VĐV.
3.37. Thông báo cho các cơ sở y tế địa phương về nhu cầu tất yếu của cuộc thi và bảo đảm rằng mọi nạn nhân có thể được đưa đến các cơ sở y tế vào thời điểm sớm nhất.
3.38. Kết hợp với nhân viên cứu hộ để kiến nghị hoặc đề xuất với Trọng tài điều hành việc thay đổi đường bơi hoặc cách thức tiến hành thi đấu nếu cho rằng các điều kiện không thích hợp cho việc tổ chức thi đấu.
Nhân viên đường bơi
3.39. Có trách nhiệm đối với Ủy ban Điều hành cuộc thi về việc trắc lượng chính xác đường bơi.
3.40. Đảm bảo đánh dấu làm mốc chính xác các khu vực xuất phát, về đích, bảo đảm mọi thiết bị được lắp đặt đúng và sẵn sàng hoạt động khi cần đến.
3.41. Đảm bảo cho tất cả những nơi thay đổi hướng của đường bơi đều được đánh dấu chính xác và có người trông giữ trước khi cuộc thi bắt đầu.
3.42. Cùng với Trọng tài điều hành và nhân viên cứu hộ kiểm tra đường bơi và dấu mốc trước khi cuộc thi bắt đầu.
3.43. Bảo đảm trước khi xuất phát các trọng tài vòng ngoặt đã ở vị trí của mình và thông báo điều đó cho trợ lý trọng tài điều hành.
Trọng tài sắp xếp gọi tên
3.44. Tập hợp và chuẩn bị cho VĐV trước mỗi lần thi đấu và bảo đảm có sẵn các phương tiện tiếp nhận thích hợp cho tất cả các VĐV tại nơi về đích.
3.45. Đảm bảo tất cả VĐV đều có số đeo để có thể nhận biết chính xác và yêu cầu móng tay móng chân của họ đều được cắt ngắn sạch sẽ đồng thời không mang trang sức bao gồm cả đồng hồ.
3.46. Đảm bảo sự có mặt của tất cả VĐV tại địa điểm gọi tên vào thời điểm cần thiết trước khi xuất phát.
3.47. Thông báo cho VĐV và các trọng tài thời gian còn lại trước khi xuất phát với những khoảng cách thích hợp cho đến khi còn năm phút cuối cùng thì phải báo hiệu mỗi phút một lần.
3.48. Có trách nhiệm đảm bảo cho tất cả quần áo và trang bị bỏ lại ở khu vực xuất phát được chuyển đến khu vực đích và được giữ gìn an toàn.
3.49. Bảo đảm cho tất cả VĐV lên bờ sau khi về đích có tiện nghi cơ bản cần thiết để có cảm giác dễ chịu, cho dù những người đi theo phục vụ của họ không có mặt vào lúc đó.
Thư ký
3.50. Ghi các trường hợp bỏ cuộc, ghi kết quả vào các bản mẫu chính thức cũng như giải thưởng tương ứng cho các đội.
Điều 4. Xuất phát
4.1. Tất cả các cuộc thi bơi đường dài sẽ thực hiện xuất phát khi các VĐV đứng hoặc bơi đứng ở độ sâu đủ cho họ bắt đầu bơi khi có lệnh xuất phát.
4.2. Trọng tài sắp xếp gọi tên phải thông báo cho VĐV và các trọng tài khác về thời gian trước khi xuất phát với những khoảng cách thích hợp, khi còn lại năm phút cuối cùng thì thông báo mỗi phút một lần.
4.3. Khi có nhiều VĐV tham gia thì cuộc thi của nam và nữ sẽ được xuất phát riêng biệt. Cuộc thi của nam thường được xuất phát trước cuộc thi của nữ.
4.4. Vạch xuất phát cần được xác định rõ ràng bằng một dụng cụ treo căng trên mặt nước hoặc thiết bị có thể tháo bỏ đặt trên mặt nước.
4.5. Trọng tài điều hành phải báo hiệu bằng cờ và hồi còi ngắn khi sắp sửa có lệnh xuất phát và báo hiệu rằng cuộc thi bắt đầu chịu sự điều hành của trọng tài xuất phát bằng cách chỉ cờ vào trọng tài xuất phát.
4.6. Trọng tài xuất phát phải đứng ở vị trí sao cho tất cả các VĐV đều có thể nhìn thấy rõ.
4.7. Tín hiệu xuất phát phải vừa nghe và vừa nhìn thấy.
4.8. Nếu theo quan điểm của trọng tài điều hành cho rằng có lợi thế không công bằng cho các VĐV khi xuất thì trọng tài điều hành sẽ cho dừng cuộc thi và cho xuất phát lại.
4.9. Tất cả các thuyền hộ tống phải ở vào vị trí trước khi xuất phát để không gây ảnh hưởng đến một VĐV nào và nếu khi cần dìu VĐV của mình ở phía sau lên thuyền thì phải đi theo cách nào đó để không cắt ngang qua đường bơi của các VĐV khác.
4.10. Mặc dù các VĐV có thể xuất phát chung, cuộc thi của nam và của nữ về mọi phương diện vẫn được coi là các cuộc thi riêng biệt.
Điều 5. Địa điểm thi đấu
5.1. Giải vô địch thế giới và các cuộc thi đấu của FINA trên mặt nước tự nhiên với cự ly 25km, 10km,5km sẽ được tiến hành tại địa điểm và đường bơi được FINA chấp thuận.
5.2. Đường bơi phải có dòng chảy nhỏ hoặc chịu ảnh hưởng không lớn của thủy triều và có thể ở nơi nước mặn hoặc nước ngọt.
5.3. Phải có văn bản xác nhận của cơ quan y tế và bảo đảm an toàn của địa phương sở tại về sự thích hợp của địa điểm thi đấu. Văn bản phải có đoạn nói về độ sạch của nước và sự an toàn về vật lý dựa vào những nghiên cứu khác.
5.4. Độ sâu tối thiểu của nước tại tất cả các điểm trên đường bơi phải là 1,4m.
5.5. Nhiệt độ tối thiểu của nước phải là 16°C. Nhiệt độ phải được kiểm tra trong ngày thi đấu, 2 giờ trước xuất phát ở độ sâu 40cm tại trung đoạn đường bơi. Việc kiểm tra này phải được thực hiện với sự hiện diện của một tiểu ban gồm trọng tài điều hành, một thành viên ban tổ chức và một huấn luyện viên của một đội bơi có mặt đã được chỉ định trong cuộc họp kỹ thuật.
5.6. Tất cả các địa điểm quay vòng, đổi hướng của đường bơi phải có biển báo rõ ràng.
5.7. Thuyền hoặc sàn chở trọng tài trọng tài quay vòng phải có dấu hiệu rõ ràng và được bố trí tại tất cả các chỗ đổi hướng của đường bơi, sao cho không cản trở tầm nhìn của VĐV đến chỗ quay vòng.
5.8. Tất cả các thiết bị làm chỗ quay vòng và các thuyền, sàn đứng chở trọng tài giám sát quay vòng phải được cố định an toàn ở một vị trí và không bị di chuyển bởi thủy triều, gió hoặc các chuyển động khác.
5.9. Lối vào cuối cùng để về đích phải được quy định rõ ràng bằng các mốc đánh dấu có màu sắc dễ nhận thấy.
5.10. Đích phải được quy định rõ và báo hiệu theo mặt thẳng đứng.
Điều 6. Trên đường bơi
6.1. Tất cả các cuộc thi trên mặt nước tự nhiên đều là thi bơi kiểu Tự do.
6.2. Các trọng tài kỹ thuật trên đường đua theo quan điểm của họ phải hướng dẫn cho bất kỳ VĐV nào đang có lợi thế không công bằng bằng cách theo bám tốc độ hoặc dựa theo dòng chảy.
6.3. Thủ tục loại VĐV.
6.3.1. Nếu theo quan điểm của trọng tài điều hành hoặc một trợ lý trọng tài điều hành cho rằng VĐV hoặc thuyền hộ tống cho VĐV chiếm ưu thế bằng cách gây trở ngại với bất kỳ VĐV nào khác hoặc cố tình đụng chạm với VĐV khác hoặc theo bám tốc độ hoặc dựa theo dòng chảy của nước thì sẽ áp dụng các hình phạt như sau:
Hình thức thứ nhất: Giơ cờ vàng và một thẻ vàng được trao cho VĐV vi phạm để thông báo cho VĐV đó biết rằng họ đã vi phạm luật.
Hình thức thứ hai: Trọng tài điều hành giơ cờ đỏ và một thẻ đỏ cho VĐV vi phạm để thông báo cho VĐV dods biết họ đã vi phạm luật lần thứ 2. VĐV này sẽ bị loại. VĐV này phải lên khỏi mặt nước ngay lập tức và lên trên xuồng hỗ trợ đồng thời không được tiếp tục thi đấu nữa.
6.3.2. Nếu theo quan điểm của trọng tài điều hành cho rằng một VĐV hoặc thuyền hộ tống có hành vi “phi thể thao” trọng tài điều hành sẽ ngay lập tức loại VĐV đó theo quy định của Luật FINA.
6.4. Thuyền hộ tống phải di chuyển sao cho không gây trở ngại hoặc đi đến vị trí ở ngay phía trước VĐV khác và giành lợi thế không công bằng bằng cách bám theo tốc độ hoặc dựa theo dòng chảy.
6.5. Các thuyền hộ tống phải cố gắng giữ vị trí không đổi sao cho vị trí của VĐV luôn ở ngang hoặc trước điểm giữa của thuyền.
6.6. VĐV đứng xuống đáy trong thi đấu sẽ không bị loại, nhưng không được đi bộ hoặc nhảy.
6.7. Ngoài quy định ở điều 6.6. nói trên, các VĐV không được có sự hỗ trợ nào bằng bất kỳ vật thể cố định hoặc nổi và không được vịn vào thuyền hoặc để cho thuyền hộ tống của mình hay những người trên thuyền cố ý chạm vào.
6.8. Mỗi thuyền hộ tống phải chở một trọng tài giám sát trên đường đua, một người do VĐV lựa chọn, một số người tối thiểu cần thiết để điều khiển thuyền.
6.9. Không VĐV nào được phép sử dụng hoặc mang bất kỳ thiết bị nào có thể hỗ trợ cho tốc độ bơi, sức bền hoặc độ nổi của mình. Có thể đeo kính bảo hộ, độ mũ, sử dụng kẹp mũi và nút bịt tai.
6.10. VĐV được phép dùng dầu bôi hoặc các chất khác với điều kiện được trọng tài điều hành cho là không quá mức.
6.11. Không cho phép một người khác xuống dưới nước dẫn tốc độ cho VĐV.
6.12. Cho phép người đại diện của VĐV đi theo thuyền hộ tống được đưa ra lời chỉ dẫn và chỉ đạo thi đấu. Không được phép sử dụng còi trên thuyền hộ tống
6.13. Khi dùng thức ăn, VĐV có thể áp dụng Điều 6.6 với điều kiện không vi phạm Điều 6.7.
6.14. Các VĐV phải được đánh số rõ ràng trên lưng và các cánh tay bằng bút không phai.
6.15. Mỗi thuyền hộ tống phải được đánh số và quốc kỳ của VĐV thi đấu của mình dễ nhìn ở cả hai bên thân thuyền.
6.16.1. Ở tất cả các cự ly, giới hạn thời gian thi đấu tính từ thời điểm VĐV đầu tiên về đích sẽ được áp dụng như sau:
Dưới 25 km 30 phút
25 km 60 phút
Trên 25 km 120 phút
6.16.2. Các VĐV không kết thúc cự ly thi đấu của mình trong khoảng thời gian đã được quy định sẽ phải lên khỏi mặt nước trừ trường hợp trọng tài điều hành cho phép VĐV đó bơi tiếp tục nhưng không được tính điểm hoặc trao thưởng.
Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành QĐ số 1706/QĐ-UBTDT ngày 03 tháng 10 năm 2006 về việc ban hành luật bơi gồm 6 chương và 94 điều được áp dụng trong các cuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu quốc tế tại Việt Nam.
Điều 7. Về đích
7.1. Ở khu vực dẫn tới bục đích phải có hai hàng dây phao nhìn rõ và thu hẹp dần dần khi gần tới đích. Các thuyền cứu trợ phải đỗ ở lối vào đường về đích để bảo đảm rằng chỉ có những thuyền được giao nhiệm vụ mới được đi vào hoặc cắt ngang lối vào.
7.2. Ở những nơi cho phép thì bục đích phải là một bức tường thẳng đứng có chiều rộng ít nhất là 5m, nếu cần thì được cố định vào một thiết bị nổi được buộc chặt vào một chỗ sao cho không bị di động bởi gió, thủy triều hoặc lực đẩy của VĐV. Ở đích phải được quay phim và ghi hình bằng video chuyển động chậm và các thiết bị có thể xem lại bao gồm cả thiết bị tính giờ.
7.2.1. Khi sử dụng hệ thống thiết bị tính giờ tự động để tính thành tích cho các VĐV theo quy định Điều 11, thì phải gắn thêm công nghệ nhận và phát tín hiệu vi mạch vào thiết bị. Việc sử dụng công nghệ nhận và phát tín hiệu vi mạch là bắt buộc đối với các cuộc thi đấu ở giải vô địch thế giởi.
7.2. Bắt buộc các VĐV Phải gắn máy nhận và phát tin hiệu vi mạch vào cổ tay trong suốt cuộc thi đấu.
Nếu VĐV bị mất máy này trọng tài kỹ thuật phải ngay lập tức thông báo cho trọng tài điều hành để trọng tái điều hành yêu cầu nhân viên có trách nhiệm về vấn đề này cung cấp một máy khác cho VĐV. Bất kỳ VĐV nào về đích mà không có máy này thì sẽ bị loại.
7.3. các trọng tài đích và trọng tài bấm giờ phải ở vị trí có thể luôn luôn quan sát được đích. Khu vực bố trí cho họ phải là khu vực giành riêng.
7.4. Phải cố gắng bằng mọi cách để đảm bảo cho người đại diện của VĐV có thể rời khỏi thuyền hộ tống để gặp VĐV của mình khi họ đã lên bờ.
7.5. Khi lên khỏi nước một số VĐV có thể cần tới sự giúp đỡ. Chỉ được chạm đến hoặc dùng tay kéo VĐV khi họ biểu thị rõ yêu cầu hoặc đề nghị giúp đỡ.
7.6. Thành viên của tổ y tế phải kiểm tra các VĐV khi họ lên bờ. Phải có sẵn ghế để VĐV có thể ngồi khi được kiểm tra.
7.7. Khi nhân viên y tế đã kiểm tra xong phải chỉ dẫn cho VĐV đến ngay nơi nghỉ ngơi.
Chương V.
LUẬT BƠI TRUNG CAO TUỔI
Chương trình các môn bơi lão thành phải góp phần tăng cường sức khỏe, tình bằng hữu và sự hiểu biết lẫn nhau giữa những người dự thi ở lứa tuổi tối thiểu là 25, thông qua các môn bơi, nhảy cầu, bơi nghệ thuật, bóng nước và bơi trên mặt nước tự nhiên (Chú ý: ngoại trừ quy định tại Điều 5 Luật bơi trung cao tuổi).
1. Các Liên đoàn thành viên phải đăng ký những người dự thi bơi lão thành theo từng môn riêng biệt của một trong số năm môn thi. Một VĐV đăng ký bơi lão thành ở bất kỳ môn nào sẽ vẫn không bị hạn chế quyền tham dự các môn khác.
2. Trừ các trường hợp ngoại lệ đặc biệt ghi trong Luật và Quy chế của FINA, tất cả các luật và quy chế khác của FINA phải áp dụng trong các cuộc thi lão thành.
3. Đăng ký cá nhân chỉ được tiếp nhận nếu do người đại diện của các câu lạc bộ gửi đến. Không một VĐV hay đội bơi nào được mệnh danh là người đại diện cho quốc gia hoặc liên đoàn.
4. Tuổi sẽ được xác định bằng cách tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tổ chức thi đấu.
5. Liên đoàn thành viên đứng ra tổ chức các cuộc thi đấu lão thành thế giới của FINA phải trả tiền chi phí đi lại và ở cho một thành viên của BCH FINA.
6. Lệ phí đăng ký thi đấu sẽ do quốc gia tổ chức cuộc thi quyết định nhưng phải tùy thuộc vào sự phê chuẩn của FINA.
7. Đối với các Giải vô địch thế giới bơi lão thành,Ban điều hành phải bao gồm đại diện của BCH, Chủ tịch và Tổng thư ký của Ủy ban bơi lão thành và các thành viên khác của BCH và Ủy ban bơi lão thành có mặt tại cuộc thi.
8. Các VĐV bơi lão thành phải nhận thứcn được việc phải chuẩn bị tốt về mặt sức khoẻ và trí tuệ trước khi bước vào thi đấu các cuộc thi lão thành. Họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về rủi ro trong khi thi đấu. Trong bản đăng ký thi đấu của họ phải ghi rõ FINA, Ban tổ chức của nước đăng cai và Liên đoàn đăng cai sẽ không phải chịu trách nhiệm trước những tai nạn xảy ra mà có thể dẫn tới tử vong hoặc bị thương và mất tài sản. Trong các bản đăng ký thi đấu sẽ cảnh báo trước những rủi ro và các VĐV sẽ phải ký vào bản cam kết FINA, Ban tổ chức của nước đăng cai và Liên đoàn đăng cai sẽ không phải chịu trách nhiệm trước nhưng rủi ro đó.
LUẬT BƠI TRUNG CAO TUỔI TRONG BỂ BƠI
Điều 1. Các nhóm tuổi
1.1. Đối với các nội dung thi cá nhân: 25 – 29; 30 – 34; 35 – 39; 40 – 44; 45 - 49 50 – 54; 55 – 59; 60 – 64; 65 – 69; 70 – 74; 75 – 79; 80 – 84; 85 – 89; 90 – 94...(các nhóm tuổi gồm năm lứa tuổi là cao nhất).
1.2. Đối với các nội dung bơi tiếp sức được tính theo tổng số tuổi của các thành viên trong đội tiếp sức. Các nhóm tuổi của các nội dung tiếp sức như sau: 100 – 119; 120 – 159; 160 – 199; 200 – 239; 240 – 279; 280 – 319; 320 - 359 ... (mức gia tăng 40 là cao nhất).
Điều 2. Ngày để tính tuổi
Đối với mọi mục đích liên quan đến các kỷ lục thế giới và các cuộc thi của Giải vô địch thế giới về bơi lão thành, tuổi thực tế của một VĐV sẽ được căn cứ vào ngày 31\ 12 của năm thi đấu để xác định.
Điều 3. Luật kỹ thuật bơi
Luât bơi ở Phần II của cuốn sách này sẽ được áp dụng cho thi bơi lão thành với những ngoại lệ sau:
3.1. Các nhóm tuổi và giới tính có thể kết hợp với nhau để sao cho không có VĐV nào phải bơi đơn độc và các đường bơi đều có người bơi.
3.2. Khi sử dụng xuất phát phía trước, trọng tài điều hành sẽ thổi còi để thông báo cho các VĐV có thể chuẩn bị tư thế xuất phát với ít nhất là 1 chân ở phía trước cúa bục xuất phát hoặc thành bể bơi, hoặc nếu xuất phát ở dưới nước thì phải có một tay chạm vào tường.
3.3. Bất kỳ VĐVnào xuất phát trước tín hiệu xuất phátcủa trọng tài xuất phát sẽ bị loại (theo quy định tại Điều 4.1 Luật bơi).
3.4. Tất cả các nội dung thi bơi lão thành đều được tiến hành trên cơ sở chung kết tính thời gian.
3.5. Các VĐV được phép ở trong đường bơi của mình trong khi các VĐV khác đang thi đấu cho đến khi Trọng tài điều hành yêu cầu rời khỏi bể bơi.
3.6. Trong các nội dung tiếp sức hỗn hợp nam nữ, thứ tự bơi của các VĐV theo giới tính là không bắt buộc.
3.7. Các đợt bơi phải sắp xếp theo thứ tự nhóm tuổi già nhất bơi đầu tiên, trong mỗi nhóm tuổi thì đợt đấu loại có thành tích thấp nhất bơi đầu tiên. Các đợt bơi 400 mét trở lên có thể bố trí từ thành tích thấp đến thành tích cao, không cần căn cứ vào tuổi.
3.8. Ban tổ chức có thể sắp xếp hai VĐV cùng giới trên một đường bơi ở các nội dung 400 m, 800 m, 1500 m tự do. Cần bấm giờ riêng cho từng VĐV.
3.9. Việc khởi động phải được quản lý.
3.10. Đối với nội dung bơi bướm được phép đạp chân ếch.
Điều 4. Các nội dung thi đấu
Các nội dung sau có thể được tổ chức cho mỗi nhóm tuổi.
4.1. Đối với bể bơi ngắn (25 m)
Tự do: 50 m, 100 m, 200 m, 400 m, 800 m, 1500 m,
Ngửa: 50 m, 100 m, 200 m
Ếch: 50 m, 100 m, 200 m
Bướm: 50 m, 100 m, 200 m
Hỗn hợp cá nhân: 100m, 200m, 400m
Tiếp sức tự do: 200 m
Tiếp sức hỗn hợp: 200m
Tiếp sức tự do nam nữ (2 nữ và 2 nam): 200m
Tiếp sức hỗn hợp nam nữ (2 nữ và 2 nam): 200m
4.2. Đối với bể bơi dài (50 m)
Tự do: 50 m, 100 m, 200 m, 400 m, 800 m, 1500 m,
Ngửa: 50 m, 100m, 200 m
Ếch: 50 m, 100 m, 100 m
Bướm: 50 m, 100 m, 200 m
Hỗn hợp cá nhân: 200 m, 400 m
Tiếp sức tự do: 200 m
Tiếp sức hỗn hợp: 200 m
Tiếp sức tự do nam nữ (2 nữ và 2 nam): 200 m
Tiếp sức hỗn hợp nam nữ (2 nữ và 2 nam): 200 m
4.3. Không nhất thiết phải tiến hành tất cả các nội dung trên trong một cuộc thi. Tuy nhiên mỗi nhóm tuổi nên có các cự ly tự do, ếch, ngửa, bướm cộng thêm các cự ly hỗn hợp cá nhân và tiếp sức.
Điều 5. Các nội dung tiếp sức
Bơi tiếp sức phải bao gồm 4 VĐV đã được cùng một câu lạc bộ đăng ký hợp lệ. Không VĐV nào được phép đại diện cho quá một câu lạc bộ.
Điều 6. Các kỷ lục
Danh sách các kỷ lục thế giới về bơi lão thành theo các nội dung bơi được liệt kê tại Điều 4 Luật bơi trung cao tuổi trong bể. Đối với mỗi nhóm tuổi phải được xác nhận đến 1/100 giây và theo đúng những điều khoản được nêu trong tờ khai kỷ lục. Các kỷ lục thế giới có thể được ghi nhận bằng đồng hồ bấm tay tới 1/100 giây và theo đúng Điều 11.3 Luật bơi.
61. Việc đệ trình công nhận kỷ lục bằng tờ khai mẫu do FINA quy định phải làm cho từng cá nhân VĐV trong vòng 60 ngày sau khi kết thúc cuộc thi.
6.2. Các kỷ lục thế giới chỉ được thiết lập trong các cuộc thi đấu cho người lão thành.
Điều 7. Những VĐV bị loại phải được ghi rõ lý do loại trong kết quả thi đấu.
Điều 8. Một VĐV chỉ được thi đấu một lần trong một cự ly tiếp sức.
Điều 9. FINA và Ban tổ chức sẽ xem xét việc xác định tính phù hợp của các tiêu chuẩn đối với các giải vô địch thế giới nếu thấy cần thiết.
TỜ KHAI KỶ LỤC THẾ GIỚI VỀ BƠI LÃO THÀNH
1. Môn thi...........................................................................Nam/Nữ/ Hỗn hợp (vòng một)
2. Thời gian chính thức........................phút..............giây..........giây/100
3. Nhóm tuổi...................................................................................................................
4. Chiều dài bể bơi (25m, 50m)
5. Nơi thi đấu
.............................................................................................................................................
Tên bể bơi................................. Thành phố .......................... Quốc gia
6. Xác nhận chiều dài bể bơi của người có trách nhiệm kèm theo ........................hoặc trong hồ sơ .........................................
Họ tên........................................... giới .................... tuổi ................ ngày sinh (tháng)
7. Tên người bơi....................................................................Nam/Nữ.........................
8. Tên đội tiếp sức
1-......................................Nam/Nữ.........................................
2-......................................Nam/Nữ.........................................
3-.................................….Nam/Nữ.........................................
4-......................................Nam/Nữ.........................................
9. Bản sao giấy khai sinh hoặc chứng minh thư kèm theo........................................hoặc trong hồ sơ...........................................
10. Tên câu lạc bộ ..............................................Quốc gia..................................................
11. Thời gian điện tử..................................phút.....................giây.....................giây/100
12. Thời gian đồng hồ không điện tử (ba đồng hồ chỉ bằng số)
(1).............................phút.............................giây.......................giây/100
(2)............................ phút.............................giây.......................giây/100
(3)............................ phút.............................giây.......................giây/100
13. Bản sao thời gian ghi được lèm theo
14. Viên chức chứng nhận
Chữ ký.................................................
Tên (bằng chữ in)................................. Ngày............................................
Thời gian chính thức (trưởng trọng tài bấm giờ hoặc Tổng trọng tài)................................
15. Phần ghi của quốc gia
Chữ ký
Tên........................................................ Ngày................................................
Địa chỉ................................................... Quốc gia...........................................
16. Phần ghi của FINA Bể bơi dài/bể bơi ngắn. Chấp thuận/ Không chấp thuận
Lý do không chấp thuận......................................................................................
Chữ ký
Ngày
17. BCH FINA phê chuẩn / Không phê chuẩn
...................................................................................................................................
Chữ ký
Ngày
LUẬT BƠI TRUNG CAO TUỔI TRÊN MẶT NƯỚC TỰ NHIÊN
Bơi lão thành trên mặt nước tự nhiên được quy định là các môn thi bơi có cự ly dài hơn 1500m và chỉ dành cho các VĐV bơi lão thành đăng ký tham gia. Các nhóm tuổi bình thường cho bơi lão thành được áp dụng.
Luật bơi trên mặt nước tự nhiên của FINA ở Phần IV của cuốn sách này sẽ được áp dụng cho bơi lão thành trên mặt nước tự nhiên với những ngoại lệ sau:
1. Các cự ly bơi lão thành trên mặt nước tự nhiên tối đa là 5km. Các cuộc thi bơi lão thành trên mặt nước tự nhiên không được tổ chức ở những nơi có nhiệt độ của nước thấp hơn 18°C.
2. Thi bơi lão thành trên mặt nước tự nhiên có thể là môn thi đấu trong chương trình thi đấu tại giải vô địch thế giới.
3. Các VĐV sẽ được xếp đường bơi theo nhóm tuổi từ ít tuổi nhất đến nhiều tuổi nhất. Các VĐV được chọn không kể giới tính. Các VĐV bơi chậm nhất của mỗi nhóm tuổi có thể kết hợp trong một đợt đấu loại riêng biệt.
4. Ban tổ chức cuộc thi phải thảo luận với Trọng tài điều hành và xin ý kiến Ủy ban kỹ thuật bơi trên mặt nước tự nhiên của FINA để quy định trước thời gian kết thúc của mỗi nội dung thi đấu. Theo sự hướng dẫn sơ bộ, có thể áp dụng thời gian 30 phút cho 1km bơi.
5. Tất cả mọi người dự thi bắt buộc phải đội mũ bơi có mầu sắc nổi bật dễ nhìn thấy nhất.
6. Các VĐV có thể mặc quần áo ướt nhưng không đúng quy định với nghi thức trọng thể của lễ trao giải.
Chương VI.
LUẬT VỀ CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬT CHẤT
Điều 1. Quy định chung
1.1. Các bể bơi tiêu chuẩn Olympic của FINA, tất cả các giải vô địch thế giới (trừ Giải vô địch thế giới bơi lão thành) và các Đại hội Olympic phải được tổ chức tại các bể bơi phù hợp với quy định tại các Điều 3, 6, 8, và 11 của Luật các phương tiện vật chất.
1.2. Các bể bơi tiêu chuẩn chung của FINA, các cuộc thi khác của FINA nên được tổ chức tại bể bơi tiêu chuẩn Olympic của FINA nhưng BCH có thể châm chước một vài tiêu chuẩn nào đó đối với các bể bơi hiện có nếu điều đó không tác động về vật chất đối với cuộc thi đấu.
1.3. Các bể bơi tiêu chuẩn tối thiểu của FINA, tất cả các cuộc thi khác có áp dụng luật của FINA phải được tiến hành tại các bể bơi phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn tối thiểu được nêu trong chương này.
1.4. Để đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho những người sử dụng các thiết bị bể bơi để tập luyện và thi đấu những người quản lý bể bơi quy định việc tập luyện và thi đấu phải tuân theo các điều luật và qui định về sức khỏe của quốc gia có bể bơi đó.
Điều 2. Các bể bơi
2.1. Chiều dài
2.1.1. Bể 50m, khi có sử dụng bảng chạm đích của thiết bị tự động hoặc có cả bảng chạm tay ở thành bể đầu quay vòng thì bể bơi phải có chiều dài đảm bảo đủ cho khoảng cách 50m giữa hai tấm bảng.
2.1.2. Bể 25m, khi có sử dụng bảng chạm đích của thiết bị tự động hoặc có cả bảng chạm tay ở thành bể đầu quay vòng thì bể bơi phải có chiều dài đảm bảo đủ cho khoảng cách 25m giữa hai tấm bảng.
2.2. Kích thước cho phép
2.2.1. Chiều dài quy định 50mcó thể cho phép thên 0,03m, bớt 0,00m giữa hai đầu thành bể ở tất cả mọi điểm trên mặt nước 0,3 mét và dưới mặt nước 0,8 mét. Kích thước đó phải được xác nhận bởi nhân viên trắc địa hoặc một nhân viên khác có bằng cấp chuyên môn được Liên đoàn thành viên ở quốc gia có bể bơi chỉ định hoặc chấp thuận. Không được vượt quá dung sai cho phép khi lắp các tấm bảng chạm tay.
2.2.2. Chiều dài quy định 25m có thể cho phép thêm 0,03m, bớt 0,00m giữa hai đầu thành bể ở tất cả mọi điểm trên mặt nước 0,3m và dưới mặt nước 0,8m. Kích thước đó phải được xác nhận bởi nhân viên trắc địa hoặc một nhân viên khác có bằng cấp chuyên môn được Liên đoàn thành viên ở quốc gia có bể bơi chỉ định hoặc chấp thuận. Không được vượt quá dung sai cho phép khi lắp các tấm bảng chạm tay.
2.3. Chiều sâu - đối với bể bơi có bục xuất phát chiều sâu tối thiểu là 1,35m kể từ khu vực 1m tới ít nhất 6m tính từ thành bể. Ở các khu vực khác chiều sâu tối thiểu 1m.
2.4. Thành bể.
2.4.1. Các thành bể ở hai đầu bể phải song song với nhau, thẳng góc với mặt nước, và phải được xây dựng bằng vật liệu chắc chắn, với bề mặt không trơn kéo dài xuống dưới mặt nước 0,8m, để cho các VĐV tránh được nguy hiểm khi chạm tay hoặc đạp ra trong lúc quay vòng.
2.4.2. Cho phép có gờ nghỉ dọc theo thành bể bơi, các gờ này ít nhất phải ở dưới mặt nước 1,2m và rộng từ 0,1 đến 0,15m.
2.4.3. Máng tràn có thể có ở cả bốn thành bể. Máng tràn ở hai đầu thành bể nếu có thì phải đảm bảo sao cho có thể lắp đặt các tấm chạm đúng với quy định 0,3m trên bề mặt nước. Các máng tràn này phải được che đậy bằng vỉ sắt hoặc vật che thích hợp.
2.5. Các đường bơi rộng ít nhất 2,5m với 2 khoảng trống rộng ít nhất 0,2m ở phía ngoài đường thứ nhất và đường cuối cùng.
2.6. Các dây phao
2.6.1. Các dây phao đường bơi sẽ trải dọc theo chiều dài bể bơi, ở mỗi đầu có móc để gắn chặt vào thành bể. Những móc này phải được thiết kế sao cho dây phao ở hai đầu vẫn phải nổi trên mặt nước. Mỗi dây phao này sẽ bao gồm nhiều phao được đặt gần nhau và có đường kính tối thiểu là 0.05m và tối đa là 0.15m.
Trong bể bơi, màu của dây phao đường bơi (đoạn sau điểm 5m ở mỗi đầu bể) được qui định như sau:
- Hai dây màu xanh lá cây cho đưòng 1 và đưòng 8.
- Bốn dây màu xanh nước biển sẫm cho các đường 2, 3, 6 và 7.
- Ba dây màu vàng cho đường 4 và 5.
Các dây phao tính từ mỗi đầu bể đến vạch 5m là màu đỏ.
Các dây phao phải được gắn chặt và không được phép có quá 1 dây phao cho 1 đường bơi.
2.6.2. Tại vạch 15m tính từ hai đầu thành bể các phao, phải được đánh dấu bằng màu riêng để phân biệt với các phao khác ở xung quanh.
2.6.3. Ở bể 50m các phao sẽ được đánh dấu riêng tới vạch 25m.
2.6.4. Các số đường bơi bằng vạt liệu nhẹ có thể được đặt dây phao ở đầu xuất phát và quay vòng của bể.
2.7. Bục xuất phát phải chắc chắn và không tạo lực bật. Độ cao của mặt bục cách mặt nước có thể từ 0,5m đến 0,75m. Bề mặt của bục ít nhất phải rộng 0,5mx 0,5m và được phủ bằng vật liệu không trơn. Độ nghiêng tối đa không được quá 10 độ. Bục xuất phát phải được thiết kế sao cho VĐV khi xuất phát trên bục có thể tì tay vào bục ở phía trước và ở hai bên. Nếu độ dày của bục vượt quá 0,04m thì các tay nắm phải có mỗi chiều rộng ít nhất 0,1m và rộng 0,4m ở phía trước cắt bớt 0,03m từ bề mặt của bục xuất phát. Các tay nắm cho xuất phát phía trước có thể được lắp đạt ở hai bên của bục xuất phát. Các tay nắm xuất phát bơi ngửa phải đặt trên mặt nước trong khoảng từ 0,3m đến 0,6m, theo cả chiều dọc và chiều ngang. Chúng phải song song với bề mặt của thành bể và nhnưg không được nhô ra ngoài thành bể. Độ sâu tối thiểu của nước ở khoảng 1m đến 6m tính từ thành bể phải là 1,35m ở nơi bục xuất phát được lắp đặt. Thiết bị xác định phản xạ xuất phát được lắp đặt dưới bục. Không được sử dụng đèn nháy. Bục xuất phát phải ổn định trong xuất phát bơi ngửa.
2.8. Bục xuất phát phải được đánh số rõ ràng ở cả 4 mặt để dễ nhìn thấy. Đường bơi số 1 là đường ở phía tay phải khi đứng ở đầu bể xuất phát nhìn về phía bể bơi ngoại trừ ở cự ly 50mcó thể xuất từ đầu quay vòng. Các bảng chạm phải được đánh số ở phần trên.
2.9. Báo hiệu quay vòng bơi ngửa. Các dây cờ treo ngang bể, cách mặt nước tối thiểu 1,8m, tối đa 2,5m từ chỗ buộc ở cột cố định, mỗi dây đặt cách mỗi đầu bể 5m. Vạch phân biệt phải được đặt ở 15m tính từ hai đầu bể và nơi có thể trên mỗi đường phao.
2.10. Dây báo hiệu xuất phát hỏng được treo ngang bể cách mặt nước ít nhất 1,2m từ chỗ buộc ở cột cố định, đặt cách đầu bể xuất phát 15m. Dây phải buộc vào cột theo kiểu có thể thả ra nhanh chóng, khi thả phải phủ lên tất cả các đường bơi.
2.11. Nhiệt độ nước phải từ 25 – 28 độ. Trong lúc thi đấu nước trong bể phải luôn ở mức không đổi và không có sự chuyển động rõ rệt nào. Để thực hiện những quy tắc bảo vệ sức khỏe có hiệu lực ở đa số các nước có thể thải nước ra và cho nước vào bể ở mức độ không tạo ra dòng chảy hoặc sóng cuộn.
2.12. Ánh sáng: Cường độ chiếu sáng trên các bục xuất phát và đầu quay vòng của thành bể phải không được thấp hơn 600 lux.
2.13. Vạch đường bơi phải có mầu thẫm tương phản với đáy bể, nằm trên nền đáy bể ở giữa mỗi đường bơi.
Chiều rộng: tối thiểu 0,2 mét, tối đa 0,3 mét.
Chiều dài: 46m đối với bể 50 m, 21m đối với bể 25 m.
Ở mỗi đầu vạch đường bơi cách thành bể 2m có đường kẻ ngang dài 1 mét có cùng chiều rộng như vạch đường bơi. Vạch tín hiệu phải được kẻ ở trên tường hai đầu bể hoặc trên các tấm bảng chạm tay, ở giữa mỗi đường bơi, có cùng chiều rộng như vạch đường bơi. Chúng phải nối dài liên tục không ngắt quãng từ thành bể đến đáy bể. Có một đường vạch ngang dài 0,5 mét đặt ở phía dưới mặt nước 0,3 mét, tính từ tâm của đường vạch ngang.
Đối với bể 50m được xây dựng từ ngày 1/1/2006 các vạch ngang dài 0,5m sẽ được đặt tại vạch 15m ở hai đầu bể.
2.14. Các vạch ngăn – khi sử dụng các vạch ngăn làm thành bể thì các vạch ngăn đó phải kéo dài toàn bộ bể bơi vuông góc với đáy bể và có bề mặt nhẵn, không trơn, ổn định và cho phép ghép các tấm chạm dưới mặt nước là 0,8m và trên mặt nước là 0,3m và không gây nguy hiểm cho VĐV tren hoặc dưới mặt nước khi VĐV chọc tay, chân, các ngón tay, các ngón chân qua. Một vách ngăn phải được thiết kế có thể di chuyển tự do theo các kích thước tiêu chuẩn mà không tạo ra dòng chảy hoặc sóng cuộn.
Điều 3. Các bể bơi dùng cho Thế vận hội Olympic và Giải vô địch thế giới
Chiều dài: 50m khoảng cách giữa các bảng chạm tay ở hai đầu bể, trừ các Giải vô địch thế giới trong bể bơi ngắn, khoảng cách đó là 25m giữa các bảng chạm tay ở đầu xuất páht và thành bể hoặc bảng chạm tay ở đầu quay vòng.
3.1. Kích thước dung sai như quy định tại Điều 2.2.1.
3.2. Chiều rộng: 25 mét đối với Thế vận hội Ôlympíc và Giải vô địch Thế giới
3.3. Chiều sâu tối thiểu 2 mét.
3.4. Tường thành bể như quy định tại Điều 2.4.1.
3.5. Bể bơi dùng cho Thế vận hội Ôlympíc và Giải vô địch Thế giới phải được lắp tường thành bể ngang bằng ở cả hai đầu bể.
3.6. Số đường bơi 8 đường.
3.7. Đường bơi phải rộng 2,5m có hai khoảng trống rộng 2,5m bên ngoài đường bơi số 1 và số 8. Phải có các dây phao ngăn cách các khoảng trống đó với đường bơi số 1 và số 8 một cách tương ứng.
3.8. Dây phao như quy định tại Điều 2.6.
3.9. Bục xuất phát: như quy định tại Điều 2.7. Mặt bục rộng ita nhất 0.5m x dài 0.6m và phủ bằng chất liệu chống trơn. Cần lắp đặt thiết bị kiểm tra xuất phát phạm quy.
3.10. Đánh số như quy định tại Điều 2.8.
3.11. Báo hiệu quay vòng bơi ngửa như quy định tại Điều 2.9.
3.12. Dây báo hiệu xuất phát lỗi như quy định tại Điều 2.10.
3.13. Nhiệt độ nước như quy định tại Điều 2.11.
3.14. Chiếu sáng: cường độ chiếu sáng trên toàn bể bơi không được thấp hơn 1500 lux.
3.15. Vạch đường bơi như quy định tại Điều 2.13. Khoảng cách từ tâm của hai đường vạch là 2,5m
3.16. Nếu bể bơi và bể nhảy cầu cùng ở một địa điểm thì giữa hai bể phải có khoảng phân cách tối thiểu là 5m.
Điều 4. Thiết bị bấm giờ tự động
4.1. Thiết bị tự động hoặc bán tự động phải ghi thời gian mà mỗi VĐV đã đạt được và xác định thứ hạng trong cuộc thi. Sự giám định và bấm giờ phải được tính tới 1/100 giây. Mọi thiết bị lắp đặt không được gây trở ngại cho VĐV khi xuất phát, quay vòng hoặc cản trở hoạt động của hệ thống tràn nước.
4.2. Thiết bị phải:
4.2.1. Do trọng tài xuất phát điều khiển cho chạy.
4.2.2. Nếu có thể thì không có đường dây mắc trên thành bể.
4.2.3. Có khả năng thể hiện mọi thông tin ghi được cho mỗi đường bơi theo thứ hạng hoặc đường bơi.
4.2.4. Có chữ số dễ đọc thành tích của các VĐV.
4.3. Thiết bị xuất phát.
4.3.1. Trọng tài xuất phát có một micro để hô các khẩu lệnh.
4.3.2. Nếu có sử dụng súng phát lệnh, thì súng đó phải có bộ biến năng.
4.3.3. Cả micro và bộ biến năng đó phải nối liền với loa phóng thanh ở mỗi bục xuất phát để cho mỗi VĐV có thể nghe được như nhau và đồng thời các khẩu lệnh của trọng tài xuất phát và tín hiệu xuất phát.
4.4. Các tấm chạm tay của thiết bị tự động.
4.4.1. Kích thước tối thiểu của tấm bảng chạm tay phải rộng 2.4m, cao 0.9m và có độ dầy tối đa bằng 0.001m + 0.002m. Mép trên của chúng phải cao hơn mặt nước 0.3m và mép dưới phải thấp hơn mặt nước 0.6m. Thiết bị ở mỗi đường bơi phải được kết nối độc lập nếu có thể điều khiển riêng biệt từng cái. Bề mặt của bảng tiếp xúc phải có màu sáng và phải kẻ các vạch dấu để nhận biết thành bể.
4.4.2. Sự lắp đặt. Tấm bảng chạm tay cần được lắp đặt ở vị trí cố định tại giữa mỗi đường bơi. Các tấm bảng này có thể tháo ra được để chuyển đi khi không có thi đấu.
4.4.3. Độ nhậy. Độ nhậy của tấm chạm phải sao cho các thiết bị không hoạt động khi có sóng cuộn của nước nhưng phải hoạt động khi VĐV chạm nhẹ tay. Tấm bảng phải có độ nhạy ở trên đầu bảng.
4.4.4. Vạch báo hiệu. Các vạch báo hiệu trên tấm bảng phải đúng như và chồng lên vạch báo hiệu ở thành bể bơi. Chu vi và các cạnh của tấm bảng phải thể hiện bằng đường viền đen 0.025m.
4.4.5.An toàn. Tấm bảng phải an toàn không để xảy ra điện giật và các cạnh không được sắc nhọn.
4.5. Với thiết bị bán tự động thì việc về đích của VĐV sẽ được trọng tài bấm nút để ghi lại vào lúc VĐV chạm tay vào đích.
4.6. Các thiết bị phụ trợ cần thiết tối thiểu của thiết bị tự động phải lắp đặt như sau:
4.6.1. Máy in ra tất cả các thông tin và có thể tái hiện chúng trong các đợt bơi kế tiếp.
4.6.2. Bảng chữ cho khán giả.
4.6.3. Thiết bị ghi đến 1/100 giây trong xuất phát tiếp sức. Ở đó lắp đặt một máy ghi hình bên trên để có thể cung cấp hình ảnh hỗ trọ cho thiết bị tự động trong xuất phát tiếp sức. Ngoài ra có thể sử dụng thiết bị này để tham khảo cho xuất phát trong tiếp sức.
4.6.4. Thiết bị đếm vòng bơi tự động
4.6.5. Bảng đọc tách mục.
4.6.6. Tổng hợp bằng máy tính.
4.6.7. Hiệu chỉnh chạm tay sai.
4.6.8. Khả năng vận hành bằng ắc quy nạp tự động.
4.7. Đối với Thế vận hội Olympic và các Giải vô địch thế giới còn cần có các thiết bị phụ trợ sau đây:
4.7.1. Bảng chữ cho khán giả phải có ít nhất mười hai hàng chữ, mỗi hàng 32 ô chữ, mỗi ô có thể hiện cả chữ lẫn số. Mỗi ô chữ phải cao ít nhất 360mm. Hệ thống này phải có khả năng cho hàng chữ di động lên hoặc xuống và có thể nhấp nháy. Bảng chữ này phải có kích thước tối thiểu là rộng 7.5m và cao 3.6m.
4.7.2. Phải có một trung tâm điều khiển có điều hòa không khí với kích thước nhỏ nhất là 6m x 3m, được đặt cách thành đích bể từ 3m đến 5m, sao cho không làm vướng tầm nhìn đến thành đích trong lúc đang thi đấu. Trọng tài điều hành phải dễ dàng ghé vào trung tâm điều khiển trong lúc thi đấu. Trong mọi lúc trung tâm điều khiển này phải được đảm bảo an toàn.
4.7.3. Hệ thống ghi hình.
4.8. Thiết bị bán tự động có thể được sử dụng để hỗ trợ cho thiết bị tự động trong các cuộc thi của FINA hoặc các cuộc thi quan trọng khác, nếu có ba nút bấm cho một đường bơi, mỗi nút do một trọng tài điều khiển (trong trường hợp như vậy không cần có các trọng tài giám sát đích khác). Một trọng tài giám sát quay vòng có thể điều khiển một trong số các nút bấm.
.
2.5.2. Tổ trưởng trọng tài quay vòng sẽ nhận các báo cáo của từ các trọng tài quay vòng nếu có bất kỳ vi phạm nào xảy ra thì sẽ báo cáo ngay cho Trọng tài điều hành.
2.6. Các trọng tài quay vòng
2.6.1. Tại mỗi đường bơi, ở mỗi đầu bể bơi sẽ chỉ định một trọng tài quay vòng.
2.6.2. Mỗi trọng tài quay vòng phải bảo đảm rằng các VĐV thực hiện đúng theo điều luật về quay vòng, kể từ khi bắt đầu động tác quạt tay cuối cùng trước khi chạm thành bể đến lúc hoàn thành động tác quạt tay sau khi quay vòng. Các trọng tài quay vòng tại đầu xuất phát của bể bơi phải bảo đảm rằng các VĐV luôn thực hiện đúng các điều luật từ khi xuất phát đến khi hoàn thành động tác quạt tay đầu tiên. Các trọng tài quay vòng tại đầu về đích của bể bơi phải bảo đảm rằng các VĐV về đích đúng luật quy định
Chiều rộng của vạch đường bơi, vạch tín hiệu, vạch đường ngang
|
A
|
0.25m ± 0.5
|
|
Chiều dài vạch tín hiệu trên tường đầu bể
|
B
|
0.50m
|
FINA vạch đường bơi
|
Mức sâu của vạch tín hiệu trên tường
|
C
|
0.30m
|
|
Chiều dài của vạch đường bơi ngang
|
D
|
1.00m
|
|
Chiều rộng của đường bơi
|
E
|
2.50m
|
|
Khoảng cách từ vạch đường bơi đến tường
|
F
|
2.00m
|
|
Tấm bảng chạm tay
|
G
|
2.40m x 0.90m x 0.01m
|
|
Chương VII.
LUẬT Y TẾ
1. Những yêu cầu về y tế cho các cuộc thi đấu của FINA.
1.1. Liên đoàn đăng cai sẽ chỉ định một quan chức y tế có trách nhiệm đảm bảo các phương tiện y tế cũng như các dịch vụ y tế cho cuộc thi đấu.
1.2. Quan chức y tế này sẽ chịu trách nhiệm hợp tác và thực hiện theo các yêu cầu sau.
1.2.1. Cung cấp một khu vực dành riêng cho y tế. Khu vực này phải được đánh dấu rõ ràng và dễ dàng đến từ khu vực thi đấu.
1.2.2. Cung cấp một đội ngũ nhân viên cấp cứu bao gồm cả các bác sĩ.
1.2.3. Cung cấp một đội cứu hộ đã được huấn luyện và cấp phép cho tất cả các buổi tập luyện và thi đấu.
1.2.4. Cung cấp các thiết bị cấp cứu bao gồm thuốc men và các thiết bị sơ cứu.
1.2.5. Cung cấp đường kết nối (điện thoại) tới bệnh viện gần nhất.
1.2.6. Dự phòng phương tiện cấp cứu.
1.2.7. Dự phòng tình nguyện viên hỗ trợ tại các địa điểm cấp cứu và bệnh viện.
1.2.8. Cung cấp thiết bị y tế để đảm bảo an toàn và phòng chống dịch bệnh theo qui định của Luật y tế công cộng của địa phương.
1.2.9. Cung cấp các thiết bị đảm bảo an toàn chung. Các thiết bị này phải không được gây nguy hiểm và không mang rủi ro về y tế.
1.2.10. Hoạt động như một nhân viên tình nguyện cho các bác sĩ điều trị của các đoàn tham gia với các thiết bị y tế, điều trị khẩn cấp, và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về y tế cần thiết khác.
1.2.11. Hoạt động như một bác sĩ điều trị cho vận động viên của các đội không có bác sĩ.
Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành QĐ số 1706/QĐ-UBTDT ngày 03 tháng 10 năm 2006 về việc ban hành luật bơi gồm 6 chương và 94 điều được áp dụng trong các cuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu quốc tế tại Việt Nam.
Suckhoecuocsong.vn