Những loài côn trùng có ích bảo vệ môi trường
Những loài côn trùng giúp bảo vệ môi trường, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng
Để đề phòng các loài sâu bệnh hại, nấm mốc gây thiệt hại cho năng suất của cây trồng người dân thường sử dụng các loại thuốc trừ sâu để phòng trừ. Nhưng song hành với hiệu quả thuốc trừ sâu mang lại nó lại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Trong thế giới tự nhiên nhiều loài công trùng như ruồi, muỗi, rệp, sâu bọ, mối,… được coi là những con vật có hại cho con người và cây trồng. Thông thường chúng ta thường sử dụng các loại thuốc hóa học, thuốc trừ sâu để kiểm soát chúng. Nhưng các biện pháp này lại vô tình làm ảnh hưởng đến những loài có ích cho môi trường như ong, kiến, bướm,… Để cải thiện vấn đề này ngày nay ở một số trang trại, nông trại dã sử dụng biện pháp bằng sinh học thay thế cho biện pháp hóa học như: ong mật, bọ rùa, chuồn cỏ, bọ ngựa, giun, dế,….
Loài ong
Ong là một loài côn trùng rất có giá trị đối với con người. Chúng không chỉ cho mật ong mà còn giúp thụ phấn cho hoa, cây trồng giúp tỷ lệ đậu quả tăng lên đóng góp vô giá vào sự tăng năng suất cho các loại cây.
Bọ ngựa
Bọ ngựa hay còn được gọi bằng cái tên khác là bọ ngựa cầu nguyện là một nhóm sinh vật lớn trong thế giới côn trùng. Bọ ngựa cầu nguyện ăn thịt, chúng được mệnh danh là kẻ săn mồi đáng sợ trong tự nhiên và chúng có thể ăn bất cứ thế gì có thể ăn. Thức ăn chính của chúng thường là muỗi, ruồi, bọ cánh cứng, gián, sâu non, trứng sâu, ấu trùng ruồi,
Bọ rùa
Bọ rùa có tên gọi là bọ hoàng hậu hay bọ cánh cam chúng sở hữu màu sắc rực rỡ và vô cùng có ích cho nền nông nghiệp
Hầu hết bọ rùa đều ăn công trùng gây hại cho thực vật, cây trồng như rệp vừng, côn trùng hại cây khác.
Ong kén, ong mắt đỏ
Ong kén, ong mắt đỏ thuộc loại ong ký sinh, chúng đẻ trứng vào trứng sâu hại hay cơ thể sâu non, ong non sau khi nở sẽ ăn luôn trứng và sâu hại.
Chuồn cỏ
Chuồn cỏ là những kẻ săn mồi phàm ăn chúng tấn công hầu hết các côn trùng có kích thước nhỏ hơn, thức ăn của chúng là rệp, sâu bướm và ấu trùng côn trùng khác, trứng côn trùng nên rất hữu ích cho cây trồng.
Giun, dế cải tạo đất
Giun đất, dế hoạt động trong đất, nên chúng mang lại nhiều lợi ích, làm tăng hàm lượng dưỡng chất sẵn có, thoát nước tốt hơn, và ổn định cấu trúc đất, tất cả đều giúp cải thiện năng suất nông nghiệp. Các con giun sẽ liên tục đào xới đất, do đó chúng giúp cho đất được tơi xốp, vừa để cây phát triển dễ dàng, vừa giữ được nước làm cho đất giữ được độ ẩm.
Trên trái đất có rất nhiều loài côn trùng có ích giúp diệt trừ sâu bệnh có hại, cải tạo đất, cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Vậy nên để hướng đến nền nông nghiệp sạch, không thuốc bảo vệ thực vật chúng ta cần có biện pháp bảo vệ các loài côn trùng có ích này để chúng phát triển và phát huy được tác dụng tích cực của chúng cho cây trồng ở mức độ cao nhất.
Suckhoecuocsong.vn/TH