Quy trình đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Nhật Bản
Quy trình đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo Luật Bảo vệ Thực vật của Nhật Bản
Quản lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ở Nhật Bản, tuân theo Luật Bảo vệ Thực vật số 82 ban hành vào 1/7/1948 và sửa đổi vào 30/3/2007. Với mục tiêu ổn định sản xuất nông nghiệp, phòng ngừa tác hại đối với sức khỏe con người và môi trường do sử dụng thuốc BVTV, Luật quy định rất cụ thể, tạo điều kiện cho các cơ quan, công ty, cá nhân hiểu và hành động theo luật, không có những từ hoặc cụm từ chung chung, không chờ đợi thông tư, nghị định hướng dẫn thực hiện. Mục tiêu này ở Nhật đạt được thông qua hệ thống thẩm định, cấp giấy đăng ký (tương tự như cấp biển số ô tô, xe máy).
Luật này định nghĩa các loại chất liên quan đến BVTV, đó là các loại chất phòng trừ sâu, bệnh, trừ cỏ (gồm thuốc trừ sâu, trừ nấm bệnh, phòng trừ tuyến trùng,diệt chuột, chất dẫn dụ côn trùng, chất xua đuổi côn trùng); chất kích thích hoặc kiềm chế chức năng sinh lý cây trồng (gồm chất kích thích sinh trưởng bộ rễ, kiềm chế sinh trưởng thân, kích tích sinh trưởng cây ăn quả không hạt, vv…);các thiên địch dùng trong phòng trừ sinh học (gồm vi sinh vật, ong ký sinh, bọ rùa).
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Luật Bảo vệ Thực vật của Nhật Bản quy định: Không ai có thể sản xuất, chế biến, nhập khẩu và sử dụng thuốc BTVT ở Nhật nếu không có đăng ký do cơ quan thẩm định nhà nước cấp; Việc cấp đăng ký, chứng nhận dựa trên sản phẩm cuối cùng; Giá trịthời hạn của đăng ký kéo dài 3 năm; Muốn gia hạn đăng ký phải có đơn xin gia hạn và tuân thủ thủ tục gia hạn đăng ký; Bắt buộc phải có quy trình chuẩn sử dụng thuốc BVTV tuân theo an toàn thực phẩm; Người sản xuất phải sử dụng thuốc BVTV theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn hiệu bao bì; Xử phạt vi phạm luật rất nghiêm khắc. Ví dụ có thể bỏ tù tới 3 năm, hoặc phạt 1 triệu yên Nhật khi tổ chức/cá nhân không tuân thủ pháp luật. Trong trường hợp buôn bán thuốc BVTV không có đăng ký nhà nước, sẽ bị phạt tới 100 triệu yên Nhật (tương đương 20 tỷ VNĐ); Cấm chế biến, sản xuất, nhập khẩu và thương mại, sử dụng những loại thuốc BVTV không có giấy đăng ký; Cấm thương mại những loại thuốc BVTV kém chất lượng; Người sử dụng bắt buộc tuân thủ nhãn hiệu hướng dẫn; Sản phẩm có dư lượng tối thiểu thuốc BVTV theo tiêu chuẩn của luật vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quy trình đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
Tổ chức/cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu nộp đơn và hồ sơ số liệu (theo mẫu hướng dẫn của cơ quan thẩm định) và mẫu thuốc BVTV đến trung tâm thẩm định vật tư nông nghiệp và thực phẩm.
Bộ Nông Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) căn cứ kết quả thẩm định mẫu thuốc BVTV và thẩm định hồ sơ số liệu sẽ xin ý kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (Kiểm tra dư lượng thuốc BVTV) và Bộ Môi trường để kiểm tra các tiêu chuẩn môi trường.
Cuối cùng, thông qua hội đồng độc lập về an toàn thực phẩm quốc gia đánh giá rủi ro đối với các tiêu chí an toàn thực phẩm, đưa ra các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Sau khi có giấy đăng ký, nhà sản xuất, nhập khẩu mới có thể thương mại sản phẩm trên thị trường.
Nghĩa là, công tác khảo nghiệm thực tế do chính tổ chức/cá nhân có sản phẩm tự khảo nghiệm (theo quy trình hướng dẫn của cơ quan thẩm định), tự chịu trách nhiệm tất cả các khâu, từ chất lượng đến nhãn hiệu hàng hóa công bố. Nhà nước chỉ cần thông qua cơ quan thẩm định và làm công tác nghiên cứu với những hoạt chất hoàn toàn mới để có hướng dẫn cụ thể cho các cá nhân/tổ chức tuân theo đối với những đơn tiếp theo có sản phẩm tương tự.
Tính đến 1/8/2018, toàn nước Nhật có 24.103 đơn đăng ký, 4.289 đơn được cấp giấy chứng nhận đăng ký, được phép lưu hành thương mại, 590 hoạt chất và 168 chủ giấy đăng ký. Lệ phí cho chứng nhận mới là 719.300 yên Nhật; Gia hạn chứng nhận là 73.200 yên; Thay đổi thành phần hàm lượngtrong giấy đăng ký là 251.700 yên; Thời gian thẩm định, đánh giá ởtrung tâm thẩm định đến khi cấp đăng ký (chưa kể đánh giá rủi ro). Đối với đơn yêucầutiêu chuẩn môi trườnglà 16 tháng, đơn không yêu cầu tiêu chuẩn môi trường 10,5 tháng.
Các trường hợp hủy bỏ hiệu lực giấy đăng ký: 1)Mô tả giả tạo trong đơn; 2)Hư hại cây trồng; 3)Tác hại đối với người sử dụng; 4)Tồn dư lâu dài trong cây trồng; 5)Tồn dư lâu dài trong đất; 6)Hư hại đến động vật và cây trồng thủy sinh; 7)Ô nhiễm nước; 8)Gây hiểu sai về hiệu quả; 9)Hiệu lực kém; 10) Không đúng như tiêu chuẩn công bố.
Suckhoecuocsong.com.vn/Theo Tạp chí thử nghiệm ngày nay