Thải rác trên đại dương: Nguyên nhân, ảnh hưởng và giải pháp

17/06/2019 13:47

Ảnh hưởng của việc thải rác ra đại dương với sinh vật biển, môi trường tự nhiên và sức khỏe của con người như thế nào?

Nguyên nhân thải rác trên đại dương

Có một số yếu tố góp phần vào việc thải rác trên đại dương. Sự bất cẩn, thiếu hiểu biết và thiếu hệ thống xử lý hiệu quả chỉ là một số nguyên nhân lớn nhất. Vì 70% trái đất là nước, đại dương và biển tiếp tục phải đối mặt với tất cả các hình thứcthải rác trên đại dương, đặc biệt là về các chất thải vật liệu từ các ngành công nghiệp, hệ thống thoát nước, tàu chở dầu và nhà máy. Việc thải rác như nhựa và chất thải xây dựng cũng khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn.  Một vấn đề thực tế tiếp tục leo thang. Sau đây là các nguyên nhân thải rác trên đại dương.

Hoạt động vận chuyển hàng hóa tại các cảng biển

Hoạt động vận chuyển hàng hóa khác nhau tại các cảng biển liên tục làm cho rác thải trên đại dương thêm trầm trọng. Thải rác trên đại dương thường diễn ra từ việc quét tàu khi rời cảng. Hầu hết các trường hợp diễn ra trong quá trình loại bỏ chất thải như xỉ, than và đá vôi từ sàn tàu. Đây là một trong những hoạt động không thể ngăn chặn tại cảngbiểnkhiến cho việc thải rác trên đại dương không thể ngừng.

Bất cẩn về hệ thống thoát nước thải và chất thải công nghiệp

Cường độ thải rác thải và chất thải công nghiệp bất cẩn vào đại dương đã làm tăng cường độ và quy mô của việc thải rác trên đại dương, đặc biệt khi xem xét khối lượng nước thải từ tàu, nhà cửa, ngành công nghiệp và nhà máy. Do bất cẩn, chất thải từ cống rãnh và các ngành công nghiệp không được xử lý trước khi chúng được thải ra đại dương.

Trong một số trường hợp, hệ thống thoát nước cống chảy trực tiếp vào đại dương với tất cả các thứ nguy hiểm như virus, vi khuẩn, cryolite, thủy ngân, chì và DDT. Hơn nữa, một số chất thải công nghiệp có chứa chất phóng xạ.

Vô ý thức và thiếu hiểu biết

Trong một thời gian dài, mọi người đã coi việc thải rác trên đại dươnglà một phương pháp cần thiết hoặc khá an toàn để xử lý chất thải. Từ lâu, họtin vào việc thải rác vào đại dương sẽ làm loãng và giảm độc tính của vật liệu. Điểm mấu chốt là,thải rác trên đại dương một phần do sự thiếu hiểu biết và vô ý thứccủa việc thải rác và các chất độc hại khác vào đại dương. Chừng nào mọi người còn tin rằng có thể xử lý rác an toàn trong đại dươngthì việc thải rác trên đại dương sẽ chưa được chấm dứt.

Sự cố tràn dầu từ các giàn khoan ngoài khơi và tàu chở dầu

Sự cố tràn dầu từ các giàn khoan ngoài khơi và tàu chở dầu là những ví dụ điển hình của việc thải rác trên đại dương. Việc này thường xảy ra hoặc ở quy mô lớn do tai nạn làm đổ một khối lượng lớn dầu trên bề mặt đại dương hoặc do bất cẩn nên để một lượng nhỏ dầu bị rò rỉ ra đại dương từ tàu chở dầu. Sự cố tràn dầu quy mô lớn là một trong những trường hợp tồi tệ nhất trong lịch sử được ghi nhận về việc thải rác trên đại dương. Đó là sự cố tràn dầu ở vịnh Mexico dẫn đến cái chết của hàng ngàn sinh vật biển.

Đổ chất thải trực tiếp

Không thể phân hủy các vật liệu sử dụng một lần như nhựa, người ta thường tìm cách thảitrực tiếp vào đại dương. Đây là một trong những yếu tố chínhthải rác trên đại dương. Một khi các vật liệu này thải ra đại dương, chúng tồn tại ở đó hàng trămcho đến hàng ngàn năm. Một ví dụ khác về ảnh hưởng của việc thải trực tiếp rác nhựa vào đại dương là bãi chứa rác thải Thái Bình Dương lớn nhất thế giới.

Khai thác quặng kim loại

Quặng kim loại thoát ra từ các khu vực khai thác mỏ, đặc biệt là gần các hệ thống nguồn nước như các dòng suối và sông rạch cuối cùng dẫn đến việc thải rác trên đại dương. Nguyên nhân gây ra điều này là do quặng kim loại liên tục lắng đọng trong các dòng suối và con sông với mức độc tính cao.Sau đó, chúng được các hệ thống nguồn nước cuốn theo và thải ra đại dương.

Ngoài ra, khai thác biển sâu và hoạt động khai thác quặng kim loại liền kề với đại dương cũng tác động trực tiếp đến việc thải rác trên đại dương. Ví dụ, mạt sắt, asen, thủy ngân và lưu huỳnh có liên quan đến khai thác vàng dưới biển sâu.

Thiếu các quy định nghiêm ngặt và các hoạt động giám sát

Không có các hoạt động quản lý và giám sát chặt chẽ để kiểm soát vấn đề thải rác trên đại dương đã là góp phần to lớn làmgia tăng mối nguy hại này. Các cơ quan quản lý và các cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát và quan sát các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng cao thường xuyên ở đằng sau thay vì đi đầu trong việc thực thi các luật đã được thiết lập để bảo vệ, chống thải rác trên đại dương. Đây là lý do khiến cho một số người và các nhà máy hoặc ngành công nghiệp tận dụng lợi thế để từ đó tham gia vào việc thải rác trên đại dương và xả trực tiếp chất thải công nghiệp vào đại dương.

Ảnh hưởng của việc thải rác trên đại dương

Tuyệt chủng sinh vật biển

Ảnh hưởng trực tiếp của việc thải rác trên đại dương là cái chết và sự tuyệt chủng của sinh vật biển. Tất cả các hình thức thải rác trên đại dương đều đe dọa sự tồn tại và sự sống của các sinh vật biển. Ví dụ, sự cố tràn dầu đe dọa đến tính mạng của sinh vật biển và có thể phá hủy các rạn san hô, là nơi cung cấp nguồn thức ăn, nơi sinh sản và nơi trú ẩn thích hợp cho nhiều loài sinh vật biển. Dầu đặc biệt được biết là làm tắc nghẽn mang cá, bộ phận được sử dụng để hô hấp của cá. Dầu cũng có thể làm các sinh vật biển như chim biển, động vật có vú và rùa dễ bị tấn công hoặc bị ngạt thở.

Khi dầu nổi trên bề mặt đại dương, nó ngăn ánh sáng mặt trời xâm nhập, điều này rất quan trọng cho quá trình quang hợp. Sự hiện diện của virus, vi khuẩn và các hóa chất độc hại như thủy ngân, asen trong các vật liệu thảicó thể lây lan các bệnh nghiêm trọng hoặc phá hủy cơ quan nội tạng của một số sinh vật biển khiến chúng bị chết. Nhựa cũng thường bị nhầm lẫn với thức ăn của các sinh vật biển mà đôi khi dẫn đến tử vong nếu nuốt phải. Trên thực tế, người ta đã tìm thấy nhựa trong dạ dày của một số loài chim và rùa biển đã chết.

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người

Theo các nhà môi trường, các đại dương có kết nối với nhau. Bất cứ thứ gì được đưa vào đại dương là những gì được ra khỏi đại dương. Điều này có nghĩa là nếuthải rác trên đại dương được thực hiện ở những khu vực gần nơi câu cá, các chất độc hại sẽ được cá tiêu thụ và tích lũy dần trong cơ thể chúng. Khi con người tiêu thụ cá, các chất độc hại được đưa vào cơ thể con người,do đó khiến các nạn nhân gặp phải các vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Đã có báo cáo về các trường hợp ngộ độc thực phẩm do tiêu thụ cá bị ảnh hưởng chất thải độc hại. Chẳng hạn,  theo báo cáo của WHO, hơn 50, 0000 người đã bị ngộ độc hải sản. Nó cũng liên quan đến một căn bệnh nghiêm trọng mang tên minamata về ngộ độc hải sản có thủy ngân đã được xác định với hơn 2.000 trường hợp kể từ năm 1950 tại Trung Quốc, Greenland, Canada, Brazil và Columbia. Bên cạnh đó, tiêu thụ hải sản bị nhiễm độc như cua, tôm và mực có liên quan đến tê liệt thần kinh, gây mê sảng, tổn thương não, dị tật bẩm sinh và ung thư.

Khung cảnh đại dương tồi tệ

Vấn đề liên quan đến các đại dương bị ô nhiễm và những nơi có tỷ lệ thải rác trên đại dương cao thật kinh khủng và bẩn thỉu. Do đó, chúng ảnh hưởng đến cảnh quan vì màu nước có thể chuyển sang màu đen hoặc xanh lục. Điều này giết chết các hoạt động ngành du lịch và giải trí như chèo thuyền, lướt sóng, câu cá và bơi lội. Về lâu dài, nó ảnh hưởng đến hình ảnh và nền kinh tế của đất nước.

Giải pháp cho việc thải rác trên đại dương

Quản lý và giảm thiểu thải chất thải tại cảng

Thách thức thải rác trên đại dương càngngày càng phức tạp. Cho dù các chất thải được xử lý trong các đại dương có thể được kiểm soát thông quanỗ lực quản lý và giảm thiểu thải rác hiệu quả. Sự nỗ lực nên tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát và giám sát hoạt động vận chuyển hàng hóa tại cảng trong khi hạn chế lượng chất thải đổ ra biển từ tàu. Bằng cách thực hiện các chiến lược quản lý và giảm thiểu thải rác hiệu quả tại các cảng, có thể kiểm soát hoạt động quét tàu, thải bỏ xỉ và quặng sắt để giảm khả năng thải rác trên đại dương.

Giáo dục và nâng cao nhận thức

Khởi đầu các chiến dịch nhằm ngăn chặn việc thải rác trên đại dương có thể qua một chặng đường dài trong việc giáo dục mọi người và nâng cao nhận thức về vấn đề này. Hầu hết mọi người không nhận thức được sự nguy hiểm của việc thải rác trên đại dương chỉ vì họ không thấy được hậu quả khủng khiếp của nó.

Ví dụ, từ lâu, một số người đã nghĩ rằng, việc thải rác trên đại dương sẽ loại bỏ độc tính của rác thải. Trên thực tế, quan niệm sai lầm này chỉ là do thiếu nhận thức. Mặc dù các mạng lưới môi trường, các chiến dịch “Ngừng thải rác trên đại dương” có thể giúp ích rất nhiều trong việc giải quyết vấn đề.

Quy định và pháp luật

Các quy định và luật pháp là công cụ hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề vềthải rác trên đại dương. Nhiều luật định được đưa ra và thực thi luật rất quan trọng. Không chỉ ban hành luật pháp và các quy định đầy đủ để giảm thiểu các vấn đề thải rác trên đại dương. Các bên phải có trách nhiệm, người dân và tổ chức phải nghiêm túc nhận trách nhiệm của mình để giải quyết các vấn đề chung. Các lệnh cấm nên tập trung vào việc thực thi chế tài các ngành công nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia vào các hoạt động thải rác trên đại dương.

Một ví dụ điển hình là “Đạo luật cấm trên đại dương” năm 1988 nhằm chấm dứt thải bùn thải công nghiệp và chất thải trên biển ở Mỹ. Các hành động hiệu quả nổi bật khác trong lịch sử bao gồm “Đạo luật thải rác trên đại dương (ODA)”và “Đạo luật nước sạch” (CWA) do Mỹ khởi xướng để đối phó với các vấn đề thải rác trên đại dương. Nói cách khác, việc ban hành, áp dụng các luật và quy định phù hợp nhằm chống lại hành độngthải rác trên đại dương có thể làm nên điều kỳ diệu trong việc giảm thiểu vấn đề này.

Suckhoecuocsong.vn/Theo Tạp chí Thử nghiệm Ngày nay

Các tin khác

Vì sao những loài cá mập này nguy hiểm nhất đại dương?

Loài cá mập hổ có sợ hãi khi gặp bão lớn trên biển hay không?

Cá voi con làm thế nào để bú sữa mẹ ở dưới đại dương

Nhựa làm từ rong biển có thể giải quyết ô nhiễm đại dương?

Nhựa đang gây hại cho sinh vật biển, con người ra sao?

Thải rác trên đại dương: Nguyên nhân, ảnh hưởng và giải pháp

Tại sao cá mập không có xương?

Ngạc nhiên trước khả năng nhịn đói của cá mập voi

Dòng hải lưu chảy trên biển là gì?

Loài nào khiến các mập trắng lớn phải dè chừng?