Thực hiện kỹ thuật tâng cầu trong môn đá cầu cho người mới học

16/08/2018 08:46

Hướng dẫn cách tâng cầu cơ bản dành cho người mới học

Chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy môn thể thao đá cầu vẻ ít vận động vì thế sẽ có ít tác dụng với sức khỏe nhưng không hẳn là vậy.  Đá cầu dùng sự vận động của rất nhiều các bộ phận của cơ thể như, hệ cơ chân, tay, vai cổ, lườn và hệ xương khớp như các khớp chân đầu gối, cột sống,.. thực hiện những động tác đá cầu.

Kỹ thuật tâng cầu cơ bản dành cho người mới tập luyện

Đứng thẳng người, tâm trạng thoải mái với người mới tập hãy tập sao cho tâng nhiều nhất có thể. Tâng bằng phần mu bàn chân.

Trong quá trình tâng cầu giữ vững chân trụ không ngả nghiêng phần chân trụ, xê dịch quá nhiều.

Người đứng thẳng theo trân trụ, chân tâng cầu vuông góc 90 độ với cơ thể.

Chân thuận tâng cầu hãy chắc chắn trọng tâm mặt bàn chân sẽ hứng được trái cầu nếu không cầu sẽ bị lệch ra ngoài.

Sau khi tâng cầu tốt người tập hãy chuyển qua chương trình tập bổ trợ khác. Hãy đứng đối diện với tường, đánh dấu một vài điểm trên tường và đá cầu vào các điểm đó tập luyện nhiều lần cho đến khi tâng cầụ bằng chân lên và đá vào điểm đánh dấu đó cho đén khi thành thạo.

Cách khác có thể thực hiện đá cầu với mọi người như xếp vòng tròn tâng cầu qua lại với nhau để tạo phản xạ, đá dính cầu khi thi đấu.

Kỹ thuật tâng cầu khi thi đấu

Trong thi đấu vận động viên chỉ được chạm cầu tối đa là 2 trạm vì vậy việc tâng cầu khi phòng thủ rất quan trọng.

Sử dụng mu bàn chân để đỡ cầu với những đường cầu bay xa người và cao.

Dùng lòng bàn chân để khống chế những đường cầu thấp, chính diện, mồi cầu cho đông đội ở nhịp thứ hai.

Dùng đùi để tâng cầu hay đỡ cầu khi cầu đi trực diện.

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác

Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

Luật thi đấu cầu mây chính thức

Luật cử tạ chính thức

Luật đấu vật chính thức

Luật thi đấu Boxing chính thức

Luật thi đấu cầu lông

Luật thi đấu bóng rổ chính thức

Luật thi đấu bơi lội

Luật thi đấu bóng chuyền chính thức

Danh sách các môn thể thao nổi tiếng bằng tiếng Anh, tiếng Việt