Những đối tượng không nên ăn quả nhót

23/03/2018 08:45

Những người nào không nên ăn nhót

Theo đông y, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, đi vào các kinh phế, đại tràng, có tác dụng chỉ ho, chỉ tả, bình suyễn, trừ đờm. Nhót có màu đỏ đậm hoặc đỏ tươi khi chín. Các quả chín còn có các chấm màu nâu hoặc bạc, vị chua ngọt mọng nước, bên trong chứa một hạt lớn. Tuy nhiên những đối tượng sau đây nên kiêng ăn nhót.

Những người không nên ăn nhót

Người bị đau hoặc viêm loét dạ dày cần thận trọng khi ăn nhót. Tính axit cao của loại quả này có thể làm tăng các cơn đau khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Những người bị hội chứng ruột kích thích (bị táo bón xen lẫn với tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, trướng hơi,…) cũng nên kiêng nhót.

Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai nên tránh ăn nhót dù là quả, lá hay rễ. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng nó trong thời gian này.

Nhót hầu như không có tác dụng phụ nào nhưng chúng có thể gây dị ứng ở một số người.  Vì thế nếu bạn gặp bất cứ biểu hiện nào như ngứa ngáy, buồn nôn, tiêu chảy khi ăn nhót thì nên ngừng ăn.

Lợi ích từ nhót

Quả nhót rất bổ dưỡng cho sức khoẻ con người. Vitamin và khoáng chất cao trong loại quả này giúp tăng cường và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Các axit béo thiết yếu cũng làm cho chúng có tính bổ dưỡng cao.

Ngoài ra, quả nhót còn có khả năng giảm cholesterol, giúp tránh được các bệnh về tim mạch. Hơn nữa, nhót được cho là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin C, vitamin E, giàu các khoáng chất và axit béo cần thiết vừa giúp đẹp da lại sáng mắt.

Chất lycopene của nhót là cao nhất so với bất kỳ loại hoa quả nào và được sử dụng để phòng ngừa bệnh tim, ung thư và điều trị ung thư.

Đôi khi quả nhót được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy, trị lỵ trực khuẩn và viêm đại tràng mãn tính bằng cách lấy lá nhót sao khô rồi pha nước. Lá cây nhót cũng có thể sử dụng để chữa ho. Lấy 16g lá nhót và 12g lá táo ta (táo chua) rồi đem sao vàng; thêm hạt cải củ, hạt cải bẹ mỗi thứ 6g rồi cũng đem sao vàng, giã giập. Cho hạt cải củ, cải bẹ vào miếng vải sạch đem sắc nước cùng với lá táo và lá nhót. Lấy nước đó uống liền 2 - 3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Một số bài thuốc từ nhót

Trị lỵ trực khuẩn và tiêu chảy: 30 g lá nhót tươi hoặc 12 g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia ra uống 2 lần trong ngày, trước các bữa ăn. Uống khoảng 2-3 tuần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Chữa vết thương chảy máu: Lấy một nắm lá nhót tươi, rửa sạch, giã nát, sau đó đắp vào chỗ đang chảy máu sẽ giúp cầm máu hiệu quả.

Ho ra máu: Lá nhót tươi 24 g, đường kính 15 g. Đun sôi nước, hãm lá nhót như hãm trà, cho đường vào uống. Ngày uống 2 lần, sau khi ăn.

Trị ho, nhiều đờm, hen suyễn: Lá nhót 16 g, lá táo ta 12 g sao vàng giã nát, hạt cải củ 6 g, hạt cải bẹ 6 g, sao vàng. Cho tất cả vào sắc nước đặc, rồi chia ra uống, ngày 3 lần trước bữa ăn. Uống khoảng 2-3 tuần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Suckhoecuocsong.com.vn ( Dịch từ Onlyfoods.net ) (Khám phá)

Các tin khác

Những loại rau củ giải nhiệt, giàu vitamin tốt cho sức khỏe

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng các bệnh hô hấp

Hệ vi sinh đường ruột và các bệnh đường hô hấp có mối liên hệ như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột khắc phục các vấn đề về da

Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến da như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi