Thụy Sĩ thử nghiệm bơm CO2 vào đá để giảm hiệu ứng nhà kính
Thụy Sĩ vừa bắt tay thử nghiệm chiết xuất CO2 trong không khí ở Iceland rồi bơm chất này vào trong đá chôn dưới lòng đất.
Một công ty của Thụy Sĩ vừa bắt tay thử nghiệm chiết xuất CO2 trong không khí ở Iceland rồi bơm chất này vào trong đá chôn dưới lòng đất.
Hiệu ứng nhà kính nguy hiểm như thế nào?
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.
CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái đất, làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo tính toán, nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -23 độ C, nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 15 độ C, có nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.
Bơm CO2 vào đá để giảm hiệu ứng nhà kính
Các nhà khoa học đã "khóa" CO2 trong đất mãi mãi để giảm hiệu ứng nhà kính. Loại đá được chọn để bơm dung dịch CO2 vào là đá basalt, loại vật liệu phản ứng cực cao, hoạt động bằng cách kết hợp canxi của nó với dung dịch CO2 để hình thành đá vôi vô hại và tồn tại vĩnh viễn.
Được biết, khoảng 2.000 tấn CO2 sẽ được thử nghiệm trong thời gian từ 6 - 12 tháng. Sau đó, các chuyên gia sẽ theo dõi kết quả của phản ứng dây chuyền này để có những kế hoạch dài hạn tiếp theo.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo vtv.vn)