Sốc: Chăn lông siêu nhẹ của Trung Quốc có nguồn gốc từ nhà tang lễ
Phát hiện đường dây sản xuất gia công chăn bông siêu nhẹ làm từ rác thải y tế và rác thải bên trong nhà tang lễ.
Là một cường quốc đứng thứ 2 trong nền kinh tế thế giới nhưng chất lượng một số mặt hàng của Trung Quốc không chỉ khiến người nội địa lo ngại mà người dân trên thế giới cũng khiếp đảm bởi hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng....Đặc biệt vụ việc Đài TH Hồ Nam phát hiện công nghệ làm chăn lông siêu nhẹ có nguồn gốc từ chăn bẩn, quần áo cũ thậm chí cả đồ của nhà tang lễ khiến những người trong cuộc phải sởn da gà...
Được biết, để sản xuất ra những loại chăn lông siêu nhẹ, cơ sở bán buôn "Thành Tín"đã thu gom những nguyên liệu không chỉ là bông công nghiệp mà còn có cả rác thải y tế trong bệnh viện, rác thải bên trong những nhà tang lễ.
Vụ việc chỉ được phanh phui sau khi Kênh truyền hình Kinh tế thuộc Đài truyền hình Hồ Nam phối hợp với cơ quan chức năng hữu quan trong tỉnh tiến hành một cuộc điều tra kéo dài hơn nửa tháng.
Đường dây sản xuất gia công chăn bông bẩn này có trụ sở chính tại thành phố Trường Sa và có chi nhánh chân rết hoạt động rộng khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Cơ sở bán buôn chăn bông siêu nhẹ "Thành Tín".
Tọa lạc tại Nhạc Dương, huyện Bình Giang, Hồ Nam với gian hàng bài trí đơn giản, tuy nhiên cơ sở bán buôn “Thành Tín” hoạt động kinh doanh vô cùng nhộn nhịp. Một phần do đang là mùa sản xuất kinh doanh nên quanh khu vực Nhạc Dương đã có 10 cửa hàng lấy sản phẩm của họ về bán. Mặt khác vì giá cả phải chăng nên khách buôn thường hay đánh hàng đi các tỉnh để kinh doanh lấy lời.
Khi được hỏi về chất lượng chăn từ một người bán hàng, người này khẳng định, hàng do họ sản xuất, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng.
Sự thật đằng sau những chiếc chăn có mẫu mã đẹp
Sau khi nhóm phóng viên mua thử hai chiếc chăn với giá 75 NDT và 30 NDT để đưa cho ông Trương, một người có thâm niên làm trong nghề sản xuất chăn bông tự nhiên để kiểm tra. Kết quả khiến mọi người té ngửa bởi bên trong lớp vỏ chăn mới, sáng bóng, sạch sẽ không phải là bông mà là thứ nguyên liệu có lẫn rất nhiều tạp chất xanh đỏ.
Phóng sự điều tra của Kênh truyền hình Kinh tế, Đài truyền hình Hồ Nam.
Ông Trương cho biết, nguyên liệu sản xuất hai cái chăn trên chính là thứ mà người ta vẫn gọi là “hắc tâm bông”. Để kiểm tra lần 2, phóng viên tiếp tục mang hai chiếc chăn đến Cục kiểm tra sợi của tỉnh Hà Nam. Sau 4 ngày làm việc, kết quả đã được xác định rõ ràng: Hạng mục kiểm tra không đạt tiêu chuẩn.Bên trong 2 chiếc chăn lông siêu nhẹ, bắt mắt nguyên liệu được gọi là bông thực chất là phế phẩm và sợi gia công, thậm chí có cả sợi hóa học, sợi chỉ… Lúc này chủ cơ sở mới thú nhận nguyên liệu họ dùng đều lấy từ thành phố Trường Sa.
Để làm rõ trắng đen, nhóm phóng viên tiếp tục hành trình điều tra nhiều khu vực ở thành phố này và phát hiện gần phố Ngọc Nam có một cơ sở gia công chăn bông từ rất nhiều những chiếc chăn bông cũ được thu gom về. Bởi vậy, những chiếc chăn được sản xuất tại đây ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, có hại cho sức khỏe con người.
Không chỉ vậy, bên cạnh đường Nhân Dân, gần sông Lưu Dương còn có một công trình xây dựng thô rộng hàng ngàn m2 và đây chính là địa điểm gia công, giao dịch “hắc tâm bông” lớn nhất Trường Sa.Mọi loại chăn bông dù bẩn đến đâu, chỉ cần đưa đến đây qua vài bước “phù phép”, đã có thể trở thành chăn mới và được phân loại với các mức giá khác nhau.
Chăn bông bẩn được tập kết về trung tâm gia công, tiêu thụ "hắc tâm bông" lớn nhất thành phố Trường Sa.
Đặc biệt là cả những nhà máy lớn cũng thu mua những chiếc chăn bông cũ về để sản xuất bởi lợi nhuận thu về cao hơn gấp nhiều lần.
Phóng viên Kênh truyền hình Kinh tế cho biết, nguồn gốc của những chiếc chăn cũ vô cùng phong phú từ các bệnh viện thải ra thậm chí từ nhà tang lễ... Bởi vậy, một nhân viên làm công tác vệ sinh tại nhà tang lễ trên đường Thư Viện Nam cho biết, mỗi ngày họ thu nhận một lượng lớn quần áo của người chết để bán cho các đơn vị này.
Sau khi sự thật được phơi bày, không chỉ những người thực hiện phóng sự điều tra cảm thấy ghê sợ mà cả người dân Trung Quốc và những người biết về công nghệ đặc biệt này chắc hẳn sẽkhông dám mua hàng của Trung Quốc mặc dù những chiếc chăn đó có đẹp đến cỡ nào.
Tổng hợp