Nhiệm vụ và quyền hạn của trọng tài khi thi đấu bóng đá

24/09/2018 16:53

Trọng tài chính và trợ lý trọng tài có chức năng nhiệm vụ như thế nào trong thi đấu bóng đá

Trong thi đấu bóng đá trọng tài có quyền thực thi luật thi đấu bóng đá kể điều kiển trận đấu được giao. Các  quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng. Các trợ lý trọng tài có chức năng cùng hỗ trợ trọng tài chính các vấn đề liên quan tới điều hành trận đấu khi được trọng tài yêu cầu chỉ và chỉ dẫn.

Nhiệm vụ và quyền hạn của trọng tài trong thi đấu bóng đá

Trọng tài có quyền cho dừng trận đấu nếu theo nhận định của trọng tài hệ thống ánh sáng đèn trên sân không đủ độ sang để thi đấu.

Nếu khán giả ném một vật thể lạ xuống sân chạm người trọng tài, trợ lý trọng tài, cầu thủ hoặc quan chức đội bóng, trọng tài có thể cho phép trận đấu tiếp tục, hoãn hoặc hủy bỏ trận đấu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự việc. Trong mọi trường hợp, trọng tài phải báo cáo về cho các bộ phận có thẩm quyền.

Trọng tài có thẩm quyền phạt thẻ vàng hoặc thẻ đỏ trong thời gian nghỉ giải lao giữa hai hiệp và sau khi trận đấu đã kết thúc cũng như trong suốt hiệp phụ và đá luân lưu 11m, vì vào những thời điểm này, trận đấu vẫn nằm trong phạm vi quyền hạn của trọng tài.

 Nếu trọng tài tạm thời không thể tiếp tục điều hành trận đấu vì bất cứ lý do gì, trận đấu có thể được tiếp tục dưới sự giám sát của các trợ lý trọng tài cho tới khi bóng ra ngoài cuộc trong tình huống tiếp theo.

Nếu khán giả thổi còi và trọng tài cho rằng tiếng còi đó ảnh hưởng đến trận đấu (ví dụ: một cầu thủ nhặt bóng lên khi tưởng rằng trọng tài cho dừng trận đấu), trọng tài phải cho dừng trận đấu và bắt đầu lại trận đấu bằng một quả thả bóng từ vị trí có bóng khi trận đấu tạm dừng, trừ khi trận đấu phải bị dừng trong phạm vi khu cầu môn, trong trường hợp này trọng tài cho thả bóng trên đường giới hạn khu cầu môn song song với đường biên ngang tại điểm gần nhất với vị trí có bóng khi trận đấu tạm dừng.

 Nếu có thêm một quả bóng khác, một vật thể hoặc động vật ở trên sân thi đấu trong khi trận đấu đang diễn ra, trọng tài chỉ cho dừng trận đấu khi những thứ nêu trên làm ảnh hưởng đến trận đấu. Trận đấu phải được bắt đầu lại bằng quả thả bóng tại vị trí có bóng khi trận đấu tạm dừng; trừ khi trận đấu tạm dừng trong phạm vi khu cầu môn, trọng tài cho thả bóng trên đường giới hạn khu cầu môn song song với đường biên ngang tại điểm gần nhất với nơi có bóng khi trận đấu tạm dừng.

Nếu có thêm một quả bóng khác, một vật thể hoặc động vật khác ở trên sân thi đấu trong khi trận đấu đang diễn ra nhưng không làm ảnh hưởng đến trận đấu, trọng tài phải yêu cầu đưa những thứ nêu trên ra khỏi sân thi đấu sớm nhất có thể.

Lợi thế cùa trọng tài

Trọng tài có thể sử dụng phép lợi thế bất cứ khi nào có vi phạm hoặc có xảy ra phạm lỗi.

 Trọng tài nên cân nhắc những trường hợp sau khi quyết định áp dụng phép lợi thế hay cho dừng trận đấu: 

Mức độ nghiêm trọng của lỗi vi phạm: nếu lỗi vi phạm đáng phải truất quyền thi đấu, trọng tài phải cho dừng trận đấu và truất quyền thi đấu của cầu thủ phạm lỗi, trừ khi có cơ hội ghi bàn.  Vị trí xảy ra phạm lỗi: khoảng cách tới khung thành đội đối phương càng gần thì hiệu quả của phép lợi thế càng cao.  Các cơ hội tấn công nguy hiểm và ngay lập tức về phía khung thành đội đối phương. Không khí của trận đấu

 Quyết định phạt lỗi ban đầu phải được đưa ra trong vòng vài giây.

 Nếu việc phạm lỗi cần phải cảnh cáo, trọng tài phải cảnh cáo cầu thủ phạm lỗi ngay khi bóng ngoài cuộc trong tình huống tiếp theo. Tuy nhiên, nếu lợi thế không rõ ràng, trọng tài nên dừng trận đấu và cảnh cáo cầu thủ ngay lập tức. Nếu việc cảnh cáo không được thực hiện ngay khi bóng ngoài cuộc trong tình huống tiếp theo, trọng tài không thể cảnh cáo cầu thủ sau đó.

Các cầu thủ bị chấn thương

Trọng tài phải tuân thủ trình tự sau đây, khi xử lý các tình huống cầu thủ chấn thương:

Theo nhận định của trọng tài nếu cầu thủ chỉ bị thương nhẹ trận đấu vẫn được tiếp tục cho tới khi bóng ngoài cuộc.

Dừng trận đấu, nếu theo nhận định của trọng tài, cầu thủ bị chấn thương nghiêm trọng.

Sau khi hỏi ý kiến cầu thủ bị chấn thương, trọng tài có thể cho phép một hoặc tối đa 2 bác sĩ vào sân thi đấu để kiểm tra tình trạng chấn thương và bảo đảm cầu thủ chấn thương được đưa ra khỏi sân an toàn, nhanh chóng.

Đội khiêng cáng chỉ được vào sân thi đấu khi có tín hiệu cho phép của trọng tài.

 Trọng tài phải đảm bảo cầu thủ bị chấn thương được đưa ra khỏi sân một cách an toàn. 3.5. Không được phép chữa trị vết thương cho cầu thủ ngay trên sân.

Bất cứ cầu thủ nào bị vết thương chảy máu phải rời khỏi sân thi đấu. Anh ta chỉ được trở lại sân cho tới khi trọng tài nhận thấy vết thương đã được cầm máu. Cầu thủ không được phép mặc trang phục thi đấu có dính máu.

Ngay khi trọng tài cho phép các bác sĩ vào sân, cầu thủ phải rời khỏi sân bằng cáng hoặc đi bộ. Nếu cầu thủ không tuân theo qui định này, anh ta phải bị cảnh cáo vì đã có hành vi phi thể thao.

Cầu thủ bị chấn thương chỉ có thể quay trở lại sân sau khi trận đấu đã được bắt đầu lại. 3.7. Khi bóng đang trong cuộc, cầu thủ bị chấn thương phải quay trở lại sân từ đường biên dọc. Khi bóng ngoài cuộc, cầu thủ bị chấn thương có thể quay trở lại sân từ bất cứ đường biên nào.

Kể cả khi bóng đang trong cuộc hay ngoài cuộc, chỉ có trọng tài được quyền cho phép cầu thủ bị chấn thương quay trở lại sân.

 Trọng tài có thể cho phép cầu thủ bị chấn thương quay trở lại sân nếu trợ lý trọng tài hoặc trọng tài thứ tư xác nhận rằng, cầu thủ chấn thương đã sẵn sàng vào sân. 3.10. Nếu trận đấu bị tạm dừng vì bất cứ lý do nào khác, hoặc nếu cầu thủ bị chấn thương không phải do việc phạm lỗi gây ra, trọng tài phải bắt đầu lại trận đấu với một quả thả bóng từ vị trí có bóng khi trận đấu tạm dừng, trừ khi trận đấu bị tạm dừng trong khu cầu môn, trọng tài sẽ thả bóng trên đường giới hạn khu cầu môn song song với đường biên ngang, tại điểm gần nhất với vị trí của bóng khi trận đấu bị dừng

Trọng tài phải cho phép bù thời gian bóng chết khi cầu thủ bị chấn thương vào thời gian bù giờ cuối mỗi hiệp đấu.

Khi trọng tài quyết định phạt thẻ cầu thủ bị chấn thương và rời khỏi sân để chữa trị, trọng tài phải rút thẻ trước khi cầu thủ đó rời khỏi sân.

Những trường hợp ngoại lệ:

Thủ môn bị chấn thương.

Thủ môn và một cầu thủ va chạm với nhau và cần chăm sóc ngay lập tức.

Các cầu thủ cùng một đội va chạm với nhau và cần được chăm sóc ngay lập tức. d. Chấn thương nghiêm trọng xảy, ví dụ: thụt lưỡi, bất tỉnh, gãy chân

Tại một thời điểm có nhiều lỗi vi phạm xảy ra

Lỗi do hai cầu thủ của cùng một đội bóng vi phạm: Trọng tài phải xử phạt lỗi nghiêm trọng nhất khi các cầu thủ vi phạm nhiều hơn một lỗi tại cùng một thời điểm.  Trận đấu phải được bắt đầu lại dựa theo lỗi nghiêm trọng nhất. Lỗi do cầu thủ của hai đội bóng vi phạm:  Trọng tài phải cho dừng trận đấu và bắt đầu lại trận đấu bằng quả thả bóng từ vị trí có bóng khi trận đấu tạm dừng, trừ khi trận đấu bị tạm dừng trong phạm vi khu cầu môn, trọng tài sẽ cho thả bóng trên đường giới hạn khu cầu môn song song với đường biên ngang, tại điểm gần nhất với vị trí của bóng khi trận đấu bị dừng.

Các chỉ dẫn dành cho trọng tài trong thi đấu bóng đá

Vị trí trọng tài khi bóng trong cuộc Các chỉ dẫn:

Khu vực có bóng nên ở khoảng giữa trọng tài và trợ lý trọng tài.

Trợ lý trọng tài nên trong tầm quan sát của trọng tài. Trọng tài nên sử dụng hệ thống đường chéo rộng.

Vị trí đứng từ phía ngoài khu vực có bóng giúp trọng tài dễ dàng hơn trong việc quan sát trận đấu và trợ lý trọng tài.

Vị trí của trọng tài phải đủ gần để quan sát trận đấu và không cản trở trận đấu.

Trọng tài không chỉ luôn luôn quan sát khu vực xung quanh bóng mà còn phải chú ý đến:  Những va chạm của cầu thủ ngoài khu vực tranh chấp bóng.Các lỗi có thể xảy ra trong khu vực phía trước hướng di chuyển của bóng.

 Các lỗi xảy ra sau khi bóng đã di chuyển tới nơi khác.

2. Vị trí trọng tài trong các tình huống “bóng chết” Vị trí tốt nhất của trọng tài là vị trí mà từ đó trọng tài có thể đưa ra quyết định đúng. Tất cả các chỉ dẫn về vị trí đều dựa trên các khả năng có thể và phải được điều chỉnh từ các thông tin cụ thể về các đội bóng, cầu thủ và các vấn đề trong trận đấu. Sau đây là các sơ đồ hướng dẫn vị trí cơ bản và trọng tài nên áp dụng. Tham khảo liên quan tới “vùng” được nhấn mạnh rằng mỗi vị trí được chỉ dẫn thực tế là một vùng mà tại đó trọng tài có thể tối ưu hóa nhận định của mình về tình huống. Vùng này có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc có hình dạng khác tùy thuộc vào tình huống tại thời điểm liên quan.

Các ký hiệu của trọng tài

 Sử dụng tiếng còi

Tiếng còi là cần thiết khi:Bắt đầu mỗi hiệp đấu (hiệp 1, hiệp 2), sau khi bàn thắng được ghi. Dừng trận đấu, khi:  Phạt hoặc phạt đền. Nếu trận đầu bị hủy/hoãn. Kết thúc mỗi hiệp đấu (hết giờ). Bắt đầu lại trận đấu, để:  Đá phạt, khi hàng rào cầu thủ chắn phạt được trọng tài yêu cầu lùi lạiđể đảm bảo khoảng cách thích hợp  Đá phạt đền. Bắt đầu lại trận đấu sau khi trận đấu bị tạm dừng do:

 Trọng tài rút thẻ vàng hoặc thẻ đỏ vì hành vi sai trái.

Cầu thủ chấn thương.

Thay cầu thủ.•

 Trọng tài KHÔNG cần sử dụng còi:

Dừng trận đấu khi: Phát bóng, phạt góc hoặc ném biên. Bàn thắng được ghi.• Bắt đầu lại trận đấu khi:  Đá phạt, phát bóng, phạt góc, ném biên.

Nếu trọng tài sử dụng còi quá nhiều lần một cách không cần thiết trong trận đấu sẽ làm giảm tác dụng của tiếng còi trong những tình huống cần thiết. Khi trọng tài cần thổi còi ra hiệu bắt đầu trận đấu, trọng tài nên thông báo rõ ràng tới các cầu thủ rằng chỉ được đưa bóng vào cuộc khi có tiếng còi của trọng tài. 2. Ngôn ngữ cơ thể Ngôn ngữ cơ thể là một phương tiện được trọng tài sử dụng để: 

Giúp trọng tài điều hành trận đấu.

•  Thể hiện quyền hạn và sự kiểm soát.

• Ngôn ngữ cơ thể không dùng để:  Giải thích quyết định của trọng tài

Nhiệm vụ và quyền hạn của các trợ lý trọng tài:

Các trợ lý trọng tài này cũng hỗ trợ trọng tài trong các vấn đề liên quan tới điều hành trận đấu khi được trọng tài yêu cầu và chỉ dẫn. Các vấn đề này thường bao gồm:  Kiểm tra sân, bóng thi đấu và trang bị của cầu thủ.

•  Đảm bảo các vấn đề liên quan đến trang bị hoặc vết thương chảy máu được xử lý triệt để.

•  Lưu giữ những số liệu về thời gian, bàn thắng và các hành vi sai trái.

 Vị trí và sự phối hợp

Vị trí thông thường trong suốt trận đấu Vị trí của các trợ lý trọng tài tăng cường là phía sau đường biên ngang. Các trợ lý trọng tài tăng cường không được phép vào trong sân thi đấu trừ những trường hợp ngoại lệ.

Khi phát bóng Các trợ lý trọng tài tăng cường phải kiểm tra xem bóng đã được đặt trong khu cầu môn chưa. Nếu bóng đặt sai vị trí, trợ lý trọng tài tăng cường phải báo với trọng tài chính.

 Khi phạt đền Trợ lý trọng tài tăng cường phải đứng ở vị trí giao nhau giữa đường biên ngang với đường giới hạn khu cầu môn, còn trợ lý trọng tài đứng ngang với cầu thủ phòng ngự cuối cùng thứ hai. 2.4. Khi tổ chức đá luân lưu 11m Các trợ lý trọng tài tăng cường phải đứng ở các vị trí giao nhau giữa đường biên ngang với đường giới hạn khu cầu môn, về cả hai phía phải và trái của cầu môn. Các trợ lý trọng tài 56 tăng cường có trách nhiệm ra hiệu cho trọng tài chính khi bóng đã hoàn toàn qua vạch cầu môn, nằm trong khu vực giữa các cột dọc và bên dưới xà ngang.

Tình huống “Bàn thắng - không có bàn thắng”

Trợ lý trọng tài tăng cường phải thông báo với trọng tài chính khi bàn thắng được ghi.

 Hệ thống ký hiệu dành cho các trợ lý trọng tài tăng cường

Các trợ lý trọng tài tăng cường sẽ không dùng cờ, mà chỉ sử dụng hệ thống liên lạc bằng bộ đàm để thông báo các quyết định tới trọng tài chính.

 Trong trường hợp hệ thống liên lạc bằng bộ đàm bị hỏng, các trợ lý trọng tài tăng cường sẽ sử dụng một cán cờ có tín hiệu âm thanh điện tử để ra hiệu cho các quyết định của họ.

 Theo quy định chung, trợ lý trọng tài tăng cường không phải ra các ký hiệu bằng tay một cách rõ ràng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc kín đáo ra hiệu bằng tay có thể hỗ trợ đáng kể cho trọng tài. Ký hiệu bằng tay nên truyền tải ý nghĩa rõ ràng. Ý nghĩa của ký hiệu bằng tay nên được thảo luận và thống nhất trước trận đấu.

Trách nhiệm trợ lý trọng tài

 Các trợ lý trọng tài cũng hỗ trợ trọng tài trong các vấn đề liên quan tới điều hành trận đấu khi được Trọng tài yêu cầu và chỉ dẫn. Các vấn đề này thường bao gồm:  Kiểm tra sân, bóng thi đấu và trang bị của cầu thủ.

Đảm bảo các vấn đề liên quan đến trang bị hoặc vết thương chảy máu được xử lý triệt để.•  Giám sát thủ tục thay cầu thủ.•  Lưu giữ những số liệu về thời gian, bàn thắng và các hành vi sai trái.•

 Vị trí và sự phối hợp

Khi giao bóng Các trợ lý trọng tài phải đứng ngang với cầu thủ phòng ngự cuối cùng thứ hai.

 Vị trí thông thường trong suốt trận đấu Các trợ lý trọng tài phải đứng ngang với cầu thủ cầu thủ phòng ngự cuối cùng thứ hai hoặc ngang với bóng nếu bóng gần đường biên ngang hơn cầu thủ cuối cùng thứ hai đó. Các trợ lý trọng tài phải luôn hướng mặt vào trong sân.

 Khi phát bóng 1 Trước tiên, các trợ lý trọng tài phải kiểm tra xem bóng đã được đặt trong khu cầu môn chưa:  Nếu bóng đặt sai vị trí, trợ lý trọng tài không được di chuyển khỏi vị trí của mì•

Khi đá phạt đền Trợ lý trọng tài phải đứng ở vị trí giao nhau giữa đường biên ngang với đường giới hạn dọc của khu phạt đền. Nếu thủ môn di chuyển ra ngoài vạch cầu môn một cách lộ liễu, rõ ràng trước khi bóng được đá và không có bàn thắng được ghi, trợ lý trọng tài phải phất cờ.

 Khi tổ chức đá luân lưu 11m

a. Một trợ lý trọng tài phải đứng tại vị trí giao nhau giữa đường biên ngang với khu cầu môn. Nhiệm vụ chính của trợ lý này là kiểm tra xem bóng đã qua vạch cầu môn chưa:  Khi bóng đã rõ ràng qua vạch cầu môn, trợ lý trọng tài phải lien lạc bằng mắt với trọng tài mà không cần đưa ra thêm bất kỳ ký hiệu nào khác.  Khi có một bàn thắng được ghi nhưng không thấy rõ ràng là bóng đã qua đường cầumôn, trước tiên trợ lý trọng tài phải phất cờ nhằm thu hút sự chú ý của Trọng tài và sau đó mới xác nhận bàn thắng.

b. Trợ lý trọng tài còn lại phải đứng ở vòng tròn giữa sân để kiểm soát các cầu thủ còn lại của hai đội bóng.

Tình huống “Bàn thắng - không có bàn thắng” Khi một bàn thắng được ghi và không có nghi ngờ về quyết định liên quan tới bàn thắng đó, trọng tài và trợ lý trọng tài phải liên lạc với nhau bằng mắt và trợ lý trọng tài khi đó phải chạy nhanh 25 - 30m dọc theo đường biên dọc về phía đường giữa sân và không phất cờ. Khi bàn thắng được ghi nhưng bóng được thấy như vẫn trong cuộc, trước tiên trợ lý trọng tài phải phất cờ để thu hút sự chú ý của trọng tài, sau đó tiếp tục thực hiện thủ tục bình thường xác nhận bàn thắng là nhanh chóng di chuyển 25 - 30m dọc theo đường biên dọc về phía đường nửa sân. Trong những tình huống khi bóng không hoàn toàn vượt hẳn qua đường cầu môn và trận đấu tiếp tục như bình thường do không có bàn thắng được ghi, trọng tài phải liên lạc bằng mắt với trợ lý trọng tài và có thể kín đáo trao đổi ký hiệu bằng tay nếu cần thiết.

 Khi phạt góc Trong các quả phạt góc, vị trí của trợ lý trọng tài là phía sau cột cờ góc, ngang với đường biên ngang. Tại vị trí này, trợ lý trọng tài không được làm ảnh hưởng tới cầu thủ thực hiện quả phạt góc. Trợ lý trọng tài phải kiểm tra bóng đã được đặt đúng vị trí trong cung phạt góc.

 Khi có đá phạt Khi có quả đá phạt, trợ lý trọng tài phải đứng ngang với cầu thủ thứ hai cuối cùng của đội phòng ngự, để kiểm tra tình huống việt vị, đây là điều ưu tiên trong mọi tình huống. Tuy nhiên, trợ lý trọng tài phải sẵn sàng theo bóng bằng cách di chuyển nhanh chóng theo đường biên dọc về phía cột cờ góc nếu có một cú sút trực tiếp vào khung thành. Ra hiệu Theo quy định chung, trợ lý trọng tài không phải ra các ký hiệu bằng tay một cách rõ ràng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc kín đáo ra hiệu bằng tay có thể hỗ trợ đáng kể cho trọng tài. Ký hiệu bằng tay nên truyền tải ý nghĩa rõ ràng. Ý nghĩa của ký hiệu bằng tay nên được thảo luận và thống nhất trước trận đấu. Kỹ thuật chạy Theo quy định chung, trợ lý trọng tài nên quay mặt vào sân khi chạy. Nên áp dụng di chuyển ngang đối với những khoảng cách ngắn. Điều này đặc biệt quan trọng khi phán đoán các tình huống việt vị và giúp trợ lý trọng tài có tầm quan sát tốt hơn. Tín hiệu bíp điện tử Hệ thống tín hiệu âm thanh điện tử là hệ thống phụ được sử dụng khi cần thiết nhằm gây sự chú ý của Trọng tài. Các tình huống nên sử dụng tín hiệu bíp điện tử: việt vị, lỗi, ném biên, đá phạt góc hoặc phát bóng (các quyết định từ những tình huống không rõ ràng).  Tình huống ghi bàn (các quyết định từ những tình huống không rõ rang

CÁC KÝ HIỆU CỦA TRỢ LÝ TRỌNG TÀI 64 CÁC KÝ HIỆU CỦA TRỢ LÝ TRỌNG TÀ

 Kỹ thuật phất cờ và phối hợp

Cờ của trợ lý trọng tài phải luôn trong tầm nhìn của trọng tài, cờ phải mở và giữ lặng (không vung vẩy) trong khi chạy. 1

 Khi đưa ra ký hiệu, trợ lý trọng tài phải dừng chạy, quay mặt vào sân thi đấu, liên lạc bằng mắt với trọng tài và phất cờ vừa phải, dứt khoát và không vội vàng. Khi giơ cờ, trợ lý trọng tài phải duỗi thẳng tay.

Trợ lý trọng tài phải sử dụng tay đã phất cờ để đưa ra các ký hiệu tiếp theo. Trong trường hợp tình huống chuyển tay khác cho ký hiệu kế tiếp, trợ lý trọng tài phải chuyển cờ vòng dưới eo sang tay kia.

 Khi ra hiệu bóng đã ngoài cuộc, trợ lý trọng tài phải tiếp tục giữ ký hiệu đó cho đến khi Trọng tài nhìn thấy.

 Khi trợ lý ra hiệu báo hành vi bạo lực và trọng tài không nhìn thấy ngay lúc đó:

a. Nếu trận đấu bị dừng để trọng tài đưa ra quyết định xử phạt thẻ với cầu thủ trong tình huống đó, trận đấu phải được bắt đầu lại theo Luật thi đấu (đá phạt, đá phạt đền…)

b. Nếu trận đấu đã được bắt đầu lại sau khi hành vi bạo lực đó xảy ra, trọng tài vẫn có thể đưa ra quyết định xử phạt thẻ nhưng không xử lý bằng quả phạt hay phạt đền đối với hành vi bạo lực đó.

 Khi có ném biên

 Khi bóng đã qua đường biên dọc gần vị trí của trợ lý trọng tài, trợ lý trọng tài phải ra ký hiệu trực tiếp để chỉ hướng ném biên.

Khi bóng đã qua đường biên dọc xa vị trí của trợ lý trọng tài, nhưng tình huống diễn ra rõ ràng và trợ lý trọng tài có thể quyết định chính xác hướng ném biên, trợ lý trọng tài phải ra ký hiệu trực tiếp để chỉ hướng ném biên.

 Khi bóng đã qua đường biên dọc xa vị trí của trợ lý trọng tài, nhưng bóng được thấy như vẫn còn đang trong cuộc, hoặc nếu trợ lý trọng tài nghi ngờ về hướng ném biên, trợ lý trọng tài phải căng cờ báo cho trọng tài rằng bóng đã ngoài cuộc, liên lạc bằng mắt với trọng tài và tuân theo ký hiệu của trọng tài.

 Khi có phạt góc/phát bóng

 Khi bóng đã qua đường biên ngang gần vị trí trợ lý trọng tài, trợ lý trọng tài phải ra ký hiệu trực tiếp bằng tay phải (dễ quan sát hơn) để xác định đó là quả phát bóng hay quả phạt góc.

 Khi bóng đã qua đường biên ngang gần vị trí trợ lý trọng tài, nhưng bóng được thấy như vẫn còn đang trong cuộc, trước tiên trợ lý trọng tài phải căng cờ báo cho Trọng tài rằng bóng đã ngoài cuộc, sau đó xác định đó là quả phát bóng hay quả phạt góc.

 Khi bóng đã qua đường biên ngang, xa vị trí trợ lý trọng tài, trợ lý trọng tài phải căng cờ báo cho trọng tài rằng bóng đã ngoài cuộc, liên lạc bằng mắt và tuân theo quyết định của trọng tài. Trợ lý trọng tài cũng có thể ra ký hiệu trực tiếp nếu xác định rõ.

Khi có việt vị

Hành động đầu tiên mà một trợ lý trọng tài phải làm sau quyết định việt vị là phất cờ. Sau đó, trợ lý trọng tài dùng cờ để chỉ rõ khu vực xảy ra vi phạm trên sân.

 Nếu trọng tài không nhìn thấy cờ báo ngay lúc đó, trợ lý trọng tài phải tiếp tục giữ ký hiệu đó cho đến khi trọng tài nhìn thấy hoặc khi bóng rõ ràng thuộc quyền kiểm soát của đội phòng ngự.

Trợ lý trọng tài phải dùng tay phải phất cờ, để có tầm quan sát tốt hơn.

 Khi thay cầu thủ

Liên quan đến việc thay cầu thủ, trợ lý trọng tài phải được trọng tài thứ tư thông báo trước. Khi đó, trợ lý trọng tài sẽ ra ký hiệu cho trọng tài ở lần tạm dừng trận đấu sau đó. Trợ lý trọng tài không cần di chuyển về phía đường giữa sân, vì trọng tài thứ tư sẽ thực hiện các thủ tục thay cầu thủ.

 Nếu không có trọng tài thứ tư, trợ lý trọng tài phải trợ giúp các thủ tục thay cầu thủ. Trong trường hợp này, trọng tài phải đợi đến khi trợ lý trọng tài quay trở lại vị trí thích hợp mới được cho bắt đầu lại trận đấu.

Khi có lỗi vi phạm

Trợ lý trọng tài phải phất cờ khi có lỗi hoặc hành vi sai trái diễn ra gần mình hoặc ngoài tầm quan sát của trọng tài. Trong các tình huống khác, trợ lý trọng tài phải đợi và đưa ra ý kiến của mình nếu được yêu cầu. Trong trường hợp đó, trợ lý trọng tài phải báo cáo với trọng tài những gì mình nhìn thấy, nghe thấy và cầu thủ nào liên quan trong tình huống đó.

Trước khi ra ký hiệu về một pha phạm lỗi, trợ lý trọng tài phải xác định: 

Lỗi ngoài tầm quan sát của trọng tài hoặc tầm nhìn của trọng tài bị cản trở

.•  Trọng tài đã không áp dụng tình huống lợi thế nếu trước đó đã nhìn thấy lỗi.•

 Khi có lỗi hoặc hành vi sai trái diễn ra, trợ lý trọng tài phải: 

Căng cờ bằng tay mà anh ta sẽ dùng để đưa ra các ký hiệu tiếp theo, điều này giúp trọng

• tài xác định rõ ràng đội có cầu thủ phạm lỗi.  Liên lạc bằng mắt với trọng tài

.•  Vẫy nhẹ cờ (tránh vẫy quá mạnh).

•  Sử dụng tín hiệu bip điện tử nếu cần thiết.•

Trợ lý trọng tài phải áp dụng “kỹ thuật chờ và quan sát” để trận đấu tiếp tục diễn ra và không phất cờ khi đội bóng bị phạm lỗi sẽ hưởng lợi thế. Trong trường hợp này, việc liên lạc bằng mắt với trọng tài là rất quan trọng.

 Khi có lỗi xảy ra ngoài khu phạt đền

Khi có lỗi ở ngoài khu phạt đền (gần đường giới hạn của khu phạt đền), trợ lý trọng tài nên liên lạc mắt với trọng tài để quan sát vị trí và các quyết định của trọng tài. Trợ lý trọng tài phải đứng ngang với đường giới hạn ngang của khu phạt đền và phất cờ nếu cần thiết.

 Ở những tình huống phản công, trợ lý trọng tài có thể đưa ra thông tin như phạm lỗi hay không phạm lỗi, lỗi xảy ra bên trong hay bên ngoài khu phạt đền, điều này được ưu tiên trong mọi tình huống, và hình thức xử phạt là gì.

Khi có lỗi xảy ra trong khu phạt đền Khi có lỗi bên trong khu phạt đền và ngoài tầm quan sát của trọng tài, đặc biệt nếu gần vị trí trợ lý trọng tài, trước tiên trợ lý trọng tài phải liên lạc bằng mắt với trọng tài để quan sát vị trí và quyết định của trọng tài. Nếu trọng tài chưa có quyết định nào, trợ lý trọng tài phải phất cờ và sử dụng tín hiệu bip điện tử, sau đó di chuyển theo đường biên dọc về phía cột cờ góc.

 Khi xảy ra xô xát tập thể Trong những tình huống xảy ra xô xát tập thể, trợ lý trọng tài gần nhất có thể vào sân để trợ giúp trọng tài. Trợ lý trọng tài còn lại phải quan sát và ghi lại các chi tiết liên quan đến sự cố.

 Khi giải quyết các tình huống xử phạt thẻ, trong một số trường hợp trợ lý trọng tài chỉ cần liên hệ bằng mắt và ra hiệu kín đáo bằng tay cho trọng tài là đủ.

Trong những tình huống cần hội ý ngay, trợ lý trọng tài có thể tiến vào trong sân 2 - 3m nếu cần thiết. Khi trao đổi, trọng tài và trợ lý trọng tài cần phải hướng mặt về phía trong sân để tránh người khác nghe được nội dung trao đổi. 

Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn VFF)

Các tin khác

Pickleball môn thể thao tương thích với người Việt

Teqball môn thể thao tăng cường sức khoẻ sự linh hoạt

Luật thi đấu Đá cầu mới nhất

Luật thi đấu cầu mây chính thức

Luật cử tạ chính thức

Luật đấu vật chính thức

Luật thi đấu Boxing chính thức

Luật thi đấu cầu lông

Luật thi đấu bóng rổ chính thức

Luật thi đấu bơi lội