S&P tiếp tục hạ tín nhiệm Nga xuống mức 'rác'

27/01/2015 17:15

Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s vừa hạ xếp hạng tín dụng của Moscow từ BBB- xuống BB+, dước mức khuyến nghị đầu tư, hay còn được gọi là hạng rác.

 

Đồng thời S&P dự đoán về một triển vọng tiêu cực đối với nền kinh tế Nga, trong đó những vấn đề tài chính có thể trầm trọng hóa trong tương lai tới đây.

 

Sau khi xuất hiện thông tin, đồng rúp lập tức đổ dốc 5% xuống mức 68 rúp đổi 1USD.

 

Động thái hạ bậc lần này đã được S&P báo trước vào cuối tháng 12, khi sức khỏe nền kinh tế Nga suy yếu và thị trường tiền tệ rối ren.

 

 

S&P đã đưa ra cảnh báo hạ mức tín dụng của Nga vào cuối tháng 12

 

Trong một thông cáo, S&P nhận xét các gói kích thích tài chính chỉ khiến tình hình càng thêm tồi tệ, vì chúng làm gia tăng sức ép ngoại lai và khiến nền kinh tế thêm phụ thuộc vào chính phủ.

 

Đây là lần đầu tiên trong 10 năm, Nga bị hạ bậc tín nhiệm xuống hạng “rác”.

 

Yếu tố này không chỉ ảnh hưởng tới uy tín của nền kinh tế trong mắt các nhà đầu tư mà còn có thể làm tăng chi phí vay mượn của các công ty Nga. Một số quỹ đầu tư và quỹ hưu trí bảo thủ thường quy định không đầu tư vào trái phiếu bất kỳ quốc gia nào bị xếp dưới mức đầu tư.

 

Bộ trưởng Tài chính Nga - ông Anton Siluanov, đã gọi quyết định này là sự bi quan thái quá và không hề tính đến các điểm mạnh của nền kinh tế Nga.

 

Quang Phong - Skcs.vn (tổng hợp)

Các tin khác

Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững

Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững

Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc

Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn

Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020

Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19

Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức

Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc

Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA

EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi