Những nguy cơ tiềm ẩn khi tạo má lúm đồng tiền cần biết trước, dấu hiểu má lúm bị hỏng
Dấu hiểu má lúm đồng tiền bị hỏng và những nguy cơ khác
Những nguy cơ tiềm ẩn khi tạo má lúm đồng tiền cần biết trước
Tạo má lúm đồng tiền là một tiểu phẫu khá đơn giản, không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng nhưng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật, quy trình không đảm bảo sẽ gặp nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt.
Dấu hiệu nhận biết má lúm đồng tiền bị hỏng
+ Má lúm sau khi thưc hiện không đảm bảo thẩm mỹ, quá sâu hoặc kích thước quá lớn, mất tự nhiên, không phù hợp với khuôn mặt…
+ Phần má tạo lúm đồng tiền xuất hiện tình trạng bị sưng, phù nề, có các vết bầm tím xung quanh khu vực tiểu phẫu
+ Phần da bên ngoài bị sưng to, giãn mao mạch, vết thương nhiều ngày không lành
+ Lúm đồng tiền bị mưng mủ, có dịch hoặc có đốm trắng giống như mụn mủ bên trong khoang miệng.
Những nguy cơ tiềm ẩn khi tạo má lúm đồng tiền
Má lúm không tự nhiên
Tạo má lúm đồng tiền có thể khiến cho má lúm không tự nhiên, gương mặt sau khi thực hiện mất cân đối do thực hiện tại cơ sở kém chất lượng, người thực hiện không đủ chuyên môn khiến cho phần má lúm lõm quá sâu, hoặc không cân đối giữa 2 bên, gương mặt trở nên thiếu tự nhiên, gượng gạo
Gương mặt trở nên kém duyên
Mặc dù phương pháp phẫu thuật tạo má lúm đồng tiền được thực hiện không quá phức tạp nhưng trong quá trình thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc không đảm bảo các yếu tố vô trùng sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng như viêm nhiễm, để lại sẹo, tổn thương dây thần kinh, thậm chí là hoại tử
Ảnh hưởng đến các dây thần kinh vùng mặt
Vùng má là nơi tập trung nhiều dây thần kinh, nếu thao tác không đúng kỹ thuật có thể gây tổn thương thần kinh gây ra tình trạng cơ mặt cứng, khó biểu cảm, méo miệng…
Gây viêm nhiễm, nhiễm trùng
Trong quá trình thực hiện, để tạo má lúm các bác sĩ sẽ thao tác bên trong khoang miệng nhưng khu vực này chứa nhiều vi khuẩn và khó vệ sinh hơn những vùng da khác bên ngoài. Nên sau khi thực hiện, trong quá trình ăn uống vi khuẩn có thể xâm nhập nếu không chăm sóc đúng cách, vết thương dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, có thể gây nên tổn thương hoặc hoại tử niêm mạc nghiêm trọng nếu không xử lý đúng cách
Vết thương lâu lành, chảy máu kéo dài
Dù phương pháp này chỉ là một tiểu phẫu đơn giản, rất ít xâm lấn, quá trình thực hiện khá nhanh chỉ khoảng 15-20 phút. Nhưng với một số người gặp vấn đề như máu khó đông, tim mạch, tiểu đường, huyết áp… dễ xảy ra rủi ro như vết thương lâu lành, chảy máu kéo dài dẫn đến hạ đường huyết, ngất xỉu.
Sẹo lồi hoặc sẹo lõm
Tạo má lúm đồng tiền các bác sĩ sẽ thực hiện bằng cách rạch một vết cắt nhỏ và dùng chỉ khâu đính phần da với cơ má lại nhưng nếu chăm sóc đúng cách, phần niêm mạc dễ xuất hiện sẹo lõm hoặc sẹo lồi. Một số trường hợp do cơ địa sẹo có thể hình thành ngược bên ngoài vùng má ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình.
Phòng ngừa các biến chứng gặp phải khi tạo má lúm đồng tiền
Tạo má lúm đồng tiền vẫn được đánh giá là một phương pháp khá an toàn, ít rủi ro nếu được thực hiện theo đúng quy trình, kỹ thuật, thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm, tay nghề cao, thực hiện tại địa chỉ có trang thiết bị hiện đại, đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, cách chăm sóc sau khi phẫu thuật cũng rất quan trọng giúp hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Kiểm tra sức khỏe trước khi thực hiện
Khi đến tư vấn trước khi tạo má lúm đồng tiền chúng ta cần thông báo rõ ràng về tình trạng sức khỏe của bản thân cho bác sĩ biết, để bác sĩ nắm rõ các thông tin sức khỏe.
Trước khi thực hiện, các bác sĩ sẽ thực hiện khám sức khỏe và thực hiện kiểm tra đông máu đầy đủ. Những người mắc các bệnh nền liên quan đến tim mạch, huyết áp hoặc đường huyết, người đang mang thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt cũng không nên thực hiện tạo má lúm đồng tiền để đảm bảo an toàn, ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Lựa chọn bệnh viện thẩm mỹ uy tín
Nên thực hiện tạo má lúm đồng tiền ở các bệnh viện uy tín, tại đây các bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn đưa ra lời khuyên cũng như lựa chọn phương pháp phù hợp, đảm bảo an toàn
Chăm sóc đúng cách sau khi tạo má lúm
Sau khi thực hiện tạo má lúm đồng tiền tại các bệnh viện thẩm mỹ nên sử dụng thuốc uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống tại nhà, sử dụng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Sau khi tiểu phẫu, bác sĩ sẽ thông báo lịch hẹn tái khám, nên đến đúng hẹn để được thăm khám và can thiệp xử lý sớm nếu vết thương có vấn đề để hạn chế tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm, sưng tấy có thể xảy ra
Đừng quên súc miệng bằng nước sinh lý 2 lần/ngày để khử khuẩn trong khoang miệng, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng
Thời gian đầu sau khi thực hiện tạo má lúm nên hạn chế tác động mạnh vào khu vực má, tránh cười lớn, há to miệng hay dùng tay ấn vào, khi ngủ tránh nằm nghiêng. Khi vệ sinh răng miệng hằng ngày không nên dùng bàn chải đánh răng vì có thể cọ sát khiến vết thương lâu lành, bàn chải chạm vào vết thương
Ăn uống kiêng cữ
Kiêng ăn các món ăn như hải sản, thịt gà, đồ nếp, rau muống… thực phẩm cay nóng, thực phẩm lên men, nước ngọt có gas sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục. Nên ăn các món mềm, dễ nhai, giàu dinh dưỡng như cháo, sữa, súp, thịt lợn nạc, đậu. Các loại trái cây và rau củ giàu vitamin vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch như cam, táo, các loại rau xanh, thịt gà, thịt lợn, cà rốt, cà chua, các loại đậu đã được hầm nhừ,...
Suckhoecuocsong.vn