Những động tác nhập môn cho người mới chơi bóng rổ
Những nguyên tắc cơ bản cũng như các động tác chính của bộ môn bóng rổ
Tại Việt Nam, phong trào luyện tập bóng rổ đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các địa phương trong cả nước với đông đảo nam nữ thanh thiếu niên, đặc biệt là học sinh, sinh viên tham gia tập luyện. Để chơi bóng rổ tốt, người chơi cần hiểu rõ những nguyên tắc cơ bản cũng như các động tác chính của bộ môn này.
Lịch sử hình thành
Bộ môn bóng rổ ra đời năm 1891 do tiến sĩ James Naismith (1861-1936) – một giáo viên môn giáo dục thể chất ở học viện Springfield thuộc bang Massachusetts (Hoa Kỳ) sáng tạo ra.
Thời điểm đó học sinh của ông thương xuyên phải vận động ngoài trời trong khi thời tiết xấu nên rất cần tìm một bộ môn phù hợp có thể chơi được trong nhà thể dục và được giới hạn bằng những luật lệ nhất định. Sau khi cân nhắc, tiến sĩ James Naismith đã chọn quả bóng đá, sử dụng tay để chuyền, bắt và ném. Môn bóng rổ ra đời từ đó.
Theo thời gian, bóng rổ là đã trở thành môn thể thao thịnh hành được ưa chuộng ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đây môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp giữa 2 đội, mỗi đội có 5 người với mục đích đạt được nhiều điểm bằng cách cố gắng đưa bóng vào rổ đối phương một cách đúng luật và hạn chế không cho đối phương ném bóng vào rổ mình.
Những động tác nhập môn
Đập bóng tại chỗ bằng cả hai tay (động tác quan trọng số 1)
Phương pháp: 1 chân trước 1 chân sau, lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước, tay cố gắng đập bóng càng sát đất càng tốt.
Lưu ý: Tập động tác này mỗi ngày trong vòng khoảng 6 tháng. Một ngày đập 500 cái tay phải, 1000 cái tay trái (với các bạn thuận tay trái thì ngược lại). Mỏi tay nào thì đổi sang tay kia. Tuyệt đối không được nhìn vào bóng.
Đập bóng chữ V tại chỗ
Đập bóng chữ V tại chỗ là động tác cơ bản cho các động tác dẫn bóng qua người phức tạp về sau.
Phương pháp: Chân dạng kiểu xoạc ngang lưng, thẳng mắt nhìn về phía trước, 2 tay đập bóng qua lại tạo thành hình chữ V trước mặt.
Lưu ý: Để bóng càng thấp càng tốt, tốc độ đẩy bóng qua lại càng nhanh càng tốt. Mỗi ngày tập động tác này 1000 lần.
Dẫn bóng chạy
Sau các động tác đập bóng tại chỗ, đập bóng chữ V tại chỗ là tập chạy dẫn bóng. Cố gắng chạy nhanh, chạy sang phải, sang trái mà vẫn khống chế được bóng.
Lưu ý: Khi dẫn bóng chạy không được nhìn vào bóng.
Các động tác bổ trợ giúp tăng cảm giác bóng ở bàn tay
Phương pháp: Vòng bóng qua lưng và hai chân bằng 2 tay sao cho bóng không được rơi xuống đất. Chuyền bóng liên tục giữa 2 tay ở trước mặt. Không để bóng rơi xuống đất là đạt yêu cầu.
Lưu ý: Các động tác bổ trợ này làm càng nhanh càng tốt nhưng tuyệt đối không được để bóng rơi xuống đất.
Suckhoecuocsong.com.vn sưu tầm