Những điều cần biết khi sử dụng phân đạm cho cây trồng

05/08/2019 08:41

chuyên gia hướng dẫn cách sử dụng phân đạm cho cây trồng

Trong quá trình phát triển của cây trồng việc bổ sung các chất dinh dưỡng là điều không thể thiếu. Bên cạnh những chất dinh dưỡng như: Kali, lân, sắt, kẽm, đồng,.. thì đạm đóng vai trò quan trọng trong thành phần dinh dưỡng không thể thiếu để giúp cây trồng phát triển, duy trì được sự xanh tốt. Nhưng

Phân đạm là gì?

Phân đạm loại phân bón nằm trong dòng phân bón vô cơ thực hiện chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Phân đạm là chất dinh dưỡng cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sản lượng của cây trồng. Phân đạm loại phân bón nằm trong dòng phân bón vô cơ thực hiện chức năng cung cấp.

Đối với cây trồng đạm có chức năng tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit, các axit amin, các enzym và một số vitamin trong cây trồng.

Có bao nhiêu loại phân đạm?

Phân đạm là loại phân bón mà nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng là nitơ (N). Hiện nay tùy theo cách điều chế và công thức hóa học mà người ta có thể chia làm 3 nhóm bao gồm:

+Nhóm chứa gốc nitrat: nitrat amôn, nitrat natri, nitrat canxi, nitrat kali là những loại phân phức có chứa gốc nitrat.

+Nhóm chứa gốc amôn: sunfat amôn, clorua amôn, bicabonat amôn, điphôtphat amôn.

+Nhóm chứa gốc amin như ure

Phân đạm Urê:  Phân đạm urê chiếm 59% tổng số các loại phân bón trong dòng phân bón đạm. Phân bón đạm urê là loại phân có tỷ lệ N cao nhất.

Phân Urê có khả năng thích nghi ở nhiều môi trường khí hậu khác nhau, cũng như có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại cây trồng và sử dụng được cho nhiều loại đất khác nhau. Phân đạm ure được sử dụng trong quá trình bón thúc cho cây trồng, giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết trong quá trình cây đang phát triển

Phân đạm amôn nitrat: Phân đạm amôn nitrat có chứa thành phần N là 33 – 35, phân bón này thường ở dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám. Phân đạm amôn nitrat được sử dụng bón cho nhiều loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau.

Phân đạm sunphat: Phân đạm sunphat còn có tên gọi là phân SA, phân đạm sunphat thường ở dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc màu xám xanh, có mùi nước tiểu với vị mặn và hơi chua. Phân đạm sunphat được dùng để bón cho các loại cây trồng cần nhiều S và N như đậu tương, đậu đen, lúa, ngô,…

Phân đạm Clorua: Phân đạm Clorua với thành phần N nguyên chất chiếm 24 - 25%, loại phân này ở dạng tinh thể mịn, màu trăng hoặc vàng ngà gần giống với phân đạm Sunphat. Đối với phân đạm clorua bà con không nên sử dụng ở vùng khô hạn, đất nhiễm mặn có thể làm cây trồng bị ngộ độc.

Phân đạm Xianamit canxi:  Phân đạm xianamit canxi có chứa 20 - 25% lượng N nguyên chất có màu xám đen, không có mùi khai như một số loại phân đạm khác. Phân đạm Xianamit canxi dùng để khử được chua, dụng được cho các cây trồng được canh tác trên vị trí đất chua, không được dùng để pha loãng và phun trực tiếp lên lá và cành cây.

Phân đạm phôtphat:

Phân đạm phôtphat hay còn gọi là phân đạm phốt phát amôn, là loại phân bón có chứa hàm lượng đạm và lân trong thành phần cấu tạo, với tỷ lệ lần lượt như sau: đạm: 16%, lân: 20%. Phân đạm phôtphat có màu xám tro hoặc trắng, dễ chảy nước. Loại phân đạm này được dùng để bón lót và bón thúc cho hầu hết các loại cây trồng, tương thích với nhiều loại đất khác nhau.

Sử dụng phân đạm như thế nào cho hiệu quả?

Để sử dụng phân đạm hiệu quả nhất cho cây trồng và đất trồng bà con cần chú ý những điều sau đây:

Thời tiết

Nếu vào mùa đông thời tiết lạnh giá không nên bón phân đạm cho cây trồng. Do cây trồng mùa đông lạnh không hấp thu được đạm thậm chí cây bị ngộ độc và chết

Những ngày mưa nhiều, nắng gắ, thời điểm sáng sớm sương còn đọng trên lá không nên bón phân đạm

Chọn loại đạm phù hợp cho cây trồng

Phân bón có mối quan hệ chặt chẽ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Ngoài ra, phân bón cũng có quan hệ chặt chẽ với tính chất của đất, đặc tính sinh lý của cây và khí hậu thời tiết.

Đối với vùng đất kiềm bà con nên chọn những loại  phân có tính chua như (NH4)2SO4, NH4NO3.. là thích hợp. Những cây trồng giàu chất đường bột nên sử dụng những loại phân đạm dạng amôn cho hiệu quả sản lượng cao hơn so với việc dùng phân đạm nitrat. Những loại cây không ưa đamk clorua như những cây họ đầu vì CL- ức chế vi sinh vật cộng sinh, thuốc lá khó cháy...

Kỹ thuật bón phân đạm

Phân đạm thường dùng để bón thúc cho cây trồng, lượng bón tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, giống cây, chất đất mà quyết định, khi bón lót thì phải bón sâu.

Khi bón phân đạm cần chú ý không được trộn tro bếp hay vôi bột với phân đạm, vì phân đạm dễ bị phân hủy không có tác dụng.

Những thửa ruộng tốt nên bón ít hoặc không bón đạm, nếu bón nhiều thì lúa dễ bị lốp, ngã đổ, sâu bệnh tấn công, sức khống chịu kém dẫn đến sản lượng lúa kém.

Cần bón kết hợp với các loại phân bón khác

Khi sử dụng phân bón cho cây trồng cần cân đối lượng đạm, lân, kaki, phân vô cơ, hữu cơ cho cây trồng. Phải bổ sung cả lượng phân vi lượng và phân vi sinh cho cây phát triển. Sản lượng cây trồng có cao hay không sẽ phụ thuộc vào việc bà con biết cách sử dụng các loại phân đúng chủng loại, dúng cách và đúng thời điểm.

Bón phân đạm nhiều thì gây tác hại gì?

Nếu lạm dụng quá nhiều phân đạm hoặc sử dụng lượng phân đạm không theo hướng dẫn sẽ dẫn đến tình trạng

Giảm chất lượng sản phẩm nông sản

Việc bón nhiều phân đạm với rau dù khiến rau non, mềm, nhiều nước nhưng vị rau nhạt hơn. Nhưng bón phân đạm muộn trước lúc thu hoạch, nitrat tích lũy nhiều trong rau ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng

Đối với cây lấy bột bón quá nhiều phân đạm khiến tỷ lệ tinh bột giảm, riêng sắn có thể tích lũy nhiều chất độc.

Đối với mía năng suất có thể cao, nhưng nhiều nước, hàm lượng đường trong mía thấp khiến giá thành thấp chất lượng sau khi sản xuất ra không được tốt.

Bón quá nhiều đạm cho cây thuốc lá khi cháy thường chậm cháy, không thơm như những cây thuốc la được bón đúng liều lượng.

Bón đạm quá nhiều cho chè khiến chè nhiều búp, năng suất cao nhưng vị chè nhạt không thơm mùi trè đặc trưng

Việc bón nhiều đạm cho cây trồng vụ đông như hành tỏi khiến củ không chắc, không thơm, bảo quản dễ bị thối...

Bón nhiều đạm cũng khiến dâu tằm lá mỏng hơn, tằm ăn dễ mắc bệnh. Cây ăn quả kém ngọt, dễ bị thối hơn.

Giảm năng suất cây trồng

Nếu sử dụng nhiều phân đạm sẽ khiến cây lớn nhanh, đẻ nhiều nhánh phân cành nhiều, thân non mền nên khó chống chịu với thời tiết mưa gió lớn. Thậm chí cây dễ bị đổ non, chậm ra hoa, hoa ít và khó đậu quả, quả không chắc hạt, củ khó hình thành vì tinh bột tích lũy về củ chậm, nhiều rễ đực ít rễ củ.

Tăng khả năng sâu bệnh cho cây

Do bón nhiều phân đạm mầu xanh đạm của lá cây trồng làm tăng hấp dẫn bướm. Mô bảo vệ phát triển kém, sâu dễ đục vào thân tạo điều kiện mầm bệnh và vi khuẩn xâm nhập. Những ruộng lúa bón quá nhiều đạm sẽ gặp tình trạng sâu đục thân, sâu cuấn lá, rầy các loại, bệnh bạc lá, đạo ôn xuất hiện nhiều hơn so với những ruộng bón phân đạm đúng liều lượng.

Khi sử dụng phân đạm cho cây trồng cần chú ý những gì

Sử dụng phân đạm với liều lượng vừa đủ, tránh hiện tượng dư thừa, chia ra bón làm nhiều lần

Bón theo đúng nhu cầu của cây trồng và đất đai:

+ Cây họ đậu: bón 20 – 30 kg N/ha (tốt nhất nên trộn với phân chuồng đạ hoai mục)

+ Đối với cây lúa nước: bón đạm Clorua hoặc SA

+ Đối với cây trồng cạn (ngô, mía, bông …): bón đạm nitrat

+ Ruộng chứa nhiều chất hữu cơ không nên bón nhiều đạm. Nếu bón nhiều đạm cây sẽ bị lốp đỗ, lúa bị đạo ôn

+ Đất sình, trũng, ruộng bùn sâu cần cân nhắc kỹ khi bón đạm

Không nên bón phơi trên bề mặt ruộng, vườn, khi bón thao tác cần cẩn thận, đeo ngang tăng nhựa để bảo vệ sức khỏe.

Lựa chọn loại phân cần bón căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng phát triển và yêu cầu dinh dưỡng của, đặc điểm, tính chất đất. Đối với các loại cây trồng cạn như: ngô, mía, bông v.v.. bón đạm nitrat là thích hợp. Nhưng đối với lúa nước nên bón đạm amoniclorua hoặc sulphatamon. Dạng phân đạm chứa NO3-không nên bón tập trung với lượng lớn nhằm hạn chế sự rửa trôi.

Đạm được dùng để bón thúc là chính, tuy nhiên nếu đất xấu cần bón thêm đạm để cho cây non có điều kiện hấp thụ dễ dàng hơn

Cây họ đậu nên bón đạm sớm, trước khi nốt sần được hình thành, khi bộ rễ đã có nốt sần không nên bón đạm, vì có thể ức chế hoạt động cố định đạm không khí của vi khuẩn nốt sần.

Đối với cây có nhu cầu cần nhiều đạm, nên chia ra bón nhiều lần, nhất là đối với chân đất chua, độ mùn trong đất kém, dung tích hấp thụ thấp

Không bón phân đạm khi trời mưa giông hay nắng gắt, kết hợp làm sạch cỏ vườn, xới tôi đất xốp, sục bùn (đối với lúa).

Kết hợp bón với phân kiềm, tro hoặc vôi kẻo chua đất, hiệu lực kém

Theo dõi sự biến động của pH đất, khi cần thiết phải bón vôi

Sau khi bón xong còn dư phân nên để phân vào bao nilong, cột kín để tránh phân tiếp xúc với môi trường ẩm bên ngoài

Không nên trộn phân đạm có gốc amôn với các loại phân khác có tính kiềm (ví dụ phân đạm amonisulphat với vôi, tro bếp).

Không đổ phân đạm ra nền, không tựa vào tường, phải để vào bao giấy tốt hoặc bao nilong và kê cao trên mặt đất.

Bảo quản nơi khoa ráo, thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Không để chung phân đạm với các loại phân khác.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?

Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động

Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì

Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt

Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh

Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh

Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng

Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh

Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành

Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch