Quyết định ngừng cấp chứng thư cho lô hàng không đảm bảo chất lượng

22/08/2016 14:07

Quyết định ngừng cấp chứng thư cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU tránh gây ảnh hưởng đến uy tín và sức khỏe người tiêu dùng.

khi nhận được thông tin lô hàng thủy sản của một cơ sở bị cơ quan thẩm quyền EU cảnh báo các chỉ tiêu về hóa chất kháng sinh, vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định ngừng cấp chứng thư cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU tránh gây ảnh hưởng đến uy tín và sức khỏe người tiêu dùng.

Theo đó việc cấp chứng thư chỉ được thực hiện trở lại khi doanh nghiệp hoàn thành điều tra nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo, thiết lập và thực hiện biện pháp khắc phục phù hợp. đồng thời các doanh nghiệp phải chấp hành chế độ lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu vi phạm đối với từng lô hàng  và được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thẩm tra đạt yêu cầu.

NAFIQAD cũng yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khấu vào EU rà soát chương trình quản lý chất lượng, thiết lập, thực hiện các biện pháp kiểm soát hóa chất kháng sinh phù hợp đáp ứng quy định của Việt Nam và thị trường xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám Các yêu cầu : “Cơ sở phải áp dụng tạm ngừng đăng ký, kiểm tra cấp chứng thư cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU cho đến khi có thông báo của NAFIQAD,"

Thứ trưởng chỉ rõ các cơ sở có lô hàng thủy sản bị cảnh báo tại thị trường EU phải có trách nhiệm tổ chức, điều tra nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo, thiết lập và thực hiện các biện pháp khắc phục và báo cáo kết quả theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 36, Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu. Đồng thời chấp hành chế độ lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu vi phạm đối với từng lô hàng xuất khẩu của sản phẩm vi phạm theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 36, Thông tư 48 khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường yêu cầu chứng thư của Cơ quan thẩm quyền Việt Nam.

Ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng NAFIQAD cũng cho biết, NAFIQAD sẽ liên tục cập nhật thông tin cảnh báo trên hệ thống cảnh báo nhanh (RASFF) của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm-Ủy ban Châu Âu (EC) và kịp thời có văn bản cảnh báo các cơ sở có lô hàng bị phát hiện chứa tồn dư hóa chất kháng sinh không đảm bảo an toàn thực phẩm để áp dụng biện pháp tạm ngừng cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu vào EU theo quy định.

Trước đó vào ngày 2/8, Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG-SANTE), Ủy ban châu Âu (EC) đã có công thư số Ares(2016)4050152 gửi NAFIQAD thông báo đưa 1 doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam ra khỏi danh sách doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản vào EU do phát hiện lô hàng của doanh nghiệp có hóa chất kháng sinh cấm (Nitrofurans).

Đáng buồn đây không phải lần đầu tiên thị trường EU cảnh báo về vấn để này. Vào  ngày 13-5, DG-SANTE  cũng đã từng có công thư số Ares(2016)2253381 gửi NAFIQAD thông báo, biện pháp kiểm soát chất kháng sinh đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn chưa khắc phục vấn nạn lạm dụng hóa chất kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu.

Trước tình trạng đó danh sách các cơ sở chế biến thủy sản của Việt Nam đã bị EU đưa ra khỏi danh sách các cơ sở chế biến thủy sản được phép xuất khẩu vào thị trường này theo quy định tại phụ lục 2, quy định EU số 37/2010.

Tổng hợp

Các tin khác

Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững

Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững

Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc

Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn

Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020

Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19

Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức

Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc

Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA

EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi