Sai lầm phổ biến gây chấn thương khi chơi tennis

07/11/2020 17:12

Sai lầm nên trách khi tập luyện và thi đấu tennis, cách phòng ngừa chấn thương khi chơi tennis

Sai lần phổ biến khiến bạn chấn thương khi chơi tennis

Không rèn luyện tốc độ chạy

Quần vợt đòi hỏi người chơi di chuyển rất nhanh và nhiều. Do đó người chơi cần phải luyện tập tốc độ chạy và độ bền. Các chuyên gia cho rằng khoảng thời gian chạy 40 phút là phù hợp. Đầu tiên, bạn hãy chạy 400m rồi rút xuống 200m sau đó là 100m rồi 50m. Lặp đi lặp lại như vậy. Việc chạy giảm dần quãng đường khiến bạn tập trung hơn vào tốc độ.

Không quan tâm đến trang phục và vật dụng

Vật dụng tập luyện, thi đấu là vô cùng quan trọng. Không nên nghĩ rằng tập thì có thể mặc sao cũng được. Trang phục quyết định thái độ và tinh thần tập luyện thi đấu của bạn. Vào những ngày trời nắng nó có thể làm bạn khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng của bạn. Để lấy lại được sự thăng bằng, hãy uống nhiều nước, chọn những loại quần áo phù hợp. Nên mặc quần áo sáng màu. Có bộ quần áo dự phòng nếu bạn ra mồ hôi quá nhiều. Dùng kem chống nắng có SPF tối thiểu là 30 trong những ngày trời nắng to và sau mỗi set thì lại thoa kem một lần. Nhất thiết phải đội mũ. Tất cả có tác dụng bảo vệ mắt bạn khỏi tia UV và tránh ánh nắng trực tiếp vào đầu.

Không kiểm tra giầy

Đây là lỗi nghiêm trọng. Bạn có thể chạy được bao lâu, di chuyển được với tốc độ như thế nào với một đôi giày không phù hợp. Ấy vậy mà đây lại là lỗi cơ bản mắc phải trong bộ môn này. Cả những tay chơi chuyên nghiệp cũng mắc phải. Giày chơi quần vợt có những đặc điểm riêng giúp bạn bảo vệ được mắt cá chân, hạn chế tối đa chấn thương. Hãy thay giầy 6 tháng/lần cho dù nó vẫn chưa hỏng. Chọn loại giày có miếng lót, có thể tự mềm, thấm mồ hôi mà không cần phải có tác động bên ngoài.

Tập tạ quá nặng

Điều sai lầm lớn nhất mà hầu hết người chơi quần vợt gặp phải khi luyện tập thể lực là tập tạ quá số kg quy định. Quần vợt là một môn thể thao đòi hỏi sức bền của cơ bắp bởi vì bạn sẽ phải giơ tay cầm vợt hàng trăm lần trong một trận đấu. Hãy tập luyện sao cho các cơ có thể dễ dàng thích ứng với mỗi động tác, thông qua việc chỉ cần nâng những quả tạ nhẹ, nhưng với cường độ lặp lại cao (từ 12 cho tới 20 lần).

Tập luyện quá mạnh

Hạn chế tối đa tác động mạnh lên các khớp bằng việc kết hợp luyện tập đi xe đạp, bơi, leo cầu thang... Quần vợt có ảnh hưởng tương đối lớn nên càng nhiều những cú đánh bóng mạnh, cả trong và ngoài sân đấu, bạn càng có nguy cơ chấn thương cao.

Tập quá gắng sức

Co dãn cơ không cần phải thực hiện tới độ có thể gây ra đau đớn. Bạn nên tạo ra một cử động nhẹ nhàng trong khoảng thời gian từ 20 - 30 giây. Không có nhiều bằng chứng cho thấy giữ thời gian lâu hơn sẽ có nhiều tác động tốt hơn. Nhưng điều quan trọng là bạn cần phải thực sự kiên nhẫn, kéo cơ thật chậm rồi mới tăng dần.

Cứng cổ tay

Sai lầm phổ biến là giữ cổ tay cứng khi đánh bóng, việc giữ cứng cổ tay vô tình làm giảm đi sự khéo léo uyển chuyển trong việc điều khiển hướng bóng đồng thời cũng sẽ gây khó khăn trong việc vắt vợt qua vai. Không để cổ tay quá lỏng lẻo khi đánh bóng dễ gây chấn thương, khi thao tác đánh bóng phải đưa cả cánh tay đi theo đà đến khi vợt lên vai, kết thúc động tác cùi chỏ của bạn hướng ra phía trước khi đó động tác của bạn là hoàn toàn chính xác.

Gây lực quá lên phần vai

Trong phòng tập thể lực, cần tránh những động gây áp lực lên đôi vai. Bởi trên thực tế, vai chính là bộ phận phải "chịu trận" nhiều nhất trong suốt các trận đấu quần vợt. Tạo thêm sức mạnh không cần thiết vào phần trên này cur cơ thể sẽ khiến nguy cơ bị chấn thương càng cao. Chính vì vậy, thay vì việc phải chịu lực thông qua các động tác mạnh quá đầu, hãy thay thế bằng những động tác tay ra phía trước cơ thể.

Gồng người

Khi bạn càng cố gắng gồng người lên bạn thì các động tác đều thiếu đi tính uyển chuyển, khéo léo. Các cơ dễ bị trấn thương hơn.

Không chú trọng vào các phần cơ sau

Quần vợt giúp cơ thể của bạn khỏe hơn. Các tay vợt chuyên nghiệp sẽ có những đôi tay khỏe mạnh, cơ ngực phát triển hơn phần cơ lưng và vai. Để giữ trạng thái cân bằng, cần luyện tập nhiều với các bó cơ lưng bao gồm cơ thang, cơ delta phía sau... nhiều gấp đôi những gì bạn làm với các nhóm cơ phía trước. Nhưng cũng không được phép bỏ quên các bó cơ trung tâm. Tất cả đều có tác dụng điều khiển các đường bóng bạn đánh ra.

Không chú ý khoảng thời gian sau tập luyện, thi đấu

Không khởi động kỹ khi chơi là sai lầm cơ bản. Khi mọi cơ đang "nghỉ ngơi" nếu bị vận động mạnh đột ngột, nguy cơ bị dãn hoặc đau cơ sẽ rất cao. Hãy khởi động vài phút trước và sau khi chơi tennis. Hầu hết mọi người đều không thư giãn các cơ sau khi tập luyện, thi đấu. Nhưng đây là điều quan trọng và cần thiết cho các cơ bắp của bạn. Chúng đang ở thời điểm đàn hồi, chúng cũng cần thời gian để thích nghi trở lại.

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Ra sân với cái bụng đói sẽ làm bạn không có đủ sức, nhưng ăn no trước khi ra sân cũng khiến bạn bị đau bụng. Hãy dùng một bữa nhẹ trước khoảng 2-3 giờ trước khi ra sân.

Suckhoecuocsong.vn 

Các tin khác

Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

Luật thi đấu cầu mây chính thức

Luật cử tạ chính thức

Luật đấu vật chính thức

Luật thi đấu Boxing chính thức

Luật thi đấu cầu lông

Luật thi đấu bóng rổ chính thức

Luật thi đấu bơi lội

Luật thi đấu bóng chuyền chính thức

Danh sách các môn thể thao nổi tiếng bằng tiếng Anh, tiếng Việt