Tác dụng của kali với cây trồng, cách phân loại phân kali
Vai trò phân kali đối với cây trồng, có bao nhiêu loại phân kali
Vai trò của phân kali với cây trồng
Có tới 60 loại men trong cây trồng cần kali để hoạt động. Khi cây trồng được cung cấp đầy đủ lượng kali cần thiết sẽ tăng khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng trong đất, giữ nước tốt hơn, tăng khả năng chống hạn, tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương và nâng cao khả năng phát tán của chúng
Kali xúc tiến sự tạo thành protit, để hình thành tế bào mới. vì vậy giúp cho cây đẻ nhánh, đâm chồi nảy lộc nhanh.
Kali hỗ trợquá trình chuyển hóa năng lượng, đồng hóa các chất dinh dưỡng để tạo năng suất và chất lượng nông sản từ đó giá trị của nông sản được cao hơn.
Kali giúp điều tiết các hoạt động sống của thực vật thông qua các tính chất hóa lý, hóa keo của tế bào, tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp đường, tinh bột và protein làm năng suất cây trồng.
Kali giúp tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trồng trong điều kiện ít nắng nhất là vào mùa đông, tăngcường sức chịu rét và chống chọi qua mùa đông
Kali tăng cường sự hút nước, làm chậm sự đông kết của các dịch bào khi gặp lạnh nên có tác dụng giúp cây chồng chống lạnh, chống nóng, chống hạn.
Thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, làm giảm tác hại của việc bón nhiều đạm, nhanh chóng chuyển hóa đạm thành protein.
Tăng cường khả năng kháng nấm và bệnh, tăng khả năng chống chịu cho cây trồng trước điều kiện thời tiết bất lợi, sâu bệnh hại.
Tăng cường sự tạo thành các mô chống đỡ làm cho cây chồng cứng, khiến cây lấy sợi được dài hơn nhờ vậy giúp cây chống bệnh tốt.
Cây trồng thừa, thiếu kali sẽ gặp phải tình trạng gì?
Thiếu Kali:
Cây trồng không được cung cấp đủ kali sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất trong cây, làm suy yếu hoạt động của các men, tăng chi phí đường cho quá trình hấp thụ
Khi thiếu kali sẽ làm dư thừa đạm dẫn đến dễ mắc nấm gây hại, gây ngộ độc cho cây. Với những cây trồng lấy hạt như lúa, lúa mì, ngô, làm tăng tỉ lệ hạt lép, cây ăn quả cho trái nhỏ, quả dễ bị nứt,...
Giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, thiếu kali khiến cây bị thối rễ phát triển còi cọc, thân yếu, dễ bị đổ ngã khi có gió mưa to.
Khi cây trồng thiếu kali lá cây có màu vàng, bị khô bắt đầ từ mép lá và lan rộng ra toàn bộ lá, sau đó lá bị khô cháy
Các quá trình sinh hóa, trao đổi chất của cây trồng bị chậm lại, giảm năng suất quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Thừa Kali:
Nếu thừa kali khiến cây trồng không hút được đầy đủ các chất dinh dưỡng trong đất, teo rễ từ đó cây chậm phát triển năng suất thấp.
Có bao nhiêu loại phân kali?
Hiện nay, phân kali được chia làm 4 loại là: phân kali Clorua (KCl) hay phân MOP, phân kali Sunfat (K2SO4) hay phân SOP, phân kaliMagiê sulphat, phân kali Nitơrat hay NOP:
Phân Kali Clorua (KCl) hay phân MOP: có dạng màu hồng, màu xám đục hoặc xám trắng, kết tinh hạt nhỏ, độ rời tốt, dễ sử dụng. Loại phân này thường được sử dụng bón cho cây ăn quả, lúa, ngô,…dùng để bón thúc hoặc bón lót và được bón cho nhiều loại đất khác nhau.
Do kết dính khi ẩm gây khó sử dụng nhưng độ hòa tan của loại phân kali Clorua hòa tan trong nướ tốt nên cây trồng dễ hấp thu. Khi bảo quản để phân nơi khô ráo tránh tiếp xúc với nước.
Tuy nhiên, với một số cây trông nhưchè, cà phê bà con không nên bón phân kali Clorua, thích hợp bón cho cây dừa, cây lấy tinh bột, cây lấy dầu:ngô, lúa mì, nhãn, vải, xoài,cọ,…
Phân Kali Sunfat (K2SO4) hay phân SOP: trong phân chứa hàm lượng Kali nguyên chất (45 – 50%) và lưu huỳnh (S) 18%
Loại phân kaliSunfat có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng, dễ tan trong nước ít hút ẩm. Do phân chua sinh lý nếu sử dụng trong 1 thời gian dài trên đất sẽ làm tăng độ chua của đất nên bà con cần kết hợp bón cùng với phân chuồng, phân vi lượng,…
Được sử dụng nhiều để bón cho có dầu, rau cải, thuốc lá , chè, cà phê, rau, dâu, hạt điều, khoai tây…
Kali Magiê sulphat có hàm lượng K2O (20 – 30%): MgO (5 – 7%): S (16 -22%). Loại phân này dạng tiêu chuẩn và dạng hạt, không chứa clo và muối, không làm thay đổi độ pH của đất. Loại phân đa dinh dưỡng cung cấp cả Kali hòa tan cao, lưu huỳnh và magiê
Kali Nitơrat hay NOP: Loại này ở dạng tinh thể, dạng viên được dùng để bón gốchoặc bón qua lá, thích hợp cho cây trồng thủy canh. Loại phân này cũng được dùng làm nguyên liệu sản xuất phân bón NPK dạng dung dịch hoặc tinh thể.
Suckhoecuocsong.vn